Chỉ số kinh tế:
Ngày 16/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.993 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.777/26.173 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, nhưng sẽ gập ghềnh

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã tăng 2,3% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, tăng tốc từ mức 2,1% của tháng 9, theo dữ liệu của Bộ Thương mại công bố hôm thứ Tư. Tính theo tháng, giá cả tăng 0,2%, tương đương mức tăng của tháng 9.
aa
Nhà đầu tư soi kinh tế Mỹ qua “sức khỏe” các doanh nghiệp Lo ngại lạm phát tăng và chu kỳ cắt giảm lãi suất chậm lại

Lạm phát tăng trở lại

Lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ là yếu tố chính dẫn đến mức tăng hàng tháng, khi giá của nhóm này tăng 0,4% so với tháng 9, trong khi giá hàng hóa chỉ nhích lên 0,1%. Giá thực phẩm và xăng dầu - hai yếu tố chi tiêu lớn nhất đối với người tiêu dùng - vẫn tương đối ổn định.

Số liệu lạm phát công bố hôm thứ Tư đúng như dự báo của các nhà kinh tế. Các ước tính đồng thuận dự báo mức tăng 0,2% theo tháng và tốc độ hàng năm đạt 2,3%, theo FactSet. “Bức tranh tổng thể vẫn cho thấy một điều không thay đổi: Lạm phát vẫn là một rủi ro. Nhưng báo cáo này không phải là lý do đáng báo động”, Elizabeth Renter nhà kinh tế cấp cao tại NerdWallet, nhận định.

Các nhà kinh tế đã dự đoán lạm phát sẽ nóng hơn trong tháng 10, một phần do chi phí nhà ở dai dẳng và một số đợt tăng giá được coi là nhất thời (đặc biệt là giá vé máy bay và phí quản lý danh mục đầu tư), cũng như do so sánh bất lợi với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái khi lạm phát giảm nhanh.

Lộ trình cuối trong kiềm chế lạm phát cao tại Mỹ đã được dự đoán sẽ gập ghềnh, và các số liệu mới nhất có thể chỉ là một bước trong hành trình đó. “Xu hướng giảm phát (giảm tốc độ tăng lạm phát) mà chúng ta thấy hồi đầu năm nay đã bị đình trệ khi tiến tới năm 2025 - giai đoạn lạm phát dự kiến sẽ không ổn định”, Olu Sonola Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ tại Fitch Ratings, cho biết trong một tuyên bố. “Fed sẽ thận trọng. Tuy nhiên, tổng thể các dữ liệu vẫn chỉ ra khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 12 tới, đồng thời hướng tới một tốc độ nới lỏng rất chậm vào năm 2025”, chuyên gia này nhận định.

Loại trừ giá thực phẩm và xăng dầu - hai danh mục hàng hóa thường biến động mạnh - chỉ số PCE lõi tăng 0,3% theo tháng và tăng tốc lên 2,8% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 10. Chỉ số này tăng 0,3% theo tháng và 2,7% theo năm trong tháng 9. “Chỉ số PCE lõi gần như không thay đổi trong sáu tháng qua”, Dan North nhà kinh tế cấp cao tại Allianz Trade North America, nói và bổ sung: “Mức 2,8% vẫn còn rất xa so với mục tiêu 2%. Trong khi mức 2% không chỉ là mục tiêu cần chạm tới, mà còn phải duy trì được ở mức đó hoặc thấp hơn trong thời gian dài”.

Thị trường hiện vẫn kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,25% tại cuộc họp chính sách vào tháng tới. Nếu xảy ra, đây sẽ là lần cắt giảm thứ ba liên tiếp của Fed. Tuy nhiên, chuyên gia Dan North nhận định, các động thái nới lỏng trong tương lai có thể diễn ra thưa thớt hơn, một phần do áp lực giá cơ bản dai dẳng, nhưng cũng có thể vì các chính sách tài khóa và liên bang thay đổi trong năm tới.

