Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Để gỡ hết rào cản, cần làn sóng cải cách mới

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Các điều kiện về thành lập DN, tiếp cận thị trường hiện nay đã rất thuận lợi và dễ dàng. Tuy nhiên vẫn còn đó những rào cản, khó khăn mà DN gặp phải, đặc biệt liên quan đến những vướng mắc, chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật.
aa

Kỳ vọng ở làn sóng thứ 3

Tại hội thảo “Điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của DN: Vướng mắc và kiến nghị” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 24/6, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định, vấn đề cải cách, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, hỗ trợ DN gia nhập thị trường luôn là yêu cầu quan trọng, xuyên suốt và cũng là trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Trong thời gian qua, 2 làn sóng cải cách môi trường đầu tư kinh doanh cho DN đã được thực hiện vào các năm 2016 và 2018. Theo đó, hàng nghìn điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành đã được cắt bỏ.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn đó những chồng chéo, bất cập trong các văn bản pháp luật, gây khó khăn cho DN, nhất là liên quan đến quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thủ tục gia nhập thị trường... Trong báo cáo gửi tới Chính phủ, có bộ, ngành khẳng định đã cắt giảm được tới 60% điều kiện kinh doanh. Nhưng thực tế có lẽ chỉ khoảng 30-40%. Trước bối cảnh đó, Chủ tịch VCCI cho biết, cộng đồng DN đang rất kỳ vọng vào làn sóng cải cách thứ 3 của Chính phủ ngay trong thời gian tới đây.

Và đợt tổng rà sát 11 lĩnh vực dự kiến triển khai tới đây (không chỉ giới hạn ở tầm nghị định, thông tư mà ở toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh) được kỳ vọng tạo nên làn sóng này. Trong đó sẽ đưa ra được những kiến nghị tới Chính phủ và Quốc hội để có được những sửa đổi, điều chỉnh hướng đến xử lý triệt để những bất cập, vướng mắc còn tồn tại.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, VCCI đã lấy ý kiến DN, hiệp hội, UBND các địa phương và tiếp nhận hơn 770 ý kiến phản hồi. Qua rà soát 411 văn bản quy phạm pháp luật về các điều kiện kinh doanh (tập trung vào quy định về gia nhập thị trường và tổ chức quản lý, hoạt động DN), VCCI đã đưa ra rất nhiều kiến nghị. Trong đó, đề xuất sửa đổi 93 văn bản quy phạm pháp luật; sửa 32 luật, 51 nghị định và 10 thông tư để khắc phục những chồng chéo, rào cản về kinh doanh hiện nay.

Đi vào hành động cụ thể

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách và trong suốt 5 năm qua, năm nào Chính phủ cũng ban hành các nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhưng sự chuyển biến của các bộ, ngành vẫn rất chậm. Một trong những nguyên nhân được ông Nam chỉ ra là tình trạng “dàn hàng ngang” chứ chưa đi vào đột phá những vấn đề cụ thể. “Chúng ta đã biết yếu ở đâu, biết cần phải làm gì nhưng lại đang “dàn hàng ngang” mà chưa tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề cụ thể”, ông Nam nhận định và cho rằng, điều này nếu không thay đổi sẽ ít nhiều làm cho những tâm huyết cải cách bị vơi đi.

Cũng theo ông Nam, không chỉ tập trung vào cải cách ở các luật và nghị định mà cần phải lưu tâm cả các thông tư và hướng dẫn thực hiện bên dưới. Bởi khi chúng ta thắt chặt, kiểm soát nghiêm ở luật, nghị định thì các bộ, ngành lại “dồn” xuống các thông tư. “Giống như tuýp kem đánh răng, chúng ta bóp đầu này thì kem sẽ dồn sang đầu kia, tức lượng sẽ không thay đổi”, ông Nam ví von. Như với ngành thủy sản đang liên quan đến 6-7 bộ và với bộ nào thì ngành này cũng gặp vướng mắc. Ông cũng cho biết, trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy hải sản có những quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam còn khó hơn cả quy chuẩn ở các nước phát triển như Mỹ, có nghĩa là chúng ta đang tự làm khó cho chính DN của mình.

Nêu ý kiến về vấn đề danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, luật sư Lê Nết, đại diện Công ty Luật LNT&Parterns cho biết, hiện nay danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng với các DN nước ngoài mới chỉ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, chưa có trong các văn bản hướng dẫn thi hành nên dẫn tới khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục đăng ký đầu tư của nhà đầu tư. Vì vậy, việc chính thức ban hành danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài là thực sự cần thiết.

Bên cạnh đó, hiện vẫn thiếu quy định cụ thể về thời hạn trả lời văn bản lấy ý kiến đối với ngành nghề, dịch vụ chưa cam kết. Về lý thuyết, nếu quá thời hạn quy định mà không có trả lời thì được coi là đã đồng ý với dự án đầu tư thuộc quyền quản lý nhưng trên thực tế, nếu không có ý kiến từ cơ quan quản lý thì DN sẽ phải chờ tiếp và cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không có căn cứ để cấp giấy phép. “Do đó, cần quy định rõ về thời hạn phải trả lời, ví dụ như 14 ngày theo thông lệ quốc tế”, luật sư Lê Nết đề xuất.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, sẽ khó có thể đảm bảo cải thiện môi trường kinh doanh khi vẫn còn các điều kiện kinh doanh kiểu “trói chân” DN, can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của DN như yêu cầu phải thiết lập hệ thống phân phối với mặt hàng rượu, xăng dầu. Bên cạnh đó, việc các điều kiện kinh doanh do hai cơ quan cùng đánh giá, cùng làm căn cứ để cấp giấy phép cho một hoạt động kinh doanh như trong ngành khí hay điều kiện về an ninh, trật tự... là rất bất hợp lý.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.
Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần chiến lược phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Tại phiên chất vấn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội và đại diện Chính phủ đã nhấn mạnh đến các giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai và phát triển hạ tầng khu công nghiệp thế hệ mới, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp tư nhân để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp năm 2030

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường gia tăng, mục tiêu đạt 2 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2030 trở thành thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày các giải pháp cụ thể nhằm hiện thực hóa khát vọng này, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân như một động lực quan trọng.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1186 /QĐ-TTg phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Chuyên gia: Hà Nội cần cơ chế đặc thù để thu hút nhân lực công nghệ cao

Chuyên gia: Hà Nội cần cơ chế đặc thù để thu hút nhân lực công nghệ cao

UBND TP. Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo chuyên đề về cơ chế, chính sách ưu đãi và biện pháp hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.