Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực: Cần nhìn từ thực tế thủy điện Sông Tranh 2

 - 
Theo đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam), sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 có lý do là chưa phòng bị cho an toàn đập. Thế nhưng Luật Tài nguyên nước chỉ đề cập một câu là an toàn công trình trong quản lý, vận hành thủy điện. Do vậy, theo ông Lai, lấy điều này sang thì Luật Điện lực chưa đủ, chưa xác thực. Khi gắn với sinh mệnh của người dân, phải gắn với trách nhiệm chủ đầu tư.
aa

Vẫn tự quyết khi tăng giá điện 5%

Chiều ngày 23/10 - ngày làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIII, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đã được đưa ra tại kỳ họp thứ 3 để nghe ý kiến lần đầu và kỳ họp này Ủy ban Thường Vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý. Nhiều đại biểu đồng tình với tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng vẫn còn hai vấn đề được các đại biểu băn khoăn là quy hoạch phát triển điện lực và các loại phí phát triển điện lực.


Vấn đề an toàn cho các công trình thuỷ điện được các đại biểu quan tâm. (Ảnh: ST)

Về chính sách phát triển điện lực, theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng: có ý kiến đề nghị quy định ưu tiên nguồn lực cho phát triển điện ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến này và bổ sung khoản 1a Điều 4.

Về chính sách giá điện, theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đăk Nông), khoản 1, Điều 29, có nói chính sách giá điện phải góp phần phát triển điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo. Song mới chỉ quy định chung là giá điện cho người nghèo. Những quy định như vậy cần thống nhất lại. Theo bà Hạnh, Dự thảo Luật Điện lực lần này cần phải có quy định cho các vùng trên, thay vì chỉ cho hộ nghèo. Vì hiện nay có quy định hộ nghèo sử dụng dưới 50kwh thì được hưởng giá thấp nhưng có thể nói rất ít hộ nghèo dùng đến mức đó. Nếu quy định như vậy, sẽ không kích thích phát triển khoa học, công nghệ ở khu vực vùng sâu, vùng xa…

Về vấn đề các loại phí phát triển điện lực. So với Kỳ họp thứ 3 trước đây, trong Điều 31 của Dự thảo Luật có sự điều chỉnh khi Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cùng xây dựng khung giá. Cụ thể: giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.

Tuy nhiên, quy định về khung giá bán lẻ, giá bán điện tăng 5% chỉ cần xin phép Bộ Công Thương mà không cần xin phép Thủ tướng Chính phủ vẫn không được chỉnh sửa, bổ sung vào Dự thảo ở Kỳ họp này. Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) cho rằng, như vậy sẽ rất khó khăn trong giám sát. Bởi, Dự thảo Luật mới đề cập đến quyền của bên bán điện chứ chưa đề cập đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, cần phải bổ sung những quy định việc đền bù cho dân thế nào khi sự cố do ngành điện gây ra. Vấn đề xử phạt cũng chưa nói rõ khi xảy ra tranh chấp giữa người mua, người bán điện.

Để luật sát với thực tế…

Đại biểu Lê Văn Lai (Quảng Nam) cho rằng, sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2 có lý do là chưa phòng bị cho an toàn đập. Từ thực tế trên, ông Lai cho biết, mặc dù trong tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nói Luật Tài nguyên nước (khoản 3 Điều 53) đã quy định về vấn đề này. Nhưng trong Luật Tài nguyên nước chỉ đề cập một câu là an toàn công trình trong quản lý, vận hành thủy điện. Do vậy, theo ông Lai, lấy điều này sang thì Luật Điện lực chưa đủ, chưa xác thực. Khi gắn với sinh mệnh của người dân, phải gắn với trách nhiệm chủ đầu tư.

Đại biểu Lê Văn Lai lý giải: những quy định trong Luật Tài nguyên nước, là nước tự nhiên như ao hồ, sông suối, còn nước trong thủy điện là nước ngăn lại, chặn lại, liên quan tới an toàn đập. “Tôi thiết tha đề nghị Quốc hội bổ sung điều này vào Luật Điện lực. Tôi làm công tác mặt trận, nên nghe vấn đề này từ phía cử tri nhiều lắm. Không chỉ là vấn đề an toàn đập của Sông Tranh 2 đâu mà còn cả các đập thủy điện khác trên cả nước”, ông Lai khẩn thiết.

