Hỗ trợ hiệu quả cho khách hàng
Thúc đẩy giao dịch nền tảng số hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp thời Covid | |
Triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng | |
Ổn định thanh khoản để hỗ trợ giảm lãi suất |
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng với các địa phương Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định, NHNN cam kết đảm bảo đầy đủ vốn cho nền kinh tế với lãi suất thấp hơn; đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có thể điều chỉnh mạnh hơn nữa về chính sách tiền tệ nếu cần thiết. NHNN cũng sẽ chỉ đạo toàn bộ hệ thống ngân hàng triển khai mạnh các biện pháp về lãi suất, cơ cấu lại nợ, cho vay mới trên phạm vi toàn quốc...
Theo thống kê mới nhất của NHNN, tính đến hết tháng 3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,3% so với đầu năm. Đây được xem là tín hiệu khá khả quan bởi nếu nhìn lại trong 2 tháng đầu năm 2020, tín dụng gần như không tăng. Thống đốc cho hay, dự kiến năm 2020, tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng từ 900.000 - 1,1 triệu tỷ đồng, tức là tăng trưởng tín dụng dự báo khoảng 11-14%. Con số 1,3% cũng cho thấy các chính sách của NHNN và các gói tín dụng ưu đãi của hệ thống NHTM đã phát huy hiệu quả với các DN, cá nhân trong nền kinh tế.
Các ngân hàng đang triển khai mạnh các biện pháp hỗ trợ DN như miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, cho vay mới |
Thị trường ghi nhận nhiều nhà băng đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ DN vượt qua những khó khăn do dịch bệnh gây ra; nỗ lực tìm hiểu nhu cầu từng nhóm khách hàng để có chính sách hỗ trợ cụ thể, hiệu quả cho DN. Mới nhất, MB công bố triển khai gói tín dụng 45.000 tỷ đồng cho khách hàng DN lớn gồm gói 17.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm lãi suất 0,5-1% với khách hàng có doanh thu giảm do Covid-19 (áp dụng tới 30/9); gói 28.000 tỷ đồng ưu đãi giải ngân mới kích thích DN phục hồi kinh doanh với lãi suất từ 4,8-6% tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh. Nam A Bank cũng vừa đưa ra gói tín dụng ưu đãi trị giá 15.000 tỷ đồng với lãi suất giảm tối đa 2% cho khách hàng cá nhân và DN trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ lưu trú, nhà hàng, quán ăn, xuất nhập khẩu. Khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ mục đích tiêu dùng cũng được hưởng lãi suất giảm 3,1% đến 30/6. LienVietPostBank thông báo gói tín dụng 10.000 tỷ đồng lãi suất giảm 2% so với mức thông thường cho mọi đối tượng tới hết tháng 9/2020...
Đối tượng DNNVV, hiện chiếm hơn 98% tổng số DN luôn là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm từ phía các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Đơn cử ACB dành 12.000 tỷ đồng (trong gói vay 25.000 tỷ đồng) cho DNNVV nếu có nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể chọn ưu đãi lãi vay ngắn hạn chỉ từ 6,5%/năm, khách hàng có nhu cầu đầu tư mua sắm/sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, văn phòng... có thể chọn gói ưu đãi lãi vay trung dài hạn chỉ từ 8,5%/năm; HDBank triển khai gói tín dụng Swift SME 5.000 tỷ đồng cho DNNVV có nhu cầu bổ sung nguồn vốn đáp ứng điều kiện tín dụng chuẩn SME của HDBank với lãi suất chỉ từ 6,5%; VPBank triển khai chương trình “Học viện Tiểu thương” miễn phí trên toàn quốc gồm những khóa đào tạo online và nhân sự hỗ trợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh, giúp tiểu thương chuyển đổi mô hình bán hàng từ truyền thống sang online, qua đó có thể duy trì kinh doanh trong mùa dịch...
