Kinh tế Trung Quốc ảm đạm
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố, chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) của nước này đã tăng lên 49,4 điểm trong tháng 8 từ mức 49,0 điểm của tháng 7 và cao hơn so với mức 49,2 điểm theo dự báo của các nhà phân tích được Reuters khảo sát.
Tuy nhiên việc chỉ số này tiếp tục chạy dưới ngưỡng 50 điểm có nghĩa là sản xuất vẫn bị thu hẹp cho dù mức độ có nhỏ hơn so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, cộng thêm đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn.
![]() |
Trung Quốc cần nhiều biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng hơn nữa để hỗ trợ phục hồi kinh tế |
Theo đó mặc dù chỉ số phụ về đơn đặt hàng mới tăng 0,7 điểm, chỉ số phụ về việc làm cũng tăng 0,3 điểm; nhưng chỉ số phụ về thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã giảm 0,6 điểm do các ca lây nhiễm Covid-19 mới.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy có chút cải thiện trong hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 8, sau khi phục hồi vào tháng 6 khi các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 được nới lỏng hơn. Tuy nhiên các biện pháp kiểm soát Covid-19 lại được thắt chặt hơn vào tháng 8 và các nhà phân tích cho rằng có ít dấu hiệu cho thấy nước này có kế hoạch nới lỏng chính sách Zero-Covid của mình.
Theo Nomura, tính đến ngày 29/8 có 28 thành phố - chiếm 15,7% GDP của Trung Quốc - đã bị đóng cửa toàn bộ hoặc một phần hoặc hạn chế để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nắng nóng gay gắt và hạn hán cũng khiến một số khu vực như tỉnh Tây Nam Tứ Xuyên và vùng lân cận Trùng Khánh phải tạm dừng hoạt động sản xuất công nghiệp để đảm bảo cung cấp điện cho khu dân cư, làm gián đoạn hoạt động của các nhà sản xuất nổi tiếng như Foxconn của Đài Loan và hãng pin CATL khổng lồ.
Một số công việc xây dựng cũng bị đình chỉ do nắng nóng, kéo chỉ số PMI phi sản xuất giảm xuống 52,6 điểm trong tháng 8 từ mức 53,8 điểm của tháng 7. Chỉ số PMI tổng hợp, kết hợp sản xuất và dịch vụ, cũng giảm tương tự xuống còn 51,7 điểm từ mức 52,5 điểm của tháng 7.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong quý II do các biện pháp đóng cửa hoặc hạn chế để kiểm soát dịch Covid-19 lan rộng đã ảnh hưởng đến nhu cầu và hoạt động kinh doanh, trong khi thị trường bất động sản bị trì trệ từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác.
Các nhà kinh tế cũng cảnh báo nhu cầu bên ngoài suy yếu có thể cản trở xuất khẩu của Trung Quốc, vốn đã thúc đẩy tăng trưởng trong nửa đầu năm, bù đắp cho tiêu thụ chậm chạp.
Để vực dậy nền kinh tế, Trung Quốc đã đưa ra một gói kích thích khác vào tuần trước đó, nâng hạn ngạch đối với các công cụ tài trợ chính sách lên 300 tỷ nhân dân tệ (43,37 tỷ USD). Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng vừa cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn và hạ mức lãi suất tham chiếu thế chấp với biên độ lớn hơn.
Tuy nhiên, những khó khăn vẫn tiếp diễn khi tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên tăng lên mức cao kỷ lục trong khi lạm phát tiêu dùng trong nước gia tăng khiến dư địa của các chính sách kích thích, đặc biệt là việc nới lỏng tiền tệ bị thu hẹp. Chính sách tiền tệ càng rơi vào tình thế “lưỡng nan” hơn khi mà đồng nhân dân tệ đang rớt giá mạnh xuống sát ngưỡng tâm lý 7 CNY/USD.
Các tin khác

Thuế quan không làm chệch hướng tăng lãi suất của NHTW Nhật

Thuế quan của ông Trump có làm thay đổi chính sách của ECB?

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất kể đầu tháng 3

Fed không nên vội điều chỉnh lãi suất do những rủi ro từ thuế quan

Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Thuế quan mới sẽ thúc đẩy các nước xem xét lại chính sách thương mại

Nhật Bản sẽ đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững

Sáng 3/4: Giá vàng thế giới tăng sau thông báo thuế quan mới của Mỹ

Thị trường hàng hóa: Có thể biến động mạnh trong phiên hôm nay

RBA: Chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể gây hại cho kinh tế toàn cầu

Thị trường toàn cầu dậy sóng sau thuế quan mới của Trump

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thuế quan của Trump: Lợi ích chính trị và rủi ro kinh tế

Sáng 2/4: Giá vàng thế giới giảm nhẹ do áp lực chốt lời

RBA giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh lo ngại rủi ro chiến tranh thương mại
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cảnh giác chiêu trò sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH
NHNN Khu vực 4: Ổn định tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động với mô hình mới
Thắp sáng giấc mơ an cư từ dòng vốn chính sách

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng

Vinhomes ra mắt Vinhomes Wonder City - thành phố của những trải nghiệm thời thượng phía Tây Hà Nội
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Nguy cơ bị áp thuế đối ứng từ Mỹ: Doanh nghiệp cần chủ động thích ứng

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

NCB ra mắt Ngân hàng số phiên bản 2025 cho khách hàng doanh nghiệp

SeABank triển khai gói vay tín chấp lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
