Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan
Chủ tịch G7 Canada hợp tác với Nhật và EU để duy trì ổn định trên thị trường tài chính Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế |
![]() |
Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan |
Tại Canada, ngân hàng trung ương nước này (BOC) có khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vào thứ Tư để đề phòng rủi ro lạm phát phát sinh từ căng thẳng thương mại với Mỹ. Ngược lại, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đang được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất trong phiên họp ngày hôm sau.
Do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ họp vào ngày 7/5, ECB và BOC sẽ phải "gánh vác" vai trò trấn an nhà đầu tư và đánh giá thiệt hại kinh tế do các động thái thương mại từ phía Mỹ gây ra.
Dù Tổng thống Trump đã tạm dừng một số biện pháp thuế quan nghiêm ngặt nhất (ngoại trừ đối với Trung Quốc), sự bất ổn kéo dài và biến động thị trường vẫn có thể để lại hậu quả. Chủ tịch ECB Christine Lagarde mới đây cảnh báo rằng các rủi ro đang được theo dõi sát sao và nhấn mạnh mối liên hệ giữa ổn định giá cả và ổn định tài chính.
Đây là lần thứ hai trong hơn hai năm qua ECB phải cân nhắc quyết định lãi suất trước khi Fed họp, trong bối cảnh bất ổn bắt nguồn từ Mỹ. Trước đó, khi Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ vào năm 2023, ECB vẫn giữ nguyên kế hoạch nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm.
Lần này, quyết định của ECB có thể đơn giản hơn. Dự báo cho thấy họ sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm do nền kinh tế chịu áp lực từ thuế quan, trong khi EU vẫn chưa áp dụng các biện pháp đối phó có nguy cơ gây lạm phát.
“Quyết định tiếp theo của ECB vào ngày 17/4 đang trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh tác động trực tiếp từ thuế quan của Mỹ, ECB cũng cần cân nhắc ảnh hưởng từ đồng euro mạnh lên”, chuyên gia kinh tế David Powell và Simona della Chiaie của Bloomberg Economics nhận định.
Trong khi đó, BOC đối mặt với bài toán phức tạp hơn. Trong khi thuế quan của Trump đang làm giảm đầu tư và chi tiêu tiêu dùng, kỳ vọng lạm phát lại có xu hướng tăng. Dữ liệu lạm phát tiêu dùng sẽ được công bố vào thứ Ba và có thể đóng vai trò then chốt cho quyết định lãi suất.
Kinh tế Mỹ
Giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, bạc xanh suy yếu và chứng khoán giảm do chính sách thương mại, giới đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu về định hướng lãi suất từ Fed.
Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ phát biểu vào thứ Tư tại Câu lạc bộ Kinh tế Chicago, cùng ngày với hai Chủ tịch Fed khu vực là Jeff Schmid và Lorie Logan. Trước đó, Thống đốc Christopher Waller sẽ nói về triển vọng kinh tế vào thứ Hai, còn Lisa Cook phát biểu vào thứ Ba.
Hôm Chủ nhật, Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari trong bài phát biểu của mình đã thể hiện sự lạc quan rằng thị trường sẽ duy trì trật tự trong khi các nhà đầu tư cố gắng thích nghi với các chính sách thương mại thay đổi. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ vững kỳ vọng lạm phát.
Dữ liệu bán lẻ tháng 3, được công bố vào thứ Tư, được dự đoán tăng 1,4% - mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 - do người tiêu dùng đẩy mạnh mua xe và linh kiện trước khi mức thuế 25% có hiệu lực từ ngày 3/4.
Doanh số xe hơi đã tăng lên mức 17,77 triệu chiếc, tháng bán tốt nhất trong gần 4 năm, theo Ward’s Intelligence.
Loại trừ xe, xăng dầu, vật liệu xây dựng và dịch vụ ăn uống (nhóm hàng hóa kiểm soát phản ánh chi tiêu trong GDP), doanh số bán lẻ dự báo vẫn tăng.
Cũng trong ngày thứ Tư, báo cáo sản lượng công nghiệp có thể cho thấy mức giảm 0,2% do thời tiết ôn hòa khiến nhu cầu điện giảm và sản xuất chững lại. Thứ Năm, dữ liệu khởi công nhà ở được dự báo giảm khi các nhà xây dựng ưu tiên xả hàng tồn kho.
Trong một động thái đáng chú ý, chính quyền Trump đã miễn trừ thuế quan với các mặt hàng điện tử tiêu dùng phổ biến như điện thoại, laptop, chip máy tính và màn hình – những sản phẩm phần lớn không được sản xuất trong nước. Điều này sẽ giúp giảm lo ngại cho người tiêu dùng, dù Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick cho biết các mặt hàng này vẫn sẽ bị áp thuế trong gói thuế tiếp theo dành cho ngành bán dẫn.
Châu Á
Dữ liệu sắp tới từ Trung Quốc - quốc gia đang chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ cuộc chiến thuế quan của Trump - có thể cho thấy đà tăng trưởng suy yếu trước khi các mức thuế được áp dụng.
