Khi nhà đầu tư F0 “tốt nghiệp”
![]() |
Thị trường chứng khoán sẽ phát triển mạnh cả quy mô và chất lượng |
Sau khi VN-Index lần đầu tiên đóng cửa dưới ngưỡng 1.000 điểm vào ngày 24/10/2022 sau gần 2 năm liên tục duy trì trên ngưỡng này, một chuyên gia chứng khoán kỳ cựu đã hóm hỉnh viết: “Chúc các nhà đầu tư F0 chính thức tốt nghiệp”.
Nhà đầu tư F0 là thuật ngữ xuất hiện vào năm 2020, dùng để chỉ những nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán và còn thiếu kinh nghiệm - vẫn hay được gọi là thế hệ nhà đầu tư năm Covid thứ I. Đi qua nhiều cung bậc hỷ - nộ - ái - ố của giai đoạn chứng khoán thời Covid, những nhà đầu tư F0 đã đủ trải nghiệm cay - đắng - ngọt - bùi để tốt nghiệp “trường chứng”.
Bắt đáy và thủng đáy
Thời điểm bước sang năm 2020, VN-Index vẫn có diễn biến khá tích cực ở vùng 990 điểm, nhưng khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện và lây lan trên toàn cầu, chỉ số này liên tục lao dốc và nhanh chóng xuống còn hơn 660 điểm vào cuối tháng 3/2020. Nhưng ở dưới đáy sâu đó, hy vọng lại được thắp lên.
Kể từ đó, một thời kỳ huy hoàng còn hơn cả giai đoạn 2006-2007 đã xuất hiện. VN-Index chuyển trạng thái sang “tăng hoài không thấy giảm” còn nhà đầu tư “cứ bán là thua, cứ mua là thắng”... Tốc độ tăng tài khoản giao dịch mới cùng với các nhà đầu tư F0 tràn đầy hy vọng khi tham gia vào thị trường đã khiến một lượng tiền lớn đổ vào chứng khoán, tạo nên những phiên giao dịch “tỷ đô”. Trong thời kỳ thăng hoa đó, thanh khoản khớp lệnh của riêng sàn HoSE năm 2021 liên tục ở ngưỡng 40.000-50.000 tỷ đồng/phiên.
Cũng chính vì lẽ đó mà thị trường bước vào năm 2022 với sự tự tin cao độ và vượt mốc 1.500 điểm ngay từ phiên giao dịch đầu năm (4/1). Việc chứng khoán chào năm mới 2022 tích cực dẫn tới một loạt nhận định tươi sáng được đưa ra, tự tin dự đoán chỉ số chứng khoán có thể dễ dàng vượt các mốc như 1.600 điểm rồi 1.800 điểm, thậm chí 2.000 điểm.
Nhưng đến tháng 4, VN-Index vẫn quanh quẩn ở ngưỡng 1.500 điểm, với các quan điểm vẫn lạc quan cho rằng đây là giai đoạn tích lũy hơn là tạo đỉnh. Sự lạc quan thực ra là có cơ sở bởi VN-Index không tăng thêm trong giai đoạn này nhưng tài khoản chứng khoán của nhiều người vẫn gia tăng các khoản lãi, chọn đúng cổ phiếu vẫn có thể lãi 50-100%.
Những thay đổi bắt đầu rõ nét hơn từ ngày 7-25/4, khi VN-Index từ hơn 1.520 điểm giảm mạnh xuống dưới 1.300 điểm. Hồi lại ngưỡng 1.300 điểm chỉ sau vài phiên rồi VN-Index tiếp tục lao dốc xuống dưới 1.200 điểm vào giữa tháng 5.
Với không ít người, việc VN-Index để mất 300 điểm chỉ trong khoảng 1 tháng rưỡi là tín hiệu điều chỉnh rất rõ ràng. Nhưng đối với các nhà đầu tư F0, việc nhìn giá cổ phiếu về các mốc như 1.200 điểm hay 1.300 điểm lại tạo cảm nhận “giá rẻ”, vì tại các mức giá này khi họ mua vào trước đây đều có lãi, thậm chí lãi lớn. Nhưng, VN-Index tiếp tục điều chỉnh mãi cho đến giữa tháng 11, có thời điểm chỉ số giảm xuống dưới vùng 900 điểm, trước khi phục hồi trở lại trong giai đoạn cuối năm.
Việc VN-Index xuyên thủng ngưỡng 900 điểm xuống chỉ còn hơn 870 điểm vào ngày 15/11/2022, sau đó lại phục hồi gần 200 điểm sau chỉ 2 tuần có thể mở ra kỳ vọng về việc đáy ngắn hạn của thị trường sẽ sớm được xác lập.
