Fed có gì trong bộ công cụ xử lý khủng hoảng có thể sẽ sớm được sử dụng?
Fed hạ lãi suất, tỷ giá dễ thở hơn | |
Liệu Fed có thể cắt giảm tiếp lãi suất? | |
Sức ép từ Covid-19 lên Fed |
Fed đã cắt giảm lãi suất khẩn cấp vào tuần trước và dự kiến sẽ giảm tiếp vào cuộc họp tuần tới (17-18/3). Cơ quan này đã thực hiện các bước để đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng bằng cách tăng đáng kể vốn đẩy qua thị trường cho vay qua đêm.
Nhưng nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 thì ngân hàng trung ương này vẫn còn có các biện pháp và công cụ khác có thể được sử dụng khi cần thiết để giữ cho thị trường tín dụng không bị đóng băng trong thời gian dịch bệnh căng thẳng hiện nay.
“Fed sẽ luôn là nhà cung cấp thanh khoản khi cần thiết”, Nellie Liang, một thành viên cao cấp bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Viện Brookings và cũng là cựu giám đốc của Bộ phận ổn định tài chính tại Ủy ban Dự trữ Liên bang, cho biết.
Fed có thể thực hiện một số hành động theo thẩm quyền hiện có, và một số hành động khác là có thể yêu cầu sự hợp tác từ Bộ Tài chính hoặc cơ quan của Quốc hội.
Dưới đây là góc nhìn về một số công cụ có thể được sử dụng để hỗ trợ thị trường nếu điều kiện tín dụng xấu đi đáng kể:
Cửa sổ chiết khấu – Discount Window
“Công cụ cho vay của Fed là biện pháp cuối cùng và hiếm khi được sử dụng vì các ngân hàng lo lắng rằng việc vay mượn qua công cụ này có thể khiến họ “yếu ớt”. Nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể bắt đầu sử dụng công cụ này bằng cách nhắc nhở các ngân hàng rằng, cửa sổ chiết khấu đang mở, vui lòng sử dụng nó”, Liang nói.
Các quan chức của Fed cũng có thể làm cho tín dụng trở nên hấp dẫn hơn bằng cách hạ thấp lãi suất hoặc kéo dài thời gian cho vay từ một ngày thành 30 ngày hoặc 90 ngày.
Chương trình đấu giá cho vay kì hạn - Term Auction Facility (TAF)
Fed đã từng triển khai TAF vào năm 2007 như một cách để cung cấp các khoản vay cho các ngân hàng quá do dự để chuyển sang sử dụng cửa sổ chiết khấu. TAF có vẻ không được chào đón so với công cụ cửa sổ chiết khấu vì cách các khoản vay được ban hành. Các công ty tài chính đã phải đấu giá lấy lãi suất cao nhất mà không phải do thị trường quyết định.
Bên cạnh đó, tiền cũng không được giải ngân cho đến ba ngày sau đó, điều này cũng cho thấy rằng, nếu các ngân hàng vay theo cách này thì họ không cần tiền mặt ngay lập tức.
“Đây là một tín hiệu cho thấy bạn chưa đến mức tuyệt vọng”, Liang nói.
Fed đã đóng chương trình này vào tháng 3/2010.
Quỹ thương phiếu - Commercial paper funding facility (CPFF)
Trong cuộc khủng hoảng tài chính, việc thành lập CPFF là cần thiết để Fed đưa các khoản vay trực tiếp tới các doanh nghiệp phi tài chính.
Công cụ này là nguồn tài trợ ngắn hạn chính cho một loạt các doanh nghiệp. Khi thị trường đóng băng vào năm 2008, Fed đã tạo ra CPFF để giúp mở lại thị trường đó bằng cách mua thương phiếu được đánh giá cao, được bảo đảm bằng tài sản với kỳ hạn ba tháng.
Công cụ này cũng đã được đóng lại năm 2010.
Vẫn còn quá sớm để nói liệu căng thẳng hiện tại sẽ tiến triển đến mức cho phép Fed mở lại công cụ này một cách bất thường và cấp thiết theo Luật Dự trữ Liên bang, cho phép cho các doanh nghiệp và cá nhân vay.
Hoán đổi thanh khoản giữa các ngân hàng trung ương - Central bank liquidity swaps
Fed đã có thỏa thuận thường trực với 5 ngân hàng trung ương khác gồm: Ngân hàng Trung ương Canada (BoC), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), cho phép họ cung cấp USD cho các tổ chức tài chính của họ trong thời gian căng thẳng. Thỏa thuận giữa các ngân hàng đã được chuyển từ tạm thời sang thường trực năm 2011.
Fed có thể sẽ đưa ra nhiều thỏa thuận với các ngân hàng trung ương khác để tăng khả năng tiếp cận với đô la nếu cần thiết.