Dự báo xuất khẩu tháng 3 công bố vào thứ Hai sẽ chậm lại, trong khi GDP quý I (công bố thứ Tư) có thể cho thấy dấu hiệu nền kinh tế giảm tốc. Thứ Năm, dữ liệu cho thấy giảm phát tiêu dùng kéo dài sang tháng thứ hai liên tiếp.
Dù bị áp lực nặng nề, Trung Quốc vẫn giữ lập trường cứng rắn. Hôm thứ Sáu tuần trước, nước này đã tăng thuế với toàn bộ hàng hóa Mỹ.
Ở nơi khác, Ngân hàng trung ương Singapore dự kiến công bố quyết định lãi suất vào thứ Hai, Bloomberg dự đoán khả năng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Vào thứ Năm, Hàn Quốc nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất.
Trong tuần, các nước công bố dữ liệu lạm phát bao gồm: Ấn Độ (Thứ Ba), New Zealand (Thứ Năm), Nhật Bản (Thứ Sáu).
Châu Âu, Trung Đông và châu Phi
Các báo cáo kinh tế tại Anh sẽ thu hút sự chú ý của thị trường. Dữ liệu thị trường lao động (thứ Ba) có thể cho thấy tăng trưởng tiền lương tiếp tục mạnh mẽ, trong khi lạm phát (thứ Tư) dù giảm nhưng vẫn trên mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Do đó, giới hoạch định chính sách có thể chưa vội nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh toàn cầu còn nhiều bất ổn.
Tại khu vực đồng euro, dữ liệu sản xuất công nghiệp tháng 2 và khảo sát niềm tin nhà đầu tư ZEW của Đức, đều công bố vào thứ Ba, sẽ giúp định hướng cho quyết định chính sách của ECB vào thứ Năm.
Israel cũng sẽ công bố lạm phát tháng 3, dự báo giảm còn 3,2%, nhưng vẫn vượt mục tiêu 1 - 3%, khiến ngân hàng trung ương có thể chờ thêm tín hiệu rõ ràng trước khi cắt giảm lãi suất.
Một số quyết định chính sách tiền tệ đáng chú ý:
Namibia (Thứ Tư): Có thể giữ nguyên lãi suất ở 6,75%, theo sát chính sách của Nam Phi.
Botswana (Thứ Năm): Dự kiến tiếp tục giữ lãi suất ở mức 1,9% trong kỳ họp thứ tư liên tiếp.
Thổ Nhĩ Kỳ (Thứ Năm): Lần đầu tiên họp kể từ bất ổn chính trị do vụ bắt giữ lãnh đạo đối lập. Nhiều chuyên gia dự đoán giữ nguyên, nhưng một số khác như Goldman Sachs dự báo tăng lãi suất.
Ai Cập (Thứ Năm): Có thể bắt đầu chu kỳ nới lỏng, dù dòng vốn có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Mỹ.
Ukraine (Thứ Năm): Dự kiến công bố sau khi tăng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm trong tháng trước.
Châu Mỹ Latinh
Tổng thống Argentina Javier Milei đã đạt được thặng dư ngân sách lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, khoảng 1,8% GDP (0,3% sau khi trừ lãi suất vay nợ). Dữ liệu công bố thứ Tư dự kiến sẽ cho thấy tháng thặng dư thứ 14 liên tiếp kể từ đầu năm 2023.
Hôm thứ Sáu, Argentina đạt thỏa thuận 20 tỷ USD với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau khi thực hiện các cải cách mạnh mẽ nhằm nới lỏng kiểm soát tiền tệ.
Thứ Ba, Peru sẽ công bố dữ liệu GDP tháng 2 và thị trường lao động tại Lima. Kinh tế nước này đã tăng trưởng vượt kỳ vọng 7 tháng liên tiếp và có thể đạt 4-5% trong hai năm tới nhờ giá kim loại cao. Peru là nhà xuất khẩu đồng lớn thứ ba thế giới.
Ở nơi khác, sau khi tăng trưởng chậm vào cuối năm 2024, nền kinh tế Colombia đang phục hồi mạnh mẽ trong quý I nhờ lãi suất giảm và thu nhập thực tế tăng. Các dữ liệu sắp tới có thể củng cố kỳ vọng GDP năm 2025 tăng trưởng năm thứ ba liên tiếp.
Các tin khác

USD có tuần tăng giá đầu tiên từ giữa tháng 3, nhưng triển vọng vẫn bất định

IMF: Nhiều NHTW châu Á có dư địa nới lỏng tiền tệ

Điều gì đặc biệt trong phân tích chuyên sâu về thị trường tài chính quốc tế trên thoibaonganhang.vn

Chuyên gia kinh tế trưởng của WB cảnh báo về rủi ro nợ công tại các thị trường mới nổi

Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 25/4

Trung Quốc cân nhắc miễn thuế một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ

Đông Á và Thái Bình Dương: Hướng đi tới thịnh vượng qua công nghệ, cải cách và hợp tác

ADB dành gần 40 tỷ USD cho phát triển tại Châu Á và Thái Bình Dương trong năm 2024

Đồng USD tăng giá trở lại khi căng thẳng thương mại dịu bớt

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index vượt 2.200 điểm

Thống đốc BoJ: Sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát đi đúng hướng

Nhật Bản: Lạm phát cơ bản tăng mạnh trong tháng 4

Giải mã việc giá vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây

Lối đi nào cho Fed khi phải cân bằng giữa chính sách tiền tệ và áp lực chính trị?

Beige Book củng cố thêm quan điểm thận trọng của Fed do rủi ro thuế quan
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
