Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái
Nền kinh tế Eurozone tiếp tục giảm tốc trong tháng Tám Ủy ban châu Âu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Eurozone |
Chỉ số nhà quản lý mua hàng tổng hợp (PMI) của khu vực đồng euro, do Hamburg Commercial Bank phối hợp cùng S&P tổng hợp, đã tăng lên 47,1 trong tháng 9 từ mức thấp nhất trong 33 tháng của tháng 8 là 46,7. Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở dưới mức 50 cho thấy các hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục suy giảm, cho dù mức độ có nhẹ hơn. Hamburg Commercial Bank cho biết, nền kinh tế của khối sẽ giảm 0,4% trong quý này.
ECB cho biết các nhân viên của họ đã nâng dự báo lạm phát tổng thể của khu vực |
Tương tự như chỉ số tổng hợp, chỉ số PMI lĩnh vực dịch vụ dù cũng tăng lên 48,4 trong tháng 9 từ 47,9 của tháng 8, nhưng đã trải qua tháng thứ hai dưới ngưỡng 50. Theo các nhà phân tích, lãi suất tăng cao đã làm giảm thu nhập khả dụng của người tiêu dùng vay nợ, buộc họ phải cắt giảm chi tiêu.
Trong khi chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất đã ở mức dưới 50 kể từ giữa năm 2022. Thậm chí chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất tháng 9 còn giảm nhẹ xuống 43,4 từ 43,5. Mức giảm nhẹ này một phần cũng do các nhà máy nỗ lực hoàn thành các đơn đặt hàng hiện có. Chỉ số công việc tồn đọng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID đang củng cố sức ảnh hưởng trên thế giới vào tháng 5 năm 2020.
Theo các nhà phân tích, lãi suất tăng cao trong khu vực đang tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế. Xuất phát muộn hơn nhiều so với các ngân hàng trung ương lớn khác, song cơ quan này cũng cho thấy rõ quyết tâm của mình trong cuộc chiến chống lạm phát. Theo đó cơ quan này cũng đã tăng lãi suất tổng cộng 10 lần sau 10 cuộc họp chính sách kể từ tháng 7/2022.
Gần đây nhất là ngày 14/9, cơ quan này đã quyết định tăng cả ba mức lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản cho dù nhiều ngân hàng trung ương lớn khác, bao gồm cả Fed đã tạm dừng. Cụ thể lãi suất tái cấp vốn được tăng lên 4,25%, lãi suất tiền gửi tăng lên 4% và lãi suất cho vay tăng lên 4,5%. Đây đều là những mức cao nhất kể từ khi đồng euro ra đời vào năm 1999.
Lý do là lạm phát tại khu vực đồng tiền chung vẫn đang rất nóng. Trong thông cáo phát đi sau cuộc họp, ECB cho biết các nhân viên của họ đã nâng dự báo lạm phát tổng thể của khu vực trong hai năm 2023 và 2024 lên tương ứng là 5,6% và 3,2% chủ yếu do giá năng lượng tăng cao hơn. Tuy nhiên các nhân viên của ECB lại hạ dự báo lạm phát của năm 2025 xuống mức 2,1%. Có nghĩa lạm phát tại khu vực đồng tiền chung sẽ chưa thể quay lại mức mục tiêu 2% của ECB cho tới năm 2025.
Tuy nhiên ECB có thể sẽ dừng tăng lãi suất. "Dựa trên đánh giá hiện tại của mình, Hội đồng Thống đốc cho rằng lãi suất cơ bản của ECB đã đạt đến mức được duy trì trong thời gian đủ dài sẽ đóng góp đáng kể vào việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu kịp thời", thông cáo của ECB nêu rõ.
Mặc dù vậy, tác động những lần tăng lãi suất trước đó đang được cảm nhận rõ ràng khi mà hoạt động kinh doanh bị thu hẹp ở Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - mà nguyên nhân chính là do nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm liên tục. Trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ chủ đạo của Pháp suy giảm với tốc độ thậm chí còn mạnh hơn trong tháng 9 do nhu cầu giảm và số lượng đơn đặt hàng mới đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng euro.
“Một cuộc suy thoái đang ngày càng trở nên rõ ràng ở khu vực đồng euro”, nhà phân tích Christoph Weil tại Commerzbank nói. “Việc tăng lãi suất cơ bản của ECB (Ngân hàng Trung ương châu Âu) thêm 450 điểm cơ bản trước đó đang làm chậm lại nền kinh tế ở tất cả các nước sử dụng đồng euro”.
Trong thông cáo phát đi sau cuộc họp chính sách tháng 9, ECB cho biết, các nhân viên của họ cũng đã hạ thấp đáng kể dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực. Hiện họ kỳ vọng nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 0,7% vào năm 2023, 1,0% vào năm 2024 và 1,5% vào năm 2025.