Cũng nhìn từ thực tế, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho biết, hiện nay có hàng nghìn các công trình thủy điện nhỏ, không xây dựng trong không gian cụ thể, thậm chí xây dựng ở tỉnh này, nhưng nguồn tích nước lại ở tỉnh khác do DN tư nhân đầu tư. Thủy điện nhỏ như vậy, DN có lãi thì làm, nếu lỗ thì đóng cửa thế nào. Các cơ quan soạn thảo nên dự báo trước vấn đề này. Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, nên cân nhắc nhà máy điện hạt nhân sau sự cố nhà máy Fukushima (Nhật Bản) vì có ý kiến cho rằng khắc phục hậu quả sự cố nhà máy điện hạt nhân còn khó khăn, tốn kém hơn chi phí xây dựng nhà máy này.

Kết luận sau phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trên cơ sở các ý kiến trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp thu, chỉnh lý, rà soát lại cả về kỹ thuật văn bản trước khi đưa ra biểu quyết thông qua vào kỳ họp này.

Đức Nghiêm

thoibaonganhang.vn

Tin liên quan

Tin khác

Không để gián đoạn thủ tục hành chính khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Không để gián đoạn thủ tục hành chính khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 17/6/2025 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện thủ tục hành chính thông suốt, hiệu quả, không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.
Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tăng cường cơ cấu đội ngũ, hoàn thiện thể chế để vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Giải trình ý kiến đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận tại Quốc hội về kinh tế - xã hội chiều ngày 17/6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã làm rõ những vấn đề về sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương hai cấp.
Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Quốc hội đặt kỳ vọng bứt phá kinh tế và cải cách thể chế năm 2025

Ngày 17/6/2025, Quốc hội đã thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên. Các ý kiến tập trung đề xuất các giải pháp khai thông đầu tư công, cải cách thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định kinh tế vĩ mô để đưa Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Chi bộ Vụ Hợp tác quốc tế đổi mới, nâng tầm hội nhập trong kỷ nguyên mới

Chi bộ Vụ Hợp tác quốc tế đổi mới, nâng tầm hội nhập trong kỷ nguyên mới

Ngày 17/6/2025, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (HTQT) tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, đánh dấu chặng đường 3 năm nỗ lực và thành tựu của nhiệm kỳ 2022-2025, đồng thời mở ra giai đoạn phát triển mới cho Vụ HTQT trong tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Tham dự và chỉ đạo tại Đại hội, có đồng chí Nguyễn Ngọc Cảnh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp

Sáng nay (17/6/2025), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp với 455/457 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Doanh nghiệp mang đến nhiều thay đổi quan trọng, tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường minh bạch và thúc đẩy chuyển đổi từ cơ chế tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam

Trao đổi thông tin tại Họp báo Quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam, ông Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. Theo đó, xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh/thành phố và cấp xã) thống nhất trong cả nước, phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ cấu tổ chức bộ máy của từng cấp chính quyền.
Đại hội đại biểu Đảng bộ NHCSXH TW: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển

Đại hội đại biểu Đảng bộ NHCSXH TW: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Phát triển”, ngày 16/6, Đảng bộ Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương (NHCSXH TW) trọng thể tổ chức khai mạc phiên chính thức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030, với sự tham dự của 150 đại biểu đại diện cho trí tuệ, sự thống nhất ý chí và sức mạnh đoàn kết của 605 đảng viên.
Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sửa đổi Hiến pháp là hợp ý Đảng, lòng dân và yêu cầu phát triển của đất nước

Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế công bố chính thức Quyết định vận hành tổ chức bộ máy mới của Việt Nam theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7 sắp tới.
Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Từ sửa đổi Hiến pháp đến kiến tạo quốc gia hiện đại

Chiều 16/6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.