Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Giá điện tăng, khách hàng sử dụng điện tìm cách thích nghi

Đức Hiền
Đức Hiền  - 
Việc điều chỉnh giá điện theo hướng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, chi phí đầu vào của doanh nghiệp... Vì vậy, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp đang phải tìm cách thích nghi.
aa

Từ ngày 10/5/2025, mức giá bán lẻ điện bình quân sau khi điều chỉnh là 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đây là bước đi nằm trong lộ trình điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường, nhằm bù đắp phần chi phí đầu vào đang gia tăng.

Tác động trên thực tế, đối với các hộ dân sử dụng điện sinh hoạt, mỗi hộ trong 1 tháng sẽ trả thêm từ 4.550 đồng đến hơn 65.050 đồng, tùy theo mức sử dụng.

Cơ cấu gí điện
Cơ cấu giá điện hộ gia đình

Với nhóm khách hàng là các ngành sản xuất, giá bán lẻ điện được áp dụng theo 4 cấp điện áp. Mức giá ở mỗi cấp được tính theo khung giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm.

Cụ thể, ở cấp điện áp từ 110 kV trở lên, giá bán lẻ điện trong khung giờ bình thường là 1.811 đồng/kWh; với khung giờ thấp điểm giá là 1.146 đồng/kWh và khung giờ cao điểm giá điện là 3.266 đồng/kWh.

Ở cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV, giá điện bán lẻ trong khung giờ bình thường là 1.833 đồng/kWh, khung giờ thấp điểm là 1.190 đồng/kWh, khung giờ cao điểm là 3.398 đồng/kWh.

Theo tính toán của ngành điện, sau điều chỉnh giá điện, khách hàng kinh doanh dịch vụ (có khoảng 574.000 khách hàng) có mức tăng trung bình mỗi khách hàng là 332.000 đồng/tháng; với khách hàng sản xuất (cả nước có khoảng 1,98 triệu khách hàng), mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình là 677.000 đồng/tháng; với các khách hàng hành chính sự nghiệp (tổng số 719.000 khách hàng), trung bình mỗi khách hàng sẽ trả thêm 125.000 đồng/tháng.

Có thể nhận thấy, tác động từ chính sách này được nhận định là sẽ ảnh hưởng lan tỏa trên diện rộng, từ sản xuất đến tiêu dùng.

Doanh nghiệp chịu thêm sức ép

Theo các chuyên gia, chi phí điện năng hiện chiếm từ 8% đến 20% trong tổng chi phí vận hành của nhiều doanh nghiệp, tùy theo lĩnh vực. Đối với các ngành sử dụng điện nhiều như thép, xi măng, giấy, dệt may… giá điện tăng đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất tăng theo, làm giảm biên lợi nhuận, thậm chí khiến một số doanh nghiệp phải tính toán lại kế hoạch kinh doanh.

Giía điện tăng nên nhiều doanh nghiệp
Giá điện tăng nên nhiều doanh nghiệp phải tính toán để tiết giảm chi phí

Ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc một doanh nghiệp bao bì tại Bình Dương cho biết, chi phí điện tại nhà máy hiện chiếm khoảng 11-12% tổng chi phí. Giá điện tăng khiến doanh nghiệp đội thêm chi phí. Trong bối cảnh giá đầu ra không thể tăng vì thị trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp buộc phải tiết giảm các khoản chi khác để tồn tại.

Không riêng ngành bao bì, nhiều doanh nghiệp dệt may cũng đang chịu sức ép lớn. Đại diện một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu tại Hà Nội chia sẻ, đơn hàng những tháng gần đây đã ít hơn, nay lại thêm áp lực chi phí đầu vào khiến doanh nghiệp khó xoay xở.

Đối với các hộ gia đình, việc giá điện sinh hoạt tăng khiến người phải tính toán lại thói quen sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu dùng thiết bị làm mát tăng cao. Với các hộ thu nhập trung bình và thấp, việc tiền điện tăng thêm vài chục đến vài trăm nghìn đồng mỗi tháng là gánh nặng không nhỏ.

Không chỉ vậy, việc giá điện tăng còn ảnh hưởng gián tiếp đến giá cả hàng hóa và các dịch vụ khác. Chi phí điện tăng kéo theo giá vận hành kho lạnh, sản xuất, bảo quản, vận chuyển… đều tăng, từ đó gây áp lực lên giá thành sản phẩm, tạo hiệu ứng lan tỏa lên lạm phát.

Theo các chuyên gia, tác động của việc tăng giá điện sẽ kéo dài và không dễ điều chỉnh trong ngắn hạn. Lý do là phần lớn doanh nghiệp chưa thể đầu tư ngay vào công nghệ tiết kiệm điện, trong khi người dân khó thay đổi thói quen sinh hoạt tức thì.

Ông Phan Trọng Hiếu, chuyên gia năng lượng độc lập nhận định, việc tăng giá điện chắc chắn khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên, nhưng chuyển đổi mô hình, tối ưu công nghệ thì cần vốn và thời gian. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư ngay. Tác động sẽ rõ rệt hơn trong vài quý tới, khi doanh nghiệp điều chỉnh lại chiến lược sản xuất - kinh doanh, còn người dân sẽ buộc phải thích nghi với mặt bằng giá mới.

Thích nghi để tồn tại

Tuy nhiên, ở góc nhìn tích cực, việc điều chỉnh giá điện được coi là động lực để doanh nghiệp rà soát lại quy trình sản xuất, cơ cấu chi phí và đầu tư vào công nghệ tiết kiệm điện.