Có câu chuyện khá thú vị, nhiều nhà đầu tư F0 vừa mới buồn bã than thở trong giai đoạn nửa đầu tháng 11/2022, nhưng sang đến nửa cuối tháng, nhờ một loạt cổ phiếu hồi phục và “dựng” trần 4-5 phiên thì lại chuyển sang ao ước “thị trường chứng khoán hoạt động cả thứ Bảy, Chủ nhật”.
Phân hóa và sống sót
Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký chứng khoán thì thời điểm 31/1/2020 số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước ở con số 2.342.287. Tuy nhiên, tới thời điểm 30/11/2022 con số này đã lên tới 6.740.848 và tính từ 31/1/2022 tới hết 30/11/2022 số tài khoản đầu tư cá nhân trong nước tăng thêm gần 2,3 triệu tài khoản. |
Ở kịch bản tích cực nhất, nếu thị trường chứng khoán năm 2023 tương tự 2009, tức là cũng phục hồi sau một đợt suy giảm mạnh, thì một điều chắc chắn là việc tìm kiếm lợi nhuận không thể đơn giản như 2-3 năm về trước. Vì vậy, nếu mang tâm lý “ăn xổi” tham gia thị trường hoặc suy nghĩ “mua là thắng” sẽ rất khó để bảo toàn được nguồn vốn trong năm tới.
Xét về mặt thanh khoản, nếu như ở vùng 1.500 điểm của VN-Index, thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE dao động quanh ngưỡng 25.000-30.000 tỷ đồng/phiên thì thanh khoản ở giai đoạn thị trường trên dưới 1.000 điểm những tháng gần đây chỉ còn hơn 10.000 tỷ đồng/phiên.
Với việc thanh khoản thị trường sụt giảm, ngoài lý do dòng tiền dè dặt hơn thì còn bắt nguồn từ việc tài sản của nhà đầu tư bị giảm, dẫn đến giá trị giao dịch cũng giảm theo và kéo theo là sự suy giảm chung. Tuy nhiên, nếu mốc thanh khoản khớp lệnh của sàn HoSE vẫn duy trì trên ngưỡng 10.000 tỷ đồng/phiên, thị trường vẫn có thể duy trì sự sôi động và tạo ra những cơ hội cho các nhà đầu tư. Và dòng tiền, chứ không phải VN-Index, sẽ là chỉ báo cho thị trường chứng khoán của năm 2023, dòng tiền còn thì kể cả VN-Index có điều chỉnh, cơ hội vẫn sẽ còn cho các nhà đầu tư.
Vậy câu hỏi cần đặt ra ở đây là điều gì sẽ giữ dòng tiền ở lại với thị trường chứng khoán, đồng thời hút thêm các dòng tiền mới tham gia?
Một chuyên gia phân tích với thâm niên 15 năm làm việc trên thị trường chứng khoán xác nhận, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những người chưa từng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện vẫn duy trì. Và thực tế thì tại thời điểm VN-Index xuống dưới 1.000 điểm vào giữa quý IV/2022, nhiều nhà đầu tư ngoại chưa bao giờ tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt để mua vào.
Những thống kê đã chỉ ra rằng mua vào chứng khoán tại Việt Nam ở những giai đoạn thấp điểm như các năm 2010, 2015 hay những năm điều chỉnh mạnh như 2008, đầu 2020 đều cho “quả ngọt” thời gian sau đó với suất sinh lời tính bằng lần.
Dù rằng lịch sử chỉ có giá trị tham khảo, nhưng lịch sử cũng chỉ ra những quy luật bất biến của thị trường chứng khoán, rằng mua ở vùng giá thấp, lúc thị trường điều chỉnh mạnh, với tầm nhìn trung và dài hạn tốt, luôn đem lại lợi nhuận lớn. Vấn đề nhà đầu tư cần có chính là kinh nghiệm và cả kỷ luật để có thể tận dụng những cơ hội này.
Riêng năm 2023, sự phân hóa nhiều khả năng sẽ xuất hiện một cách quyết liệt hơn, lựa chọn mã chứng khoán nên đặt vào những doanh nghiệp có thể trụ vững trước thách thức của nền kinh tế nói chung, hoặc những cổ phiếu có giá rẻ ở mức hấp dẫn để mua và nắm giữ dài hạn.
