Hiệu lực, hiệu quả bộ máy chính quyền là mục tiêu cao nhất
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: RẠNG RỠ VIỆT NAM Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ tại Hưng Yên |
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong Phiên thảo luận ở tổ tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV |
Các đại biểu thống nhất cho rằng sự hài lòng của người dân và tăng trưởng kinh tế là thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả của Chính phủ, cấp chính quyền, đồng thời là mục tiêu cao nhất, là đích đến khi sửa đổi các luật này. Thảo luận tại tổ về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu đồng tình cao với quan điểm tăng cường phân cấp, phân quyền, bởi đây là cơ chế giải quyết nút thắt hiện nay. Nếu không phân cấp, phân quyền sẽ gây khó khăn cho cơ quan thực thi cấp dưới. Luật không nên quy định cụ thể, chi tiết từng cách thức, mà chỉ nên quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc. Khi được trao quyền, địa phương quyết định và chịu trách nhiệm.
Về mối quan hệ giữa HĐND, UBND, UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các đại biểu nhận định đây là mối quan hệ phối hợp. Tuy nhiên, cả trong quy định pháp luật lẫn thực tế, mối quan hệ này chưa thể hiện được sự thực chất, chưa phát huy hết vai trò của các tổ chức. Do đó, đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (đoàn Cần Thơ) đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tại các hội nghị định kỳ… Trong các quy chế phối hợp giữa UBTVQH, Chính phủ, UBMTTQ đều có quy định, nhưng ở các địa phương, quy chế phối hợp vẫn chưa được thực hiện nền nếp do quy định chưa chặt chẽ.
Cho rằng các quy định về trao quyền mạnh mẽ hơn cho các cấp chính quyền sẽ kéo theo lo ngại về nguy cơ lạm quyền, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đề nghị Ban soạn thảo cần xây dựng phương thức để tránh tình trạng này. Một trong những giải pháp là quyền phải đi kèm với công khai, minh bạch, giải trình. Khi đó, những cán bộ thực thi có thể phát huy năng lực, sáng tạo, tinh thần của Kết luận số 14 của Bộ Chính trị về khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm để đem lại hiệu quả thực sự.
Thảo luận tại tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh rằng cần lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của Chính phủ và chính quyền các cấp. Điều này phụ thuộc vào tầm nhìn, khả năng thích ứng, đổi mới và năng lực thực thi chính sách của chính quyền.
“Tại sao đầu tư công có tiền nhưng không tiêu được? Tại sao hệ thống pháp luật phức tạp, ngân sách nhà nước được phân bổ chi tiết nhưng lại không phát huy được sự năng động, sáng tạo, chủ động của chính quyền địa phương trong thực thi?” - Tổng Bí thư đặt câu hỏi, đồng thời nhấn mạnh: “Cần nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân, thúc đẩy sự tham gia của xã hội vào quá trình nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính và củng cố nền dân chủ. Nếu không huy động được sức dân thì sẽ rất khó khăn. Do vậy, cần có chính sách khuyến khích và các quy định phù hợp để thực hiện điều đó”.
Cũng theo Tổng Bí thư Tô Lâm: “Phân công quyền lực nhưng vẫn phải duy trì vai trò của hành chính. Nếu phân quyền hoàn toàn mà bỏ mất hành chính thì cũng mất đi vai trò phục vụ nhân dân. Đối với Ủy ban Hành chính hay UBND, có ý kiến cho rằng phải có HĐND để bầu ra UBND. Nhưng nếu không cần HĐND nữa, chỉ còn Ủy ban Hành chính để phục vụ nhân dân thì quyền hành phải thực sự đi vào thực tế. Chúng tôi cũng rất lắng nghe và sẽ tính toán”.
Cho ý kiến vào Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quan điểm phân cấp mạnh cho Chính phủ để tăng tính chủ động, giải quyết các điểm nghẽn và rào cản, khơi thông nguồn lực phát triển. Những vấn đề đã chín, đã rõ và được thực tế kiểm nghiệm thì cần giải quyết ngay, không để quy trình, thủ tục cứng nhắc làm chậm sự phát triển của đất nước.
Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị khi sửa đổi các luật có liên quan cần tiếp tục rà soát để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành. Các luật sửa đổi trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ này phải đồng bộ.
“Đối với Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), cần phân cấp mạnh hơn theo phương châm: địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; Trung ương kiến tạo, Quốc hội giám sát, Chính phủ chỉ đạo điều hành trực tiếp. Tính chủ động của địa phương sẽ được nâng cao. Hiện nay, Quốc hội đã đổi mới tư duy làm luật, giao quyền mạnh hơn cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì cơ chế họp của Ủy ban này linh hoạt hơn để giải quyết những vấn đề cấp bách. Trong thời gian tới, Quốc hội sẽ không quản lý danh mục đầu tư, ngay cả Chính phủ cũng không can thiệp nhằm hạn chế tối đa cơ chế ‘xin - cho’, vốn là nguồn cơn của nhiều vụ việc tiêu cực phải xử lý cán bộ”.
Một trong những nguyên tắc phân định thẩm quyền là bảo đảm Thủ tướng Chính phủ không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách. Đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cần quy định thật rõ ràng việc phân quyền, ủy quyền và phân cấp quản lý từ Chính phủ, Thủ tướng đến các bộ, ngành.
“Ủy quyền giữa Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng hoặc Trưởng ngành bao gồm những nội dung nào? Ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương ra sao? Trong luật cần có định hướng cụ thể để sau này có nghị định hướng dẫn rõ ràng, tránh tình trạng địa phương phải liên tục gửi văn bản xin ý kiến vì không rõ trách nhiệm của mình”, đại biểu Đức bày tỏ.
Các đại biểu cũng đề nghị làm rõ chủ thể nhận phân cấp ở địa phương và các nguyên tắc chung về phân cấp, ủy quyền, bảo đảm thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Trung ương và địa phương.
Thảo luận tại tổ, các đại biểu nhận định cả nước đang thực hiện cuộc cách mạng trong tổ chức bộ máy nhà nước với tiến độ nhanh, yêu cầu cao. Do vậy, việc ban hành ngay Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện sắp xếp, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, thông suốt của bộ máy nhà nước và xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đây là thời điểm vàng để tinh gọn bộ máy Đất nước muốn phát triển, muốn bứt phá phải sắp xếp, tinh gọn. Đây cũng là thời điểm chín muồi để thực hiện và được người dân đồng tình. Trong nhiều nhiệm vụ, có hai nhiệm vụ quan trọng là tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân – đây là những mục tiêu xuyên suốt mà Đảng ta đặt ra. Vì vậy, cần xác định tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả, xác định đúng chức năng, nhiệm vụ. Để làm được điều này, Tổng Bí thư cho rằng, điều đầu tiên cần làm là tổ chức mô hình tổ chức bộ máy và có hệ thống pháp luật để toàn xã hội đồng lòng thực hiện; cùng với đó là bố trí đội ngũ cán bộ đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Nghị quyết trung ương các khóa đã nhận định bộ máy nhà nước hoạt động cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết 18 của Trung ương khóa XII tiếp tục khẳng định điều này. Do vậy, đến khóa XIII chúng ta tổng kết Nghị quyết 18 và nhận thấy còn nhiều nhiệm vụ chưa hoàn thành. Đây là thời điểm vàng để tinh gọn bộ máy, trong quá trình thực hiện đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo kinh nghiệm các nước. Mỗi giai đoạn cách mạng phải có bộ máy để thực thi đường lối. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy phải đảm bảo được mục tiêu đó; chính sách, pháp luật phải đảm bảo mục tiêu đó. Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và hành chính để toàn dân thực hiện. Bố trí bộ máy không chỉ để bộ máy hoạt động, mà phải phù hợp với Quốc hội, phù hợp với Chính phủ, phù hợp với các bộ, ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Cùng với đó phải tính đến khả năng phối hợp, năng lực dữ liệu, năng lực thực thi chính sách, chất lượng bộ máy, khả năng quản lý ngân sách. Chúng ta cũng cần kiểm điểm, đánh giá hàng năm, định kỳ về hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả của bộ máy nhà nước... |
Các tin khác

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội “quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này”

Trao sứ mệnh tiên phong cho thanh niên trong xây dựng và phát triển đất nước

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Về nguồn” tại Thái Nguyên

Đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Co-opbank: Khát vọng trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô vì cộng đồng

Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng: Thể chế hóa chủ trương của Đảng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua nghị quyết hợp nhất với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Các hoạt động trọng tâm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước

Khẳng định vị thế Việt Nam trong hệ thống tài chính ASEAN

Chính phủ họp về 5 dự án luật quan trọng

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
