Khu công nghiệp sinh thái: Phân khúc hấp dẫn mới với các nhà đầu tư
![]() | Nhiều dự án điện mặt trời áp mái ở các khu công nghiệp tại Bình Dương |
![]() | Đà Nẵng: Khánh thành công trình nhà ở công nhân khu công nghiệp Hòa Cầm |
![]() | Bất động sản khu công nghiệp: Điểm sáng trên thị trường |
Tính đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 369 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích gần 114 nghìn ha; 26 khu kinh tế (KKT) cửa khẩu với tổng diện tích khoảng 766 nghìn ha và 18 KKT ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước gần 853 ngàn ha.
Điều này đóng góp trực tiếp tích cực vào tăng trưởng và phát triển của Việt Nam, thông qua việc thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, bổ sung nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội; gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần mở rộng thị trường quốc tế, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu; gia tăng nguồn thu ngân sách và tạo việc làm.
![]() |
Xây dựng mô hình KCN sinh thái cần sự phối hợp hơn nữa từ các doanh nghiệp |
Quan trọng hơn, nó còn tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, trong đó có việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, từng bước đưa Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu; phát triển đô thị; thúc đẩy liên kết ngành và liên kết vùng; bảo vệ môi trường sinh thái; mở rộng quan hệ đối ngoại… Việc phát triển mô hình KCN, KKT góp phần tích cực trong việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính.
Tuy thế, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, hệ thống các KCN, KKT của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và xây dựng mô hình phát triển bền vững hơn, phù hợp với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các cam kết của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) 2030 của Liên hợp quốc, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP 21)...
Nhằm hạn chế những thách thức trên, từ năm 2015 đến 2019, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) và một số nhà tài trợ triển khai thí điểm KCN sinh thái, đạt được các kết quả tích cực trong xây dựng thể chế, áp dụng công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Việc phát triển theo mô hình KCN sinh thái không còn mang tính chất khuyến khích mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các công ty phát triển hạ tầng, nếu muốn tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư có chất lượng, và có thương hiệu tốt. Điều chắc chắn là phát triển theo mô hình KCN sinh thái sẽ có chi phí đầu tư tốn kém hơn so với các KCN truyền thống (vốn chỉ cải tạo đất cho thuê và phát triển hạ tầng), nhưng trong dài hạn mô hình KCN sinh thái sẽ mang lại giá trị cao hơn và phát triển bền vững, ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc các KCN DEEP C (Hải Phòng) bày tỏ.
Bà Lê Thị Thanh Thảo, Trưởng đại diện UNIDO tại Việt Nam chia sẻ, phát triển công nghiệp hướng tới bền vững về môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng đang là xu hướng phát triển chung tại nhiều quốc gia, KCN sinh thái càng có ý nghĩa quan trọng với công cuộc phát triển công nghiệp bền vững tại Việt Nam. Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và với xu hướng phát triển bền vững của các doanh nghiệp quốc tế thì những công ty phát triển hạ tầng KCN theo mô hình KCN sinh thái sẽ càng có lợi thế trong việc thu hút nguồn vốn chất lượng cao và hiệu quả.
Đồng thời, phát triển KCN sinh thái sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của hoạt động công nghiệp tại Việt Nam, đồng thời là tiền đề cho việc xây dựng cơ chế, chính sách về KCN sinh thái nói riêng, cũng như lồng ghép trong các quy định của pháp luật về môi trường, công nghiệp và các chính sách có liên quan.
Trên thực tế, KCN sinh thái là mô hình của nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết, thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên: đầu thải ra của một cá thể được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho một cá thể khác trong nền kinh tế. Như vậy, nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu... sẽ được tận dụng tối đa để tạo ra sản phẩm và hạn chế đến mức thấp nhất nguồn thải bỏ. Nhờ hợp tác này, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại Việt Nam, mô hình KCN sinh thái đã được quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý KCN, KKT. Các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong khuôn khổ thí điểm đã hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm trên 22.000 Mwh điện, 600.000 m3 nước sạch, 140 TJ (Têrajun) nhiên liệu hóa thạch, gần 3.600 tấn hóa chất và chất thải. Các giải pháp này cũng đã giảm được 32 Kt khí CO2 hàng năm.
Trên cơ sở kết quả đạt được, mới đây, Bộ KH&ĐT phối hợp với UNIDO và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) vừa khởi động dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”. Dự án có tổng kinh phí hơn 1,821 triệu USD, trong đó vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại 1,683 triệu USD từ Chính phủ Thụy Sĩ thông qua SECO, vốn đối ứng là gần 139 nghìn USD từ Bộ KH&ĐT. Dự án được thực hiện trong 36 tháng tại Hà Nội và 5 tỉnh, thành phố, gồm: TP. HCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng và Hải Phòng.
Mô hình KCN sinh thái chỉ thực sự phát huy được vai trò tích cực khi được nhân rộng trên phạm vi cả nước, với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan. Dự án là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình KCN sinh thái trong thời gian qua, đồng thời là tiền đề để nhân rộng mô hình này ra phạm vi cả nước, từ Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ đến Hải Phòng, Đồng Nai và TP. HCM trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Trần Duy Đông chia sẻ.
Theo Nghị định 82, một KCN được coi là KCN sinh thái phải đạt các tiêu chí như có ít nhất 25% diện tích là cây xanh. Giao thông, hạ tầng dịch vụ được dùng chung và tối thiểu 90% doanh nghiệp trong KCN có nhận thức về các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP); tối thiểu 20% doanh nghiệp trong KCN áp dụng các giải pháp RECP; ít nhất 10% doanh nghiệp trong KCN có kế hoạch tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp... |
Các tin khác

Chuyên gia mách nước thời điểm vàng đầu tư bất động sản tại Phú Quốc

Vinhomes Royal Island - Từ thành phố bên kia sông đến trung tâm trong lòng Hải Phòng

Cú hích cho bất động sản TP. Hồ Chí Minh

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Đà Nẵng: Bất động sản nguy cơ bong bóng, nhà đầu tư cần tỉnh táo
![[Infographic] 10 yếu tố cần cân nhắc khi quyết định mua hay thuê nhà](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/01/10/infor120250401101146.png?rt=20250401101203?250401041902)
[Infographic] 10 yếu tố cần cân nhắc khi quyết định mua hay thuê nhà
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Hội nghị “Đổi mới công tác tài chính tại Việt Nam WFIS 2025”

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online
