Doanh nghiệp “đau đầu” với nạn giả nhãn hiệu
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã bị các đối tượng làm giả hàng hóa, nhãn hiệu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng đã tích cực xử lý nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phức tạp và tinh vi.
Đại diện Cục Quản lý thị trường Hà Nội chia sẻ, trong và sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Cục đã tăng cường kiểm tra và phát hiện nhiều đối tượng, thu giữ hàng hóa và có những biện pháp xử lý.
Ngày 15/2/2023, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm đã kiểm tra cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Thu Hiền tại địa chỉ số 11, ngách 2, ngõ 123 phố Trần Cung, phát hiện cơ sở này đang kinh doanh 2.020 tuýp trị bệnh trĩ nhãn MR.DAFLON, loại 15g/tuýp. Toàn bộ số hàng hóa trên là giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ theo đăng ký quốc tế số 355064 của Biofarma. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm theo giá niêm yết là trên 381 triệu đồng.
Theo khai nhận của bà Hiền, toàn bộ số hàng hóa trên được mua trôi nổi ngoài thị trường để kinh doanh qua mạng, không có giấy đăng ký lưu hành, không có hóa đơn chứng từ liên quan đến hàng hóa.
![]() |
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hoạt động thương mại điện tử đối với cơ sở kinh doanh của bà Hiền. (Nguồn: Bộ Công Thương) |
Trước đó ngày 26/12/2022, Đội Quản lý thị trường số 14 cũng đã phát hiện cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng ở huyện Thanh Trì, tạm giữ hàng nghìn chai Silicone Apollo trị giá trên 200 triệu đồng có dấu hiệu bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ Công ty cổ phần Quốc Huy Anh. Lực lượng chức năng đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc và tang vật đến Công an huyện Hoài Đức để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đại diện Công ty Honda Việt Nam cho biết, tình trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái làm giả nhãn hiệu Honda diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp. Công ty Honda Việt Nam hiện có hơn 300 nhãn hiệu được bảo hộ, chia thành 4 nhóm chính là nhãn hiệu ô tô xe máy; phụ tùng; dầu nhờn; thiết kế cửa hàng. Hiện nay, cả 4 nhóm nhãn hiệu chính này đều bị vi phạm nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ. Trong đó, có hàng chục nghìn phụ tùng giả được phát hiện, thu giữ hằng năm, tập trung vào nhóm tính năng an toàn như má phanh, dây phanh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của khách hàng và tuổi thọ của xe. Cùng với đó, tem, dầu nhớt, biển hiệu không đúng quy cách cấu trúc của Honda Việt Nam cũng được làm giả rất tinh vi và buôn bán tràn lan trên thị trường.
Đơn cử mới đây nhất, ngày 16/2/2023 Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông phát hiện 6 cơ sở kinh doanh đang kinh doanh 117 sản phẩm phụ tùng xe mô tô nghi giả nhãn hiệu Honda và Yamaha. Trước thực trạng đó, Honda Việt Nam cũng đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn hành vi này như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả đối với các nhãn hiệu của Honda tại nhiều tỉnh thành, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm...
Theo nhiều doanh nghiệp, để xử lý vấn nạn hàng hóa giả nhãn hiệu cần phải có chế tài đủ mạnh. Các lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp, kiểm tra các đối tượng sản xuất, phân phối nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về kiểu dáng, nhãn nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, người dân.
Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chia sẻ, vấn nạn hàng giả, hàng nhái không còn xa lạ, luôn gây nhức nhối trong cộng đồng người tiêu dùng. Quan trọng hơn, dưới góc độ kinh tế, hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang làm phương hại rất lớn đến cả lợi nhuận và uy tín của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó việc bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ luôn là một trong những nội dung quan trọng của các cam kết. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng cũng như các doanh nghiệp. Đồng thời, cần có những quy định pháp luật chặt chẽ hơn, các chế tài và những công cụ chính sách mạnh mẽ hơn để chấm dứt triệt để vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Các tin khác

Bộ Y tế đề nghị xử nghiêm việc kinh doanh thuốc lá điện tử

Thừa Thiên Huế: Công an và ngân hàng phối hợp tổ chức diễn tập phòng, chống tội phạm

Xử lý nghiêm quảng cáo cho vay tiêu dùng tín dụng đen, lừa đảo

Cảnh báo lừa đảo dùng công nghệ mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử

Nhức nhối nạn hàng giả, hàng nhái

Tăng cường giám sát hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại

Tổng cục Thuế thông báo về việc giả mạo ứng dụng ngành Thuế

Cảnh giác với đường link, tin nhắn giả mạo ngân hàng

Cách nhận diện tên miền giả danh

Chống buôn lậu qua đường hàng không: Cuộc chiến gian nan

Lienvietpostbank ngăn chặn lừa đảo, bảo vệ khách hàng

Khởi tố đối tượng phá máy ATM trộm tiền

Rủi ro tiềm ẩn trong mua bán nhà đất

Xử lý nghiêm taxi “chặt chém” khách ở sân bay

Đà Nẵng: Triệt phá 2 đường dây "tín dụng đen”

Giữ vững ổn định hệ thống ngân hàng để kiểm soát các hoạt động khác là cần thiết

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Mạch nguồn tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh
Đồng Tháp: Cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao
Vĩnh Long: Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm đạt 9,1%

Vinamilk mở rộng thị trường quốc tế với 2 hướng đi mũi nhọn

Vinhomes Sky Park Bắc Giang chính thức ra mắt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank: Tăng cường ứng dụng AI, tối đa hóa lợi ích khách hàng

Vietbank trao thưởng ô tô, xe máy SH cho khách hàng
![[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/09/14/croped/medium/info-hanh-trinh-gan-ket-v520230609140444.jpg?230609023640)
[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME

Sacombank thưởng lớn không giới hạn cho khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân mở thẻ tín dụng

ACB tự động hóa quy trình nghiệp vụ để tăng năng suất lao động

Sacombank ra mắt thẻ tích hợp Visa UNIQ Platinum đa tiện ích

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro
