Mỹ tăng bảo hộ, thương mại toàn cầu sẽ tự do hơn?
Quan điểm chính sách của ECB qua Biên bản cuộc họp tháng 6 | |
Quan chức Fed bất đồng về lạm phát và qua đó là lộ trình tăng lãi suất |
Lo ngại Mỹ trả đũa
Báo cáo trên do Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế có trụ sở tại London xuất bản. Theo báo cáo này, các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ cho đến thời điểm này của năm nay đã đưa ra ít biện pháp bảo hộ thương mại chống lại các hoạt động kinh doanh của Mỹ.
Lãnh đạo các nền kinh tế lớn bất đồng về thúc đẩy thương mại toàn cầu |
Theo các tác giả của báo cáo, nguyên nhân có thể vì họ lo lắng về hành động trả đũa của Mỹ. Và nó cho thấy, dường như quan điểm “gây hấn” của Tổng thống Donald Trump đối với thương mại toàn cầu có thể đang phát huy tác động tích cực cho Mỹ.
Báo cáo phát hiện thấy rằng, các nền kinh tế G-20 đã đưa ra 52 “cú đánh” chống lại thương mại của Mỹ trong nửa đầu năm 2017, giảm hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Các “cú đánh” này bao gồm thuế quan, thuế và hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, các biện pháp chống bán phá giá và ưu đãi thuế cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
Ông Simon Evenett, giáo sư kinh tế tại Đại học St. Gallen của Thụy Sỹ và là một trong những tác giả của báo cáo trên cho biết: “Những nước G-20 đã đánh vào lợi ích thương mại của Mỹ nhiều hơn trước khi Tổng thống Trump được bầu làm Tổng thống nhưng đây cũng chính là những nước đã cắt giảm các biện pháp bảo hộ nhiều nhất trong năm 2017. Tại sao họ phải làm điều đó trừ khi họ sợ bị Mỹ “gọi tên” để trả đũa?”.
“Rất có thể những nước thường xuyên sử dụng chủ nghĩa bảo hộ này đã nhận được thông điệp nào đó từ chính quyền của ông Trump ở Washington”, giáo sư Evenett nhận định.
Trong các cuộc phỏng vấn với CNNMoney, một số chuyên gia kinh tế - những người không tham gia vào báo cáo này - đã đồng ý với các kết luận đó. Như theo Andrew Kenningham, chuyên gia kinh tế toàn cầu của Capital Economics, các nước và đặc biệt là các nước đang phát triển sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi áp dụng các biện pháp bảo hộ chống lại hoạt động thương mại của Mỹ để tránh gây ra sự phẫn nộ từ phía Hoa Kỳ.
“Vì vậy, thực tế có thể là thay vì thúc đẩy một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu, các tuyên bố và chính sách của ông Trump (theo hướng bảo hộ thương mại) lại ít gây ra tác động tiêu cực và thậm chí có giúp dẫn tới thương mại tự do hơn”, chuyên gia này nhìn nhận.
Thương mại toàn cầu đang chống lại Mỹ
Đã hơn một lần, ông Trump và các cố vấn của ông khẳng định rằng, thương mại toàn cầu đang chống lại Hoa Kỳ và ông cũng đã nhiều lần nói tới việc sẽ tìm cách giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước như Trung Quốc hay Đức.
Ngày 5/7 vừa qua, ông Trump tiếp tục nhắc đến vấn đề này khi viết trên Twitter rằng: “Hoa Kỳ đã đưa ra một số hiệp định thương mại tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Tại sao chúng ta nên tiếp tục các hiệp định thương mại này với các nước mà họ không làm gì giúp chúng ta cả?”. Còn báo cáo trên thì nhận định rằng, tiếp theo các đe dọa này, ông Trump cũng đã chuẩn bị để hành động trên thực tế.
Các tác giả của báo cáo cũng phát hiện thấy rằng, dưới thời kỳ cầm quyền của ông Trump, Mỹ đã thực hiện 189 biện pháp chống lại lợi ích thương mại của các nước G-20 khác. Con số này đã tăng gấp đôi so với con số được thực hiện trong cùng kỳ ở nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Mỹ cũng là nước tiến hành nhiều biện pháp bảo hộ nhất trong G-20. Kể từ năm 2008 đến nay, Mỹ đã đưa ra gần 1.250 biện pháp bảo hộ.
Trong cùng thời kỳ này, Trung Quốc đưa 265 và Hàn Quốc là 145 biện pháp bảo hộ. “Những phát hiện như vậy khó có thể khác với lời khẳng định gần đây của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross rằng, các quốc gia khác bảo hộ mạnh hơn Hoa Kỳ”, các tác giả báo cáo cho biết.
Quan điểm ủng hộ bảo hộ thương mại của ông Trump khiến các nhà lãnh đạo ở các quốc gia khác phải nói lên những lợi ích của thương mại tự do. Như trong một số bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đề cập đến việc ủng hộ thương mại tự do. Hay dù Mỹ đã rút khỏi TPP nhưng lãnh đạo nhiều nước thành viên TPP vẫn đang nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác này.
Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh rằng: “Bất cứ ai tin rằng họ có thể giải quyết các vấn đề của thế giới này bằng chủ nghĩa biệt lập và chủ nghĩa bảo hộ thì đó là một sai lầm lớn”. Và mới đây nhất, trong trả lời phỏng vấn tạp chí Die Zeit của Đức, bà Angela Merkel cho rằng: “Trong khi chúng ta đang tìm kiếm các khả năng hợp tác nhằm đem lại lợi ích cho mọi người thì chính quyền Mỹ hiện nay lại nhìn nhận toàn cầu hóa như là một quá trình chỉ có người thắng - kẻ thua chứ không phải là một quá trình mà các bên cùng thắng”.
Những chỉ trích như vậy của bà Angela Merkel về cách tiếp cận zero-sum (là cụm từ dùng để diễn tả tình huống trong đó nếu một bên thu được lợi ích thì bên kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại) của Mỹ đối với thương mại thế giới diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp song phương giữa bà Merkel với Tổng thống Mỹ Donald Trump và trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh G-20 mà Đức là chủ nhà sắp diễn ra.
Điều đó cho thấy đang ngày càng có những khác biệt lớn về quan điểm của các nhà lãnh đạo ở các nền kinh tế lớn trên thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tuần này đã nhấn mạnh: “Một điều cực kỳ quan trọng lúc này là Nhật Bản và EU giương cao lá cờ thương mại tự do để đối phó với các động thái hướng tới chủ nghĩa bảo hộ”.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ký thỏa thuận thương mại song phương Nhật Bản - EU tại cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngày 6/7.