Gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người yếu thế
![]() |
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu tại Hội thảo |
Đa dạng kênh tiếp cận vốn chính thức
Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019, các Bộ, ngành, địa phương đã tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen. Để phòng ngừa, đấu tranh với tín dụng đen, về phía ngành Ngân hàng, đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, sau 2 năm triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg, ngành Ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng (TCTD), công ty tài chính, các quỹ tín dụng và tổ chức tài chính vi mô mở rộng mạng lưới, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tại các TCTD, các công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, NHNN đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới với lãi suất thấp hơn; chủ động giảm lãi suất điều hành đến 3 lần tạo mặt bằng lãi suất phù hợp; sẵn sàng cho vay hỗ trợ thanh khoản đối với các TCTD để đáp ứng đủ vốn phục vụ nền kinh tế; chỉ đạo giảm phí cho các TCTD để các TCTD giảm phí cho khách hang; tổ chức triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, khách hàng cá nhân, hộ gia đình, góp phần đẩy lùi tín dụng đen…
Bàn về các giải pháp cụ thể của ngành Ngân hàng, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, NHNN đã ban hành 85 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó, đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, NHNN thường xuyên chỉ đạo TCTD mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Riêng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng. Đến cuối tháng 10/2021 đã cho hơn 609 nghìn lượt khách hàng vay vốn, doanh số cho vay đạt trên 45,4 nghìn tỷ đồng, dư nợ đạt 1.956 tỷ đồng.
Đồng thời, ngành Ngân hàng cũng phát triển mạng lưới nhằm gia tăng tiếp cận đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân.
Đặc biệt, đối với khu vực nông thôn nơi dễ phát sinh hoạt động “tín dụng đen”, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều chính sách, chương trình, giải pháp tín dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân khu vực này.
Là một trong những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước, trong đó có khu vực nông nghiệp nông thôn, bà Trần Lan Phương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết, từ 03 chương trình tín dụng nhận bàn giao (chương trình hộ nghèo, học sinh sinh viên và giải quyết việc làm), đến nay NHCSXH đang triển khai trên 20 chương trình tín dụng chính sách xã hội theo chỉ định của Chính phủ và một số dự án cho vay.
Đến 30/11/2021, tổng dư nợ các chương trình tại NHCSXH đạt trên 245.000 tỷ đồng với gần 6,4 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, có 94% dư nợ tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt hướng tới vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới hải đảo. Trong đó, nhóm tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế và việc làm chiếm 73%, còn lại tập trung cho nhóm tín dụng tiêu dùng, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.
“Tuy nhiên, phải nhìn nhận thực tế rằng, mặc dù Ngành ngân hàng luôn chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp, nhưng quá trình cấp tín dụng vẫn gặp khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tội phạm “tín dụng đen” vẫn có cơ hội để phát triển”, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế chia sẻ.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Triển khai các giải pháp trước mắt và dài hạn
Đánh giá về thực trạng tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng đen, thiếu tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, tình hình tuy được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm thiệt hại nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Từ đầu năm 2021, các ngành nghề kinh doanh đòi nợ ở nước ta đã bị cấm hoạt động. Tuy nhiên, tình trạng các đối tượng gây sức ép đòi nợ bằng cách gọi điện thoại, đe dọa sử dụng thông tin cá nhân, mạng điện thoại của người đi vay để xâm phạm quyền cá nhân, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, phát tán cho người thân, bạn bè đồng nghiệp... còn phức tạp. Theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự, đến tháng 4/2021, toàn quốc có 27.000 cơ sở kinh doanh hoạt động cầm đồ.
Để giải quyết được căn cơ vấn đề tín dụng đen theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cần có 4 giải pháp. Theo đó, đời sống của người dân phải được nâng lên, tỷ lệ đói nghèo tiếp tục được giảm xuống mạnh mẽ để không rời vào tình cảnh “nhắm mắt đưa chân” tới tín dụng đen. Đi cùng với đời sống thì dân trí cũng cần được nâng cao, đây là điều kiện để giải quyết tín dụng đen.
Cùng với đó, hành lang pháp lý cần đồng bộ, rõ ràng, thể hiện sự thống nhất trong việc trấn áp, xử lý tội phạm, liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Đồng thời xây dựng hệ thống tài chính toàn diện sẽ được triển khai một cách tích cực, rộng khắp và người dân là đối tượng thụ hưởng tích cực.
Còn về trước mắt, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng cần 3 giải pháp. Đó là, làm cho người dân hiểu về tác hại, hậu quả của tín dụng đen để cảnh giác và đấu tranh… thông qua công tác truyền thông, giáo dục tài chính toàn diện; tiếp tục trấn áp, xử lý nghiêm những người tổ chức, bảo kê cho tín dụng đen, kể cả các tổ chức chính thức và phi chính thức; tăng cường các kênh tiếp cận vốn chính thức cho người dân, đây vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của chính các tổ chức tín dụng.
Các tin khác

Tỷ giá sáng 4/12: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

NHNN Việt Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng nhất của Nhà nước Lào

Sacombank kết nối thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới tại Campuchia

Hội nghị song phương thường niên giữa NHNN Việt Nam và NHCHDCND Lào

Giải chạy “LPBank – Run4Change” lan tỏa tinh thần chuyển đổi mạnh mẽ và lối sống tích cực

Cuối năm Sacombank tăng nguồn vốn và giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng Bản Việt ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới

Thúc đẩy vay tiêu dùng, hạn chế tín dụng đen

Vietbank Digital bổ sung thêm nhiều tính năng mới cho người dùng

Phú Yên: Gỡ khó cho thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng

Tỷ giá sáng 30/11: Tỷ giá trung tâm giảm 22 đồng

TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tham dự Hội nghị Thống đốc Đặc biệt của BIS và Hội nghị cấp cao HKMA-BIS 2023

Ông Đoàn Văn Thắng được giao phụ trách điều hành hoạt động Hội đồng thành viên VAMC

Mobile Money liên kết ngân hàng thúc đẩy tiêu dùng

Việt Nam - Campuchia: Công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng mã QR code

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển
Cần Thơ đẩy mạnh hiệu quả tín dụng chính sách
NHNN Quảng Trị huấn luyện nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng

Linh hoạt công năng, căn hộ 1PN+1 hấp dẫn bậc nhất thị trường Đà Nẵng

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Vietcombank ra mắt thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake
