Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị
Tín dụng tái cơ cấu nông nghiệp đô thị | |
Tín dụng tiếp tục hỗ trợ nông nghiệp đô thị |
Ảnh minh họa |
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, trong thời gian qua, kết quả triển khai thực hiện chính sách đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư trong nông nghiệp, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.
Từ ngày 12/02/2018 đến ngày 30/8/2020, các quận huyện đã phê duyệt 868 quyết định, 1.891 hộ được hỗ trợ lãi vay, tổng vốn đầu tư là 2.520,418 tỷ đồng, tổng vốn vay 1.477,56 tỷ đồng. Lũy tiến từ 2011-30/8/2020 ban hành 8.465 quỵết định, 24.559 hộ được hỗ trợ lãi vay, tổng vốn đầu tư: 13.707,527 tỷ đồng, tổng vốn vay là 8.313,578 tỷ đồng.
Trước đó, để khuyến khích hộ nông dân tham gia sản xuất, kinh doanh trong HTX trên địa bàn thành phố đến năm 2020, UBND TP.HCM đề ra mục tiêu giai đoạn 2019 – 2021, tỷ lệ nông dân là hội viên nông dân có trực tiếp sản xuất nông nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh trong HTX đạt khoảng 20%, đến năm 2023 có 50% tỷ lệ nông dân là hội viên nông dân có trực tiếp sản xuất nông nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh trong HTX (khoảng 33.746 hội viên nông dân). Hiện nay trên địa bàn thành phố có 101 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 2.482 thành viên, chỉ chiếm 3,67% so với tổng số hội viên nông dân (67.493 hội viên).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, nhờ chính sách hỗ trợ lãi vay nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác tại TP.HCM tăng đều qua các năm, từ 158,5 triệu đồng/ha năm 2010 lên 375 triệu đồng/ha năm 2015, lên 450 triệu đồng/ha năm 2017 và đến cuối năm 2018 đạt 502 triệu đồng/ha/năm (cao nhất cả nước, gấp hơn 5 lần bình quân cả nước. Đời sống cho người dân khu vực nông thôn cũng được cải thiện với thu nhập tăng đều nếu năm 2008 là 15,73 triệu đồng/người/năm, đến cuối năm 2017 là 49,18 triệu đồng/người/năm, tăng 212,65% so với năm 2008 và đến cuối năm 2018 là 54,7 triệu đồng/người/năm, tăng 247,74% so với năm 2008 (15,73 triệu đồng/người/năm). Năm 2019 đạt 63,096 triệu đồng/người (tăng 2,72 lần so với năm 2010)
Vì vậy, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cho rằng, để đạt được mục tiêu Trung ương giao và kế hoạch thành phố đã đề ra thì việc đề xuất tăng mức hỗ trợ từ 60%, 80% lên 100% lãi suất đối với các đối tượng là thành viên hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp có tham gia ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với hợp tác xã sản xuất đối với 6 sản phẩm chủ lực; phát triển sản phẩm thuộc làng nghề truyền thống được UBND TP.HCM công nhận là rất cần thiết.
Đây sẽ là động lực quan trọng khuyến khích phát triển HTX, hội viên nông dân tham gia HTX, doanh nghiệp có tham gia ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với hợp tác xã sản xuất, đặc biệt tập trung phát triên các nhóm sản phẩm chủ lực, sản phẩm ngành nghề nông thôn thuộc Đề án mỗi xã một sản phẩm của thành phố.