Công ty tài chính tăng cường bộ đệm vốn để ứng phó khủng hoảng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trước diễn biến phức tạp của đại dịch, năm 2021 ngành tài chính - ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng đạt 1,9%, tăng 0,21 điểm phần trăm so với cuối năm 2020 (cuối năm 2020 ở mức 1,69%); tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,79%.
Đáng chú ý, nếu tính cả các khoản nợ đến hạn mà chưa trả và được cơ cấu theo các Thông tư 01, 03, 14 cũng như nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này có thể tăng lên hơn nữa, thậm chí còn có xu hướng tăng cao hơn khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Riêng với nhóm công ty tài chính tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu dự báo sẽ còn tăng khi phân khúc khách hàng chính là người lao động có thu nhập trung bình - thấp lại chính là đối tượng chịu tác động lớn từ dịch bệnh.
Trước bối cảnh đó, nhu cầu tăng vốn là cấp thiết nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ cũng như tăng cường khả năng chống đỡ trước những cú sốc lớn từ thị trường, giúp giảm thiểu rủi ro và tổn thất. Đồng thời, việc tăng vốn cũng giúp các công ty tài chính có thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục khi nhu cầu của khách hàng vay tiêu dùng dự báo tăng lên, nhất là sau dịch Covid-19.
Trong năm 2021, để cải thiện bộ đệm vốn, đã có một số công ty tài chính thực hiện tăng vốn điều lệ, trong đó có thể kể đến như FE CREDIT (vốn điều lệ tăng lên gần 11.000 tỷ đồng); Mcredit (vốn điều lệ tăng từ 800 tỷ đồng lên 1.300 tỷ đồng); EVN Finance (vốn điều lệ thêm gần 400 tỷ đồng); Công ty Tài chính Lotte Việt Nam (vốn điều lệ tăng lên 991 tỷ đồng)… Điều này đã giúp các công ty tài chính cải thiện cấu trúc vốn khi hệ số D/E (tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) giảm đáng kể, đồng thời hệ số an toàn vốn tăng mạnh trong 2021.
FE CREDIT - công ty chiếm thị phần lớn trong ngành tài chính tiêu dùng, đã ghi nhận hệ số D/E thời điểm 30/6/2021 ở mức 3,3 (D/E bình quân ngành là 4,3) trong khi 2020 chỉ tiêu này đạt 3,7. Hệ số an toàn vốn cũng tăng đáng kể từ 19% trong 2020 lên 21,6% trong 9 tháng 2021 và dẫn đầu ngành.
Đại diện công ty FE CREDIT cho biết, thời gian vừa qua công ty được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 11.000 tỷ đồng, qua đó giúp hệ số an toàn vốn của công ty ở mức cao hơn 20%. Đây có thể coi là một bộ đệm để giúp các đối tác yên tâm về FE CREDIT trong việc đảm bảo vượt qua khó khăn trong giai đoạn này. Cùng với đó, ngày 28/10/2021, thỏa thuận bán 49% vốn điều lệ tại FE CREDIT cho SMBC đã chính thức hoàn tất. Nhờ vậy, nguồn vốn mà ngân hàng mẹ thu về sẽ tiếp tục được đưa vào hoạt động kinh doanh để gia tăng quy mô.
Bàn thêm về thương vụ này, chúng ta có thể thấy ngoài việc ngân hàng mẹ là VPBank có thêm nguồn vốn khổng lồ để gia tăng quy mô, mở rộng hoạt động kinh doanh thì chính FE CREDIT cũng có cơ hội huy động mới, hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động hiện tại của mình để có được nguồn vốn rẻ từ đối tác Nhật, từ đó giúp cải thiện chi phí huy động vốn, biên lãi ròng (NIM), lợi nhuận.
Bên cạnh các khoản rót vốn từ các cổ đông chiến lược, một số công ty tài chính đang tìm cách thu hút thêm vốn thông qua niêm yết trên sàn chứng khoán. Khi mới đây, gần 68,8 triệu cổ phiếu TIN của Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit) chính thức giao dịch trên sàn UPCoM. Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cũng vừa chấp thuận niêm yết 304,71 triệu cổ phiếu của EVN Finance (mã EVF), tương đương giá trị cổ phiếu niêm yếu là 3.047 tỷ đồng. Hiện tại, cổ phiếu EVF đang giao dịch trên sàn UPCoM kể từ hồi tháng 8/2018.
Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, việc tăng vốn là điều kiện cấp thiết đối với công ty tài chính nói riêng và ngành tài chính - ngân hàng nói chung nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, tài chính, cải thiện chất lượng tài sản và tăng khả năng sinh lời gắn liền với quản trị rủi ro.
Bước sang 2022, báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho rằng hoạt động tăng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR của ngành tài chính - ngân hàng trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế lên tới 800.000 nghìn tỷ đồng được dự kiến triển khai, sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng.
Còn theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, lộ trình tái cấu trúc vẫn tiếp tục diễn ra theo yêu cầu bắt buộc của NHNN nên áp lực tăng vốn của ngành tài chính - ngân hàng sẽ không giảm trong năm 2022. Tuy nhiên, triển vọng tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trong năm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đáng chú ý là hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác động từ các chương trình hỗ trợ kinh tế với thị trường vốn và các doanh nghiệp.
Các tin khác

Hành trình 37 năm khẳng định vị thế thương hiệu quốc gia

Hai tổ chức tài chính quốc tế đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho Hạ tầng GELEX

Giải pháp chấm điểm tín dụng của Visa

Giá vàng đảo chiều giảm mạnh, người dân cẩn trọng mua, bán vàng

Sáng 25/3: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ hai liên tiếp

Thương hiệu MB được xếp vị trí 168 trong top 500 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu

Diễn biến mới trên thị trường lãi suất tiền gửi

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”

HDBank dẫn đầu “sân chơi” vay mua nhà với lãi suất 3,5%, thời hạn vay 50 năm cho người trẻ

Sáng 24/3: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Tín dụng hỗ trợ hình thành doanh nghiệp đầu tàu

Agribank tiên phong kiến tạo giá trị bền vững vì tương lai xanh

Để ngân hàng và doanh nghiệp gần nhau hơn
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Một số điểm nhấn của Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân"
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách
NHCSXH Quảng Ngãi: Lan tỏa phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”
Ngành Ngân hàng đang tổ chức và triển khai giải ngân các gói tín dụng ưu đãi

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội

Ra mắt dịch vụ taxi chất lượng cao - Xanh SM Premium
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

VietinBank đón dòng vốn đầu tư Hoa ngữ

Mừng tháng 3 rực rỡ của phái đẹp, HDBank tung ngàn ‘deal xinh’ cho chủ thẻ tín dụng

VNPAY hợp tác cùng New Sports, tiên phong số hóa thể thao Việt Nam
