Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, song chặng đường chưa hết “gập ghềnh”

Hồng Quân
Hồng Quân  - 
Lạm phát tại Mỹ vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2021 sau những nỗ lực “thắt chặt” kéo dài của Fed.
aa
lam phat tiep tuc ha nhiet song chang duong chua het gap ghenh Fed có giữ nguyên lãi suất trong tháng 6 khi lạm phát hạ nhiệt?
lam phat tiep tuc ha nhiet song chang duong chua het gap ghenh BoE đã sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa để kéo giảm lạm phát
lam phat tiep tuc ha nhiet song chang duong chua het gap ghenh CPI của Mỹ tăng chậm lại trong tháng 4

Tháng thứ 10 liên tiếp CPI tăng chậm lại

Lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái tiếp tục giảm tốc chậm nhưng ổn định vào tháng 4, theo số liệu mới nhất được công bố hôm thứ Tư. Cụ thể theo Cơ quan Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số CPI tăng 4,9% tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, thể hiện tốc độ tăng chậm hơn một chút so với mức 5% trong tháng 3 và cũng thấp hơn so với kỳ vọng mức tăng sẽ không thay đổi của các nhà kinh tế. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp chỉ số CPI chung tăng chậm lại và ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021 - thời điểm lạm phát này bắt đầu tăng đột biến và nhanh chóng đạt mức cao nhất trong 4 thập kỷ.

Nếu loại trừ chi phí thực phẩm và năng lượng - vốn có xu hướng biến động mạnh hơn - CPI lõi tháng 4 không đổi, với mức tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trên cơ sở hàng tháng, cả chỉ số CPI chung và CPI lõi đều ghi nhận mức tăng 0,4%, phù hợp với dự báo của hầu hết các nhà kinh tế, mặc dù một số chuyên gia dự đoán giá nhiên liệu và ô tô đã qua sử dụng cao hơn sẽ tạo ra một số áp lực tăng giá. Gregory Daco, chuyên gia kinh tế trưởng tại EY, nhận định: “Tình hình khó khăn và gập ghềnh, nhưng đừng nhầm lẫn, lạm phát đang hạ nhiệt”.

lam phat tiep tuc ha nhiet song chang duong chua het gap ghenh
Dù lạm phát còn cao, song xu hướng hạ nhiệt liên tục có thể khiến Fed tới đây sẽ tạm dừng chu kỳ
tăng lãi suất

Dữ liệu tháng 4 cho thấy, mức tăng lớn nhất so với tháng trước trong các danh mục chính đến từ ô tô và xe tải đã qua sử dụng (tăng 4,4% so với tháng 3 nhưng giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái); và xăng dầu (tăng 3% so với tháng 3 nhưng giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái). Giá xăng - thường tăng vào tháng 4 do hoạt động đi lại cao hơn - đã tăng vào tháng vừa qua sau khi OPEC+ bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng.

Chi phí nhà ở - chiếm một phần lớn trong CPI (với trọng số khoảng 1/3 của CPI chung và 40% CPI lõi) - cũng tăng, với mức tăng 0,4% trong tháng 4. Tuy nhiên, đây là mức tăng hàng tháng nhỏ nhất kể từ tháng 1/2022. Các nhà kinh tế cho rằng, cấu phần lớn của CPI này dự kiến sẽ thể hiện rõ hơn (xu hướng giảm) vào cuối năm nay và phản ánh chặt chẽ hơn sự suy giảm trong thị trường nhà cho thuê. Bởi luôn có một độ trễ đáng kể trong cách CPI tính toán giá thuê nhà so với cách chúng hoạt động trên thị trường do thời điểm Cơ quan Thống kê Lao động thu thập dữ liệu không thường xuyên, cũng như do giá thuê thay đổi trong các hợp đồng thuê.

Trong khi đó, giá thực phẩm giảm 0,2% trong tháng, giúp đưa tỷ lệ lạm phát hàng năm đối với giá thực phẩm chỉ còn 7,1%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp giá thực phẩm tại nhà giảm trở lại. Chuyên gia Gregory Daco lưu ý rằng, việc lạm phát thực phẩm nói chung (bao gồm giá cao hơn tại các nhà hàng) không thay đổi trong tháng thứ 2 liên tiếp đã giúp nhóm hàng hóa này có mức tăng nhẹ nhất kể từ giữa năm 2019. Tính theo tháng, giá tiếp tục giảm ở các mặt hàng chủ lực như thịt, trái cây, rau quả và các sản phẩm từ sữa.

Nhiều khả năng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất

Đã hai năm trôi qua, ngân sách chi tiêu của người dân Mỹ bị siết chặt bởi lạm phát cao, đạt đỉnh điểm vào mùa hè năm ngoái ở mức cao nhất trong 40 năm, sau đó dần đi xuống trong bối cảnh chiến dịch tăng lãi suất kéo dài của Fed. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã tăng lãi suất cơ bản 10 lần trong nỗ lực hạ nhiệt lạm phát bằng cách kìm hãm nhu cầu. Những nỗ lực chống lạm phát đó đẩy chi phí đi vay tăng cao, khiến việc vay mua nhà, mua ô tô hoặc phát triển kinh doanh trở nên tốn kém và khó khăn hơn. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhiều lần cảnh báo, con đường đi xuống của lạm phát sẽ chậm và gập ghềnh, và sẽ “mất một thời gian” để đưa tốc độ tăng giá hàng năm trở lại mức bền vững hơn.

