Một năm tồi tệ của đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ
![]() | Đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá kỷ lục |
Một năm tồi tệ
Đồng Lira là đồng tiền giảm giá mạnh nhất ở các thị trường mới nổi khi đã giảm 44% giá trị so với đồng USD trong năm 2021. Chỉ tính riêng tuần cuối năm thì đồng tiền này đã để mất tới 19% giá trị. Đây là cuộc khủng hoảng tiền tệ thứ hai kể từ năm 2018.
Cuộc khủng hoảng tiền tệ tăng tốc trong những tháng gần đây đã làm chao đảo nền kinh tế quy mô 720 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu là do "chương trình kinh tế mới" của Tổng thống Erdogan tập trung vào xuất khẩu và tín dụng, bất chấp sự sụp đổ của đồng Lira và lạm phát tăng hơn 21%.
![]() |
Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã để mất 44% giá trị trong năm qua |
Sau gần hai thập kỷ cầm quyền, ông Erdogan đã sa thải gần như mọi quan chức kinh tế cản trở quan điểm không chính thống của ông. Đặc biệt hồi tháng 3/2021, ông Erdogan đã sa thải Thống đốc NHTW Thỗ Nhĩ Kỳ Naci Agbal cũng bởi ông này đã chống lại áp lực từ chính phủ và đã tăng lãi suất trong nỗ lực kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không giảm lãi suất trong nhiều tháng khi lạm phát tăng vọt. Mãi đến tháng 9, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ mới giảm lãi suất dưới sức ép của ông Erdogan. Một tháng sau đó, ông Erdogan tiếp tục sa thải thêm hai thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ, loại bỏ những quan chức cuối cùng ngáng trở chính sách của ông. Hệ quả là NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đã cắt giảm lãi suất mạnh hơn trong tháng 10 và tiếp tục cắt giảm lãi suất lần thứ 3 vào tháng 11, bất chấp lạm phát tăng vọt.
Các nhà kinh tế và cựu chủ tịch NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi việc nới lỏng là liều lĩnh vì lạm phát dự kiến sẽ đạt 30% trong tháng 12 do đồng Lira mất giá. Thậm chí Goldman Sachs kỳ vọng con số lạm phát sẽ đạt mức cao tới 40% vào giữa năm 2022.
Nỗ lực vãn hồi
Để xoa dịu tình trạng hỗn loạn, Tổng thống Erdogan đã công bố một kế hoạch nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi trong nước với mục tiêu đảo ngược tình trạng đôla hóa. Theo đó, nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và tỷ giá hối đoái. Trên thực tế đồng Lira cũng đã phục hồi khá mạnh sau khi kế hoạch này được công bố, nhưng đà phục hồi kéo dài không lâu.
Tiếp đó, Tổng thống Erdogan cuối tuần trước đã kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ giữ tất cả các khoản tiết kiệm của họ bằng đồng lira và chuyển vàng vào ngân hàng, nói rằng sự biến động của thị trường phần lớn đã được kiểm soát.
"Chừng nào chúng ta không lấy tiền của chính mình làm tiêu chuẩn, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị chìm. Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ, tiền của chúng ta, đó là thứ chúng ta sẽ hướng tới. Không phải với ngoại tệ này hay ngoại tệ kia", ông nói với một nhóm kinh doanh. “Chúng tôi đang tiến hành cuộc chiến để cứu nền kinh tế thoát khỏi chu kỳ lãi suất cao và lạm phát cao”, ông nói, nhắc lại quan điểm của mình rằng lãi suất cao sẽ làm tăng giá.
Tuy nhiên trái với lời kêu gọi của ông, đồng lira suy yếu xuống mức 13,63 trước khi phục hồi và kết thúc ngày đi ngang ở mức 13,1875.
Marek Drimal tại Societe Generale cho biết kế hoạch bảo vệ tiền gửi đã cung cấp một số bước hỗ trợ, tuy nhiên "thị trường cần thấy các bước hữu hình để giải quyết các vấn đề tiềm ẩn trong nền kinh tế". Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng nếu đồng Lira tiếp tục giảm giá, kế hoạch này có thể tiếp tục gây ra lạm phát và thêm gánh nặng tài chính của quốc gia.
Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Nureddin Nebati hồi đầu tuần trước cho biết, tỷ lệ nắm giữ đôla của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm. Nhưng dữ liệu chính thức cho thấy tỷ lệ nắm giữ các đồng tiền mạnh, bao gồm các công ty, đã tăng lên mức kỷ lục 238,97 tỷ USD vào tuần trước. Trong khi nắm giữ ngoại tệ ròng của NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ là 8,63 tỷ USD.
NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố năm biện pháp can thiệp trực tiếp để hỗ trợ đồng lira vào đầu tháng 12. Tuy nhiên sau đó cơ quan này không công bố thêm gì kể từ khi kế hoạch chống đôla hóa được công bố vào ngày 20/12. Thế nhưng theo các chủ ngân hàng và những người khác, lượng dự trữ ngoại hối sụt giảm cho thấy NHTW Thổ Nhĩ Kỳ đã hỗ trợ khoảng 8 tỷ USD cho các can thiệp bổ sung của nhà nước.
Các tin khác

ECB được kỳ vọng sẽ cắt giảm tiếp lãi suất vào ngày 17/4 tới

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