Khách hàng mua sắm tại quầy thịt nguội của một cửa hàng tạp hóa tại Miami, Florida
Khách hàng mua sắm tại quầy thịt nguội của một cửa hàng tạp hóa tại Miami, Florida

Rủi ro lạm phát tăng vì thuế quan

Thậm chí, có nhiều lo ngại cho rằng xu hướng và quỹ đạo hiện tại của lạm phát có thể thay đổi đáng kể trong những tháng tới. Theo giới phân tích, các dự định áp thuế suất cao hơn với hàng hóa nhập khẩu như dự kiến sẽ đẩy giá cả tiêu dùng lên cao, và có khả năng làm tăng chỉ số PCE thêm 0,5% đến 1,1%. “Các mức thuế đề xuất đối với Canada và Mexico là rủi ro tăng đối với dự báo lạm phát của chúng tôi”, các nhà kinh tế tại Deutsche Bank Research cho biết trong một báo cáo hôm thứ Hai.

Tuy nhiên, quy mô và mức độ của rủi ro này hiện vẫn chưa chắc chắn, theo bà Renter của NerdWallet. “Chúng ta sẽ cần chờ xem. Tôi nghĩ chúng ta cần thận trọng khi coi các lời hứa tranh cử hay đăng tải trên mạng xã hội là chính sách chắc chắn. Nhưng chúng ta biết rằng thuế quan có tính lạm phát, lịch sử đã chứng minh điều đó”, chuyên gia này nhận định.

Chỉ số giá PCE là một phần trong báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân hàng tháng của Bộ Thương mại, cung cấp dữ liệu toàn diện về thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của người dân Mỹ. Trong tháng 10, nền tảng tài chính này thực sự mạnh mẽ đối với người tiêu dùng - động lực của nền kinh tế Mỹ: Thu nhập cá nhân tăng vọt 0,6%, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 3; thu nhập khả dụng (sau thuế) tăng 0,7% theo giá danh nghĩa và 0,4% sau khi tính đến lạm phát.

Trước đó, các nhà kinh tế cho rằng chi tiêu sẽ bị ảnh hưởng bởi hai cơn bão tàn phá liên tiếp, song vẫn duy trì tốt khi tăng 0,4% trong tháng qua. “Đây là khởi đầu tốt cho mùa mua sắm lễ hội”, chuyên gia Dan North nhận định, đồng thời cho biết dự đoán chi tiêu dịp lễ tới sẽ vượt qua mức dự kiến tăng 2,5%-3,5% của Liên đoàn Bán lẻ quốc gia. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 tổng sản lượng, đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc.

Trước đó, vào thứ Năm, Bộ Thương mại báo cáo GDP của Mỹ tăng 2,8% trong quý III, không thay đổi so với ước tính ban đầu.

Trong khi dữ liệu cho thấy chi tiêu mạnh mẽ và tài chính tiêu dùng lành mạnh ở cấp độ vĩ mô, điều đó không nhất thiết đúng với tất cả người Mỹ, theo bà Elizabeth Renter. “Điều quan trọng là cần nhớ rằng, dù bức tranh kinh tế tốt và người tiêu dùng đang chi tiêu mạnh tay, nhưng vẫn có rất nhiều sắc thái ẩn giấu dưới các con số tổng hợp đó”, chuyên gia này lưu ý.

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Các quan chức của chính quyền Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại London, Anh vào thứ Hai để nối lại các cuộc đàm phán thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.
Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 5 phiên liên tiếp phục hồi, đóng cửa phiên giao dịch tuần qua, chỉ số MXV-Index tăng mạnh hơn 3,6% lên 2.228 điểm.
Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Theo dữ liệu điều chỉnh được công bố, kinh tế Nhật Bản thu hẹp trong quý I với tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu, nhờ số liệu tiêu dùng được điều chỉnh tăng lên, dù triển vọng kinh tế vẫn bị phủ bóng bởi lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.