Andrew Patterson, chuyên gia kinh tế cấp cao trong nhóm chiến lược đầu tư của Vanguard, cho biết: “Báo cáo CPI mới nhất cho thấy một số tin tốt cho cả hai bên – bên muốn dừng thắt chặt tiền tệ và bên muốn tiếp tục hành động để hạ nhiệt lạm phát hơn nữa - trong cuộc tranh luận về việc liệu xu hướng giảm tốc độ tăng của lạm phát đã đủ để Fed tạm dừng tăng lãi suất hay chưa".

Còn khoảng 1 tháng nữa sẽ diễn ra cuộc họp hoạch định chính sách tiếp theo của Fed. Theo công cụ CME FedWatch vào sáng thứ Tư, các thị trường đang định giá 87% khả năng Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 tới. Ryan Sweet, chuyên gia kinh tế trưởng thị trường Hoa Kỳ tại Oxford Economics, cho biết: “Fed chưa thể tuyên bố chiến thắng trên mặt trận lạm phát. Họ sẽ không thể tuyên bố chiến thắng trong một thời gian dài nữa bởi sẽ mất thêm ít nhất vài tháng nữa trước khi chúng ta bắt đầu thấy lạm phát giảm bớt nhiều”.

Fed đang rất chú ý đến diễn biến của lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ, khu vực mà việc tăng giá khi đã diễn ra thường khó giảm nhanh chóng, bởi vì chúng gắn chặt hơn với tăng trưởng tiền lương của người lao động. Bà Megan Greene, nhà kinh tế trưởng toàn cầu của Viện Kroll cho biết, chỉ số lạm phát dịch vụ “siêu lõi” - loại bỏ giá nhà ở - đã giảm tốc vào tháng 4 xuống còn 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. “Điều đó ít nhất cho thấy tình hình đang đi đúng hướng”, bà Megan Greene nhận định.

Từ nay đến cuộc họp tháng 6 đó, Fed sẽ có thêm dữ liệu từ các báo cáo về lạm phát, nhà ở, sản xuất và thị trường lao động. Vào thứ Năm, sẽ có dữ liệu mới nhất về chỉ số giá sản xuất (PPI - đã hạ nhiệt đáng kể trong những tháng gần đây) và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp (hiện có xu hướng tăng lên). “Tôi nghĩ rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và tiếp tục giữ cho đến cuối năm nay. Báo cáo này không làm được gì nhiều để thay đổi điều đó. Lạm phát luôn gập ghềnh trên đường đi xuống; báo cáo này cho thấy lạm phát đã đi đúng hướng, nhưng không có nghĩa là tháng tới nó sẽ không đi sai hướng”, chuyên gia Megan Greene nhận định.

Trong khi đó Ed Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Oanda bình luận: “Lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong vài tháng tới, nhưng để giảm xuống mức 2% sẽ khó khăn hơn rất nhiều do sức mạnh của thị trường lao động.”

Hồng Quân

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa: MXV-Index giữ chắc đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, hôm qua, các mặt hàng liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) và Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tạm ngừng giao dịch do nghỉ lễ liên bang mới (Juneteenth Day). Tuy vậy, dòng tiền vẫn tấp nập chảy về thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô lên mức cao nhất kể từ đầu năm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc xanh tiếp tục duy trì trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên hôm qua (18/6).
Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Thị trường hàng hóa: Năng lượng dẫn sóng, MXV-Index tăng 1,2% lên 2.304 điểm

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sau khi tăng ba phiên liên tiếp, đóng cửa ngày hôm qua, chỉ số MXV-Index tăng hơn 1,2% lên 2.304 điểm. Nhóm năng lượng gây chú ý cho giới đầu tư trong bối cảnh xung đột địa chính trị tại Trung Đông lại nóng. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có đậu tương, ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng lần đầu tiên trong năm nay

Người tiêu dùng Mỹ bắt đầu cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế khi Tổng thống Trump đã "mềm mỏng" hơn trong một số quan điểm cứng rắn nhất liên quan đến thuế quan, và người dân dần chấp nhận thực tế rằng các mức thuế này sẽ còn tiếp diễn.
Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 13/6

Bạc xanh tăng mạnh, trong khi thị trường chứng khoán Nhật Bản giảm điểm hay giá vàng bật tăng mạnh lên gần 3.450 USD/oz - mức cao nhất trong hơn năm tháng... là một số diễn biến tài chính tiền tệ quốc tế trong sáng 13/6.
Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Thị trường hàng hóa: Giá đồng loạt giảm kéo MXV-Index xuống 2.226 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục những diễn biến giằng co trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/6). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ gần 0,1% về mức 2.226 điểm.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.