Giảm thuế VAT ngân hàng: Khách hàng hưởng lợi
Ngân hàng lỗ lãi không can gì đến giảm VAT
Tuần vừa qua, Chính phủ đã có Tờ trình về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tại văn bản này, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế VAT 2% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống 8%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như: viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn…
Theo đánh giá của Chính phủ, việc giảm thuế VAT như trên sẽ khiến ngân sách hụt thu khoảng 24.000 tỷ đồng trong nửa cuối năm nay, tức giảm 9.000 tỷ đồng so với phương án giảm thuế với tất cả hàng hóa, dịch vụ (bao gồm hoạt động ngân hàng).
Theo ghi nhận từ một số đại biểu Quốc hội và chuyên gia lĩnh vực thuế, việc cân nhắc không mở rộng giảm thuế VAT đối với một số lĩnh vực như Tờ trình của Chính phủ là phù hợp. Bởi trước đó, vào tháng 4 Chính phủ đề xuất giảm thuế cho tất cả các loại hàng hóa dịch vụ nhưng chưa có lý giải cụ thể về lý do mở rộng phạm vi giảm thuế, cũng như chưa giải trình các phương án, giải pháp bù đắp các khoản giảm thu và khả năng cân đối của ngân sách năm nay.
![]() |
Chi phí giao dịch của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thu nhập chịu thuế |
Một số ý kiến thậm chí còn cho rằng, lĩnh vực ngân hàng hiện nay vẫn tăng trưởng tốt và lợi nhuận vẫn ghi nhận vì thế không cần giảm thuế VAT mà chỉ nên giảm cho các lĩnh vực gặp khó khăn như đã thực hiện năm ngoái với Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cũng như đại diện nhiều ngân hàng ở TP.HCM cho rằng, nếu vì lý do các ngân hàng vẫn có lợi nhuận để loại trừ khỏi danh sách giảm thuế VAT là không hợp lý. Bởi thuế VAT là thuế gián thu, các ngân hàng chỉ thu hộ của khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng là đối tượng chịu thuế sau cùng để nộp cho nhà nước.
Đại diện một NHTM lớn cho rằng, hiện nay tỷ lệ thu nhập từ thu dịch vụ của các ngân hàng khá lớn trong cơ cấu thu nhập. Trong mỗi ngân hàng, số thu dịch vụ có thể vài chục ngàn tỷ đồng đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Phí thu dịch vụ là khoản khách hàng phải nộp thuế VAT. Trong đó, tùy vào loại hình sản phẩm, dịch vụ, các ngân hàng có thể chia sẻ hoặc không chia sẻ với khách hàng mà chỉ nộp thay cho doanh nghiệp, người dân. “Vì thế việc giảm thuế VAT là giảm trực tiếp cho khách hàng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, tạo động lực cho cá nhân và doanh nghiệp giao dịch qua ngân hàng”, vị đại diện này nói.
Giảm đồng bộ để quản lý và kích cầu tiêu dùng
Ở góc độ thực thi chính sách, GS.TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đà tăng trưởng suy giảm, cần chính sách tài khóa mở rộng. Do đó, chính sách giảm 2% thuế VAT nên áp dụng với tất cả các lĩnh vực. “Các ngành nghề lĩnh vực đều kết nối nhau, chúng ta nên chọn cái gì dễ quản lý, dễ làm mới hiệu quả, cần giảm thuế VAT đại trà chứ không nên khoanh vùng”, ông Ngân nói.
Cùng quan điểm, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Việt Nam cho rằng, cần giảm 2% thuế VAT với tất cả mặt hàng. Bởi mọi cơ hội kinh doanh đều quý giá, việc giảm thuế sẽ kích cầu, giải quyết khó khăn thị trường. Chưa kể, các loại hình kinh doanh có sự đan xen và liên đới với nhau nên việc giảm với mặt hàng, lĩnh vực này mà không giảm đối với mặt hàng, lĩnh vực kia gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo ghi nhận từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thực tiễn triển khai Nghị quyết 43 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP trong năm vừa qua cho thấy, việc chỉ giảm thuế với một số mặt hàng mà không giảm với một số khác khiến việc kê khai và nộp thuế trở nên vô cùng phức tạp. Các doanh nghiệp và cơ quan thuế, cơ quan hải quan đều lo ngại việc xác định không đúng mặt hàng sẽ dẫn đến nguy cơ bị xử phạt, xử lý kỷ luật sau này. Do đó, việc giảm thuế cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ là hợp lý.
Từ khía cạnh phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc điều hành AFA Capital cho rằng, hiện nay trong bối cảnh hoạt động giải ngân đầu tư công ở các địa phương khá chậm chạp, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của người dân khó khăn, việc kích thích nhu cầu tiêu dùng, kích thích tăng trưởng xuất khẩu ròng sẽ giúp nâng tổng cầu toàn xã hội, tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Thời gian qua, NHNN tập trung khá mạnh các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng việc ban hành các Thông tư 02/2023/TT-NHNN, Thông tư 03/2023/TT-NHNN và chuẩn bị sửa đổi Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng các hoạt động hỗ trợ khách hàng, như: gia hạn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, mua trái phiếu doanh nghiệp, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng để tăng cho vay ra nền kinh tế… Chính vì vậy, để các chính sách của ngành Ngân hàng phát huy hiệu quả thì các chính sách hỗ trợ tài chính khác, bao gồm giảm thuế VAT cũng cần được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Các tin khác

ADB bổ nhiệm ông Scott Morris làm Phó Chủ tịch phụ trách Đông, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiết kiệm vẫn hút khách

Tỷ giá sáng 22/9: Tỷ giá trung tâm giảm phiên thứ hai liên tiếp

Tăng cường công tác phòng, chống rửa tiền

Tạo điều kiện để cung - cầu vốn gặp nhau

Xanh hóa ngành ngân hàng cho mục tiêu phát triển bền vững

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế Agustín Carstens

Ra mắt chợ thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ An Sương

Tuyên truyền, hướng dẫn Thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Tân Phú

Đắk Lắk: Một khách hàng trúng giải Nhất chương trình “Đăng ký Agribank E-Mobile Banking - Vi vu Châu Á”

Thanh toán bằng thẻ dần thay thế cho tiền mặt

Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng

Bổ nhiệm Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Kạn

Ngân hàng “bắt tay” Fintech: Gia tăng lợi ích cho khách hàng

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