Giáo dục cũng là một lĩnh vực chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch Covid-19. Bởi vậy, hiện nhiều nhà băng cũng đẩy mạnh cho vay ưu đãi với đối tượng đặc thù là cán bộ nhân viên ngành giáo dục, trong bối cảnh hàng chục ngàn giáo viên, nhân viên nhiều trường học bị cắt giảm lương hoặc thậm chí nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch, nhiều trường ngoài công lập nguy cơ phải đóng cửa hoàn toàn. Như PVcomBank có sản phẩm vay trả góp “Tiếp sức thầy cô - an tâm vượt dịch” với lãi suất chỉ từ 5%/năm, không cần tài sản thế chấp cho các cấp từ mầm non đến Đại học có thoả thuận hợp tác với nhà băng; OCB có chương trình cho vay dành cho khách hàng cá nhân là cán bộ, nhân viên công tác tại các trường học (thuộc hệ thống trường liên kết) với lãi suất ưu đãi chỉ từ 1%/tháng...
Có được sự đồng thuận trong toàn hệ thống ngân hàng cũng một phần xuất phát từ sự tiên phong của nhóm Big 4. BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank sau cuộc họp với NHNN ngày 31/3 đều nhất trí giảm lãi suất đến 2% (với khoản vay bằng VND) cho các DN thuộc lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Thậm chí mới đây, Vietcombank đã quyết định giảm đồng loạt lãi suất tiền vay đợt 2 từ 15/4 - 30/6/2020 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi giảm 10% số tiền lãi phải trả ngân hàng cho khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch, giảm 5% số tiền lãi phải trả cho khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp.
Không những ưu đãi về vốn vay, lãi suất, giảm phí, ngân hàng cũng đang tính toán để có thể hỗ trợ sâu hơn cho khách hàng “hậu Covid-19”. Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ cho rằng, khó khăn trên thực tế của các DN thời gian qua không phải chỉ từ nhu cầu trả được các khoản nợ đến hạn, mà hơn thế là từ sự gián đoạn và đứt gãy các chuỗi liên kết, kể cả trong và ngoài nước. Điều này dẫn tới việc nhiều DN đang phải chuyển thị trường tiêu thụ cũng như nguyên liệu, đòi hỏi thời gian cũng như chi phí phát sinh tương đối lớn, nhất là chi phí đầu tư và chi phí vốn lưu động. Bởi vậy, ngân hàng cũng sẽ đồng hành tiếp tục với các DN cơ cấu lại các khoản nợ trong điều kiện dịch bệnh thay đổi, nhất là các chuỗi liên kết đang bị đứt gãy ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng DN và cá nhân chịu ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Vietcombank vừa quyết định giảm đồng loạt lãi suất tiền vay đợt 2 từ ngày 15/4/2020. Cụ thể, ngân hàng giảmtới 10%số tiền lãi phải trả cho các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19; thời gian giảm lãi suất từ ngày 15/4/2020 đến hết ngày 30/9/2020. Đồng thời giảm5%số tiền lãi phải trả ngân hàng cho các khách hàng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dịch Covid-19; thời gian giảm lãi suất từ ngày 15/04/2020 đến 30/6/2020. Theo Vietcombank, tổng số khách hàng được giảm lãi suất đợt 2 là 90 ngàn khách hàng với qui mô tín dụng là 300 ngàn tỷ đồng, chiếmgần 50% dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. Trước đó, thực hiện chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, ngay từ giữa tháng 2/2020, Vietcombank đã triển khai hàng loạt giải pháp ưu đãi dành cho khách hàng như giảm lãi suất cho vay đợt 1, triển khai chương trình cho vay mới với qui mô dư nợ 30.000 tỷ đồng với lãi suất siêu thấp từ 4,5-5% năm. Cùng với đợt giảm lãi suất trên diện rộng lần này, dự kiến lợi nhuận của Vietcombank chia sẻ cho khách hàng trên 2.240 tỷ đồng. |