Mùa nắng nóng
Mùa nắng nóng sẽ tăng áp lực lên hệ thống lưới điện Quốc gia

Ông Lê Văn Duy, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty Dệt May Thành Công cho biết, doanh nghiệp chúng tôi đã đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng tại Tây Ninh, bước đầu tiết kiệm khoảng 15% lượng điện tiêu thụ mỗi tháng. Tuy nhiên, giải pháp này cần vốn đầu tư lớn và không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai được ngay.

Nhiều chuyên gia cho rằng cần có chính sách hỗ trợ đi kèm, chẳng hạn như tín dụng xanh, ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng hay hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, cận nghèo để đảm bảo an sinh xã hội.

Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, giá điện tăng là cần thiết trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng và EVN phải xử lý bài toán tài chính. Tuy nhiên, điều chỉnh cần đi kèm minh bạch và có lộ trình hợp lý. Quan trọng hơn, chính sách phải thúc đẩy được việc sử dụng năng lượng hiệu quả và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi xanh.

Để giảm tác động tiêu cực, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần có chính sách điều tiết đồng bộ, trong đó ưu tiên minh bạch thông tin, lộ trình tăng giá điện rõ ràng và có giải pháp hỗ trợ thiết thực.

Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về sử dụng điện tiết kiệm, khuyến khích lắp đặt điện mặt trời áp mái cho hộ gia đình, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ tiếp cận công nghệ tiết kiệm điện là những bước đi cần thiết.

Đồng thời, việc tăng giá điện cần phải là một phần của quá trình tái cấu trúc ngành năng lượng, hướng tới thị trường cạnh tranh và phát triển bền vững.

Giá điện tăng, khách hàng sử dụng điện tìm cách thích nghi
Tăng giá điện là một phần của quá trình tái cấu trúc ngành năng lượng Việt Nam
Đức Hiền

Tin liên quan

Tin khác

Sun Group và ACV ký kết hợp tác chiến lược, mở đường cho hệ sinh thái hàng không - du lịch đẳng cấp cất cánh

Sun Group và ACV ký kết hợp tác chiến lược, mở đường cho hệ sinh thái hàng không - du lịch đẳng cấp cất cánh

Sự kiện Tập đoàn Sun Group và Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện đã đánh dấu một cột mốc quan trọng, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành hàng không và du lịch Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt vẫn lạ lẫm với CBAM

Doanh nghiệp Việt vẫn lạ lẫm với CBAM

Dù cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã chính thức bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ tháng 10/2023, nhưng hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong trạng thái "mơ hồ", thiếu thông tin và chưa có bước chuẩn bị cần thiết để thích ứng. Thực tế này đặt ra những rủi ro lớn cho xuất khẩu, đặc biệt là với các ngành có lượng phát thải carbon cao như thép, xi măng, nhôm và phân bón.
Đa dạng hóa thị trường để định vị trong thương mại toàn cầu

Đa dạng hóa thị trường để định vị trong thương mại toàn cầu

Trong bối cảnh căng thẳng về thuế quan toàn cầu, Việt Nam đang thể hiện sự nhạy bén chiến lược bằng cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và củng cố năng lực nội địa. Việt Nam đã tận dụng rất tốt mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA) và chuyển đổi số để điều hướng trong môi trường thương mại đầy bất ổn. Điều này không chỉ khẳng định khả năng thích ứng của Việt Nam, mà còn cho thấy tiềm năng biến thách thức thành cơ hội, định vị đất nước như một trung tâm thương mại toàn cầu.
Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Hà Nội phê duyệt đề cương Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực

Ngày 23/6, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”.
Thiếu nhân lực ESG khó hội nhập kinh tế toàn cầu

Thiếu nhân lực ESG khó hội nhập kinh tế toàn cầu

Ngày 24/6, Báo Dân trí phối hợp với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Giải pháp chuyển đổi số và thực hành ESG - Chìa khóa hướng tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu” với nhiều thông tin đáng chú ý.
Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu 8 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu 8 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đang cho thấy dấu hiệu chững lại rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025. Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc siết chặt kiểm soát, đặc biệt với mặt hàng chủ lực là sầu riêng, giới chuyên gia nhận định mục tiêu 8 tỷ USD năm nay sẽ rất khó đạt được nếu không có những thay đổi quyết liệt.
Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cần đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng xanh

Cần đầu tư và tận dụng nguồn năng lượng xanh

Trong bối cảnh các chính sách mới về năng lượng tái tạo mở ra nhiều cơ hội, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các giải pháp năng lượng xanh trong các khu công nghiệp để tận dụng tối đa tiềm năng này, giảm phụ thuộc vào nguồn điện truyền thống; hướng tới hoạt động sản xuất sạch, xanh và nâng cao tính cạnh tranh.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu

Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với Giải Vàng tại Giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của Đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.
“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

“Kỳ lân” fintech góp sức kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt

Hợp lực cùng hơn 20 đơn vị công nghệ và giáo dục hàng đầu, MoMo chính thức góp mặt trong Liên minh AI Âu Lạc, hướng tới kiến tạo hệ sinh thái AI mang bản sắc Việt. Sự tham gia của "kỳ lân" Fintech này không chỉ cụ thể hóa mục tiêu xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thuần Việt mà còn khẳng định cam kết của MoMo trong việc đưa AI vào giải quyết các bài toán thực tiễn trong đời sống người Việt, từ tài chính đến tiêu dùng.