Lạm phát của Nhật Bản hạ nhiệt nhưng vẫn duy trì trên mức mục tiêu của BoJ
![]() | Nhật Bản: Lạm phát hạ nhiệt nhưng áp lực giá cả vẫn còn |
![]() | Thống đốc BoJ nêu lý do tiếp tục duy trì lãi suất cực thấp |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chỉ số giá tiêu dùng lõi ở Tokyo - một chỉ báo hàng đầu về xu hướng toàn quốc - đã tăng 3,2% trong tháng Ba so với cùng kỳ, cao hơn một chút so với dự báo trung bình của thị trường là 3,1% - một dấu hiệu cho thấy tác động của các khoản trợ cấp của chính phủ nhằm hạn chế tăng giá một số sản phẩm đã không ngăn được chi phí sinh hoạt gia tăng của các hộ gia đình.
Dữ liệu làm gia tăng thách thức mà Thống đốc BoJ sắp tới là ông Kazuo Ueda phải đối mặt trong việc đánh giá liệu lạm phát do chi phí đẩy gần đây có chuyển sang lạm phát cầu kéo do tăng trưởng tiền lương hay không, khi những bất ổn đang che mờ sự phục hồi kinh tế mong manh của Nhật Bản.
Trong khi sản lượng của nhà máy tăng trở lại vào tháng Hai, một số chuyên gia phân tích cảnh báo về rủi ro suy giảm do nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa công nghệ của Nhật Bản sụt giảm sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước này.
“Với khối lượng xuất khẩu đang trên đà suy giảm với mức độ mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, chúng tôi vẫn cho rằng nhiều khả năng GDP của Nhật sẽ giảm trong quý I và điều đó có thể sẽ tiếp tục duy trì trong quý II”, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Capital Economics, Marcel Thieliant nhận định.
Đáng chú ý, chỉ số CPI lõi tại Tokyo, đã loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm tươi sống và được BoJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo áp lực giá từ phía cầu - trong tháng Ba tăng 3,4% so với cùng kỳ và nhanh hơn mức tăng 3,1% trong tháng Hai.
"Trong khi các công ty không tăng giá bán buôn, lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng ít nhất trong nửa đầu năm nay", Yoshiki Shike, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life nói.
Hiện tại, các hộ gia đình dường như đang cố vượt qua khó khăn. Dữ liệu được công bố cho thấy doanh số bán lẻ trong tháng Hai tăng 6,6% so với cùng kỳ, vượt qua dự đoán của thị trường là tăng 5,8%, nhờ doanh số bán hàng ổn định tại các đại lý ô tô và cửa hàng bách hóa.
Sản lượng của nhà máy đã tăng 4,5% trong tháng Hai so với tháng Một, cao hơn mức dự báo tăng 2,7% và phục hồi từ mức giảm 5,3% đã điều chỉnh trong tháng Một, nhờ giảm bớt tắc nghẽn nguồn cung cho các nhà sản xuất ô tô.
"Có nguy cơ cao về việc giảm sản lượng theo kế hoạch của các nhà sản xuất do những khó khăn trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhu cầu toàn cầu đang chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ, đây là tin xấu đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nhật Bản", Shinke nói.
Nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, mặc dù rủi ro về suy thoái toàn cầu và giá lương thực tăng cao vẫn gây sức ép lên triển vọng xuất khẩu và tiêu dùng của nền kinh tế này.
Với việc lạm phát đã vượt quá mục tiêu, thị trường đang suy đoán BoJ có thể điều chỉnh hoặc chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) khi ông Ueda tiếp quản vị trí Thống đốc BoJ vào tháng Tư.
Các quan chức của BoJ đã nhiều lần nói rằng ngân hàng trung ương sẽ không rút lại các gói kích thích khổng lồ của mình cho đến khi lạm phát do chi phí đẩy trở thành lạm phát do nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ và đảm bảo Nhật Bản đạt được mức lạm phát 2% một cách bền vững.
"Với sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu, BoJ có thể duy trì chính sách nới lỏng. Nhưng có khả năng họ sẽ thay đổi phương thức để giữ chính sách tiền tệ nới lỏng, chẳng hạn như bằng cách điều chỉnh YCC", chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung ương, Takumi Tsunoda nhận định.
Các tin khác

3 rủi ro nhà đầu tư bất động sản cần lưu ý

Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn trong quý I/2023

Chỉ số hàng hóa MXV-Index tăng phiên thứ năm liên tiếp

Thống đốc RBA: Rủi ro lạm phát ở mức quá cao trong thời gian dài

ECB sẽ còn tăng tiếp lãi suất

Australia tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 11 năm qua

Giá hàng hóa nguyên liệu giằng co, dòng tiền đầu tư tăng ổn định

Lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa

Citi: Châu Á như một cỗ máy thời gian cho tương lai

Khó khăn trên thị trường trái phiếu AT1

Thị trường hàng hóa trải qua tuần biến động mạnh

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Fed có dừng tăng lãi suất: Vẫn là ẩn số

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật đình chỉ trần nợ công

Lạm phát khu vực đồng euro hạ nhiệt trong tháng Năm

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường tiết kiệm điện

EVN trả lời đại biểu Quốc hội vấn đề nhập khẩu điện và khoản lỗ 26.000 tỷ đồng

Ngân hàng cũng đã hết sức nỗ lực với nền kinh tế

Nhà đầu tư mở tài khoản chứng khoán tăng vọt
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc lý giải nguyên nhân không giảm lãi suất từ cuối năm 2022
Mạch nguồn tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh
Đồng Tháp: Cho vay sản xuất kinh doanh tăng trưởng cao
Vĩnh Long: Tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm đạt 9,1%

Vinhomes Sky Park Bắc Giang chính thức ra mắt

Dự án The OpusK đạt 5 giải thưởng quốc tế

Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận trung hòa carbon

Bàn giao ‘sổ đỏ” dự án The Mansion Hội An
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank: Tăng cường ứng dụng AI, tối đa hóa lợi ích khách hàng

Vietbank trao thưởng ô tô, xe máy SH cho khách hàng
![[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/09/14/croped/medium/info-hanh-trinh-gan-ket-v520230609140444.jpg?230609023640)
[Infographic] VietinBank ra mắt combo tài chính trọn gói theo hành trình phát triển doanh nghiệp SME

Sacombank thưởng lớn không giới hạn cho khách hàng giới thiệu bạn bè, người thân mở thẻ tín dụng

ACB tự động hóa quy trình nghiệp vụ để tăng năng suất lao động

Sacombank ra mắt thẻ tích hợp Visa UNIQ Platinum đa tiện ích

Sacombank khởi động dự án triển khai Basel III và nâng cao năng lực hệ thống quản trị rủi ro