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI): Chọn lãnh đạo có tâm, doanh nghiệp có tầm Thị trường chứng khoán phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Hiện Trung Quốc đang trong giai đoạn bỏ chính sách Zero Covid, được xem là yếu tố thúc đẩy kinh tế toàn cầu phát triển. Các ngành có xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi, ví dụ xi măng, thuỷ sản... Bên cạnh đó, lạm phát ở châu Âu, Mỹ đang có xu hướng giảm; mức độ tăng lãi suất cũng chậm lại đáng kể, từ đó sẽ giảm thắt chặt tiền tệ, tiến tới giảm lãi suất. Kinh tế châu Âu, Mỹ có thể tốt lên trong quý II/2023. Cùng với đó, áp lực về giá năng lượng cơ bản như dầu mỏ, khí đốt, than… cũng đã giảm. Khi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, lãi suất hạ… sẽ có ảnh hưởng tích cực cho thị trường chứng khoán. Mặt khác, thị trường đã trải qua một thời kỳ giảm sâu, hiện giá cổ phiếu đã trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong đầu tư trung dài hạn nhà đầu tư nên chọn nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp tốt, cơ bản. Đặc biệt nên chọn doanh nghiệp mà lãnh đạo có tâm, doanh nghiệp có tầm, luôn tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Dự báo, thị trường chứng khoán năm 2023 có thể lấy lại mốc 1.550 điểm. Ông Võ Văn Minh - Giám đốc chi nhánh ACBS: Ba chiến thuật quan trọng cho nhà đầu tư năm 2023 Hiện tại, thị trường đã xuất hiện nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ như xăng dầu thế giới đã giảm giá mạnh, Trung Quốc đang nới lỏng chính sách kiểm soát Covid để mở cửa nền kinh tế hơn, cùng những tín hiệu tích cực trong điều hành lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)... Tại Việt Nam, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định khi kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt, Chính phủ đã và đang quyết liệt cải cách hành chính, tăng mạnh đầu tư công và mở rộng quỹ đất khu công nghiệp lên đến 210.000 ha vào năm 2030. Điều này sẽ thu hút tối đa ngoại lực, nguồn FDI chất lượng cao. Theo Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), triển vọng kinh tế toàn cầu sẽ tích cực hơn trong năm 2023, mặc dù có lẽ phải đợi đến nửa cuối năm. Nếu nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và lợi nhuận doanh nghiệp đạt khoảng 8-10%, tâm lý thị trường sẽ cải thiện hơn so với hiện tại, VN-Index có thể sẽ giao dịch quanh mức 1.300 điểm vào cuối năm 2023, tương ứng với P/E kỳ vọng 2023 khoảng 9,3 lần. Nếu hoạt động đầu tư công mạnh mẽ, thị trường bất động sản trong nước phục hồi nhanh hơn dự kiến, vốn FDI tiếp tục đổ vào, các vấn đề tín dụng mà thị trường gặp phải sẽ được giải quyết… thì khả năng VN-Index sẽ tăng lên khoảng 1.550 điểm vào cuối năm. Còn nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao, các ngân hàng Trung ương trên thế giới tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất, xung đột kéo dài ở Ukraine sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, các kênh đầu tư khác được ưa chuộng hơn thì có thể thị trường về dưới mức 900-1.000 điểm vào cuối năm 2023. Có 3 chiến thuật quan trọng nhà đầu tư cần nhớ trong năm 2023 đó là phân tích cơ bản từ trên xuống. Bắt đầu từ vĩ mô đến vi mô sau đó mới chọn nhóm ngành. Cụ thể 4 bước thực hiện: Nghiên cứu lập trường của Fed vì mỗi động thái của cơ quan này đều tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán toàn cầu. Nghiên cứu thông tin vĩ mô thế giới mà điển hình là Mỹ, Trung Quốc, vì đây là thị trường xuất khẩu lớn tại Việt Nam; những chính sách thay đổi sẽ tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Tiếp theo là nghiên cứu và chọn nhóm ngành hưởng lợi. Cuối cùng mới chọn cổ phiếu tốt nhất có thể về mặt tài chính và quản trị. Chiến thuật thứ 2 là xác lập tầm quan trọng của việc kiểm soát tốt rủi ro sẽ giúp nhà đầu tư có hiệu suất tốt hơn về dài hạn. Cần xác định các kênh đầu tư đều có rủi ro, song mỗi lần thua lỗ sẽ cần hiệu suất gấp đôi để khắc phục rủi ro đó. Việc kiểm soát rủi ro tốt hiệu quả như việc chọn cổ phiếu tốt. Chiến thuật cuối cùng là áp dụng phương pháp mô phỏng dựa trên bối cảnh tương đồng. Nhà đầu tư có thể so sánh chứng khoán với các bối cảnh tương đồng như trong quá khứ hay so với các thị trường khác có nét tương đồng. Ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS): Chắc chắn thị trường chứng khoán năm 2023 sẽ ổn định hơn Trong năm 2022 dòng tiền chịu nhiều áp lực, cộng với thực tế giá nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian trước đó nên việc thị trường đảo chiều giảm là bình thường. Tuy nhiên nhìn xa hơn, như vào năm 2023, nhiều yếu tố vĩ mô vẫn cơ bản là tốt, kinh tế thế giới cũng dần ổn định lại. Đặc biệt, đầu tư công được Chính phủ đẩy mạnh giải ngân, chắc chắn thị trường chứng khoán năm 2023 sẽ ổn định hơn. Đối với thị trường trái phiếu, với các chính sách hỗ trợ thị trường, kinh tế đang triển khai, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ diễn biến tích cực. Thị trường chứng khoán sau khi thanh lọc, tái cấu trúc thì dần ổn định trở lại. Thị trường sẽ có dòng sản phẩm tương đối thực, chất lượng và giá cũng tốt hơn. Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhiều ngành xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ hưởng lợi. Chưa kể, giá thép đã hồi phục, xu hướng tới vẫn tốt và thu hút các hoạt động đầu tư công. Trong khi nhà đầu tư nước ngoài vẫn tích cực mua ròng dù giá trị mua có chậm lại vì họ đã mua nhiều trước đó với giá rất tốt. |
Các tin khác

Lực cầu yếu, VN-Index mất gần 8 điểm

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Vì sao giới phân tích phố Wall xếp VFS vào danh sách mã cổ phiếu “nên mua”?

VN-Index tăng 7,12 điểm, chiến lược đầu tư tuần tới ra sao?

Thêm kênh thông tin hỗ trợ nhà đầu tư

Kênh đầu tư năm 2024: Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ

Bán mạnh cuối phiên, VN-Index mất hơn 25 điểm

Triển vọng nào cho dòng vốn toàn cầu vào các quỹ cổ phiếu?

Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index lấy lại được sắc xanh

Cổ phiếu Bất động sản bật tăng cuối phiên giúp VN-Index có thêm 3,03 điểm

Cổ phiếu lớn tăng mạnh giúp VN-Index có thêm 12,77 điểm

Nền kinh tế phục hồi cuối năm giúp cải thiện thanh khoản

Nhóm ngân hàng giảm nhẹ, VN-Index mất 1,61 điểm

Trái phiếu khan hàng

Thị trường đã thoát “đáy” để bước vào giai đoạn tăng trưởng mới?

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
