Đắk Lắk triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng
Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát triển ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Theo đánh giá của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk, hoạt động bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ trong tháng diễn ra sôi động, nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán đảm bảo, giá cả tương đối ổn định. Các hoạt động văn hóa, an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Giá cả các một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh có chiều hướng tăng, nhưng vẫn ở mức thấp.
Tuy nhiên, diễn biến giá xăng dầu vẫn tăng trên 10% so với thời điểm cuối năm 2022, giá nguyên nhiên vật liệu như các mặt hàng tiêu dùng, gas, phân bón, vật tư phục vụ nông nghiệp tăng cao.
Từ đó làm tăng chi phí hoạt động và giá thành sản phẩm; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay bắt đầu điều chỉnh tăng từ quý IV/2022 và hiện đang ở mức cao, cộng với giá điện được điều chỉnh tăng đã ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng và sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
![]() |
Ngành Ngân hàng Đắk Lắk hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất và đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất |
Trong bối cảnh đối mặt nhiều thách thức, dẫn đến một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk trong tháng 1/2023 bị sụt giảm. Đơn cử, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước thực hiện 140 triệu USD, đạt 8,8% kế hoạch năm, giảm 17,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh ước thực hiện 20 triệu USD, đạt 20% kế hoạch năm, giảm 31% so với cùng kỳ.
Trong thời gian này, Đắk Lắk có 102 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.169 tỷ đồng, đạt 6,10% kế hoạch, giảm 7,3% so với tháng 12/2022; Xử lý giải thể, chấm dứt hoạt động cho 25 doanh nghiệp, giảm 4 doanh nghiệp so với tháng trước. Có 133 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động. Hiện nay, trên địa bàn có 11.823 đơn vị doanh nghiệp đang hoạt động, tổng vốn điều lệ đăng ký 116.492 tỷ đồng, quy mô 10,7 tỷ đồng/doanh nghiệp..
Theo ông Nguyễn Kim Cương, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, đến cuối tháng 2/2023, mạng lưới ngân hàng trên địa bàn có 49 đơn vị, bao gồm 36 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; 1 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông và 12 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Trên địa bàn có 225 điểm giao dịch; 288 máy ATM, trên 1 triệu thẻ được phát hành với nhiều tiện ích đang được khách hàng sử dụng; 3.302 thiết bị POS/2.858 đơn vị chấp nhận thẻ.
Mạng lưới hoạt động ngân hàng phủ khắp 15 huyện, thị, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống nhân dân, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Cương nhấn mạnh, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, thực hiện có hiệu quả các giải pháp thiết thực tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn. Đặc biệt, là khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; giữ nguyên nhóm nợ.
Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, triển khai Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.
Đến nay, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn khoảng 135.636 tỷ đồng, giảm 398 tỷ đồng, giảm 0,29% với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 88.136 tỷ đồng, chiếm 64,98% tổng dư nợ; giảm 0,27% so với đầu năm. Dư nợ cho vay trung, dài hạn ước đạt 47.500 tỷ đồng, chiếm 35,02% tổng dư nợ cho vay; giảm 0,74% so với đầu năm.
Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm kịp thời đáp ứng vốn cho người dân và doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi hoạt động kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Đơn cử, hiện Agribank Đắk Lắk là tổ chức tín dụng có số lượng khách hàng là hộ gia đình cá nhân và doanh nghiệp cùng hệ thống tổ vay vốn lớn nhất trên địa bàn, với gần 200 nghìn khách hàng giao dịch tiền gửi, tiền vay và sử dụng dịch vụ ngân hàng.
Ông Vương Hồng Lĩnh, Giám đốc Agribank Đắk Lắk cho hay, xác định đúng mục tiêu định hướng, hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân, nên trong thời gian qua chi nhánh đạt được kết quả đáng ghi nhận. Từ chỗ ban đầu chỉ có vài trăm hộ nông dân được vay, song những năm sau đó có sự tăng trưởng liên tục cả về dư nợ, số hộ được vay và chất lượng tín dụng. Đến nay, tổng dư nợ của chi nhánh đạt hơn 16.945 tỷ đồng. Trong đó, gần 90% tổng dư nợ dành cho khu vực nông nghiệp.
Ông Lĩnh chia sẻ thêm, chính nhờ đa dạng hóa khách hàng cho vay, tạo điều kiện cho hộ nông dân thỏa mãn các nhu cầu về vốn, ngoài sản xuất, kinh doanh, hộ nông dân còn được chi nhánh cho vay khi có nhu cầu vốn để đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: xuất khẩu lao động; mua ô tô, xe máy để phục vụ sản xuất, đời sống; xây dựng, sửa chữa nhà; khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh (như thiên tai, dịch bệnh gia súc, gia cầm…). Điều không thể phủ nhận là hoạt động cung ứng vốn tín dụng của Agribank Đắk Lắk giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình và cá nhân trong tại địa phương từng bước xóa đói giảm nghèo đi lên làm giàu…
Mặc dù, các chính sách đầu tư tín dụng trên địa bàn đang phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Song thực tế vẫn còn một số vướng mắc trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Tại hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp vừa được NHNN Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk tổ chức, các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho rằng, việc cho vay doanh nghiệp vẫn còn một số khó khăn như: doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tài sản thế chấp ít, phương án sản xuất, kinh doanh chưa tốt; nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt công tác tài chính doanh nghiệp nên việc đáp ứng điều kiện về tính minh bạch tài chính rất khó; không lưu trữ hóa đơn chứng từ hoặc hóa đơn không đúng với doanh thu thực tế…
Để kịp thời cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, ông Cương nhấn mạnh, trong thời gian tới, NHNN chi nhánh Đắk Lắk sẽ tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng về thực hiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng; nắm bắt tình hình tiếp cận vốn của doanh nghiệp để xem xét, tháo gỡ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát quy trình, thủ tục cho vay, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất và đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất…
Các tin khác

Tài chính nhúng tối ưu trải nghiệm khách hàng

Ngân hàng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp lâm nghiệp, thủy sản

Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển

Tỷ giá sáng 25/5: Tỷ giá trung tâm tăng 12 đồng

Tỷ giá sáng 24/5: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Sôi động Chương trình triển lãm “Ngân hàng GenZ”

Tỷ giá sáng 23/5: Tỷ giá trung tâm giảm 14 đồng

CIC đề xuất các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng

DID luôn sẵn sàng đồng hành, hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với NHNN

Cảnh giác trước lời mời xóa nợ xấu

Tỷ giá sáng 22/5: Tỷ giá trung tâm tăng 4 đồng trong phiên đầu tuần

Tọa đàm tư vấn nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ

Tỷ giá sáng 19/5: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ ba liên tiếp

Tỷ giá sáng 18/5: Tỷ giá trung tâm tăng 16 đồng

Nhanh chóng luật hoá xử lý nợ xấu

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
