Ngân hàng tăng vốn: Con đường không bằng phẳng
![]() | Ngân hàng tăng vốn chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới |
![]() | Ngân hàng lại dồn dập tăng vốn |
![]() | Tăng vốn ngân hàng: Căn chỉnh điều kiện thực tế |
Đẩy mạnh hoạt động tăng vốn
Mới đây, NHNN đã có quyết định chấp thuận thay đổi vốn điều lệ trên Giấy phép hoạt động của SeABank từ 16.598 tỷ đồng lên gần 19.809 tỷ đồng. Nhà băng này cho biết, việc tăng vốn điều lệ giúp ngân hàng có đủ tiềm lực, nguồn vốn để nâng cao các chỉ số an toàn vốn, bổ sung quy mô vốn hoạt động, tiếp tục triển khai chiến lược hội tụ số, số hóa toàn diện các quy trình vận hành trong hoạt động tín dụng, thanh toán, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng trải nghiệm khách hàng.
HDBank cũng sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.030 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, với tỷ lệ phân phối 25%, dự kiến hoàn thành trong quý III/2022 sau khi có chấp thuận của cơ quan chức năng. Khi hoàn tất phương án phát hành, vốn điều lệ của HDBank sẽ tăng từ 20.273 tỷ đồng lên 25.303 tỷ đồng.
![]() |
“Cuộc đua” tăng vốn ngày càng nóng |
OCB cũng thông tin sẽ tăng vốn điều lệ thêm 4.127 tỷ đồng thông qua việc phát hành 412,7 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 30% và phát hành cổ phiếu theo ESOP. Đại diện OCB cho biết, với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng.
Không chỉ các NHTMCP, các NHTM có vốn Nhà nước cũng đẩy mạnh kế hoạch tăng vốn. Cụ thể, BIDV đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng để lên mức 61.208 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 21% trong năm 2022; Vietcombank tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên 55.891 tỷ đồng.
Ghi nhận từ kế hoạch được cổ đông của các nhà băng thông qua tại mùa ĐHĐCĐ 2022, danh sách các ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ lên tới con số 20. Nếu các kế hoạch này được thực thi, VPBank sẽ là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về quy mô với vốn điều lệ lên tới 79.334 tỷ đồng. Danh sách các NHTM có vốn điều lệ lớn dự kiến còn có BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB, SHB, TPBank...
Theo TS. Châu Đình Linh - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tăng vốn luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng bởi sẽ giúp đáp ứng tiêu chuẩn Basel II và sắp tới là Basel III; nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh cũng như cơ hội kinh doanh.
Tăng vốn cũng là yêu cầu được đặt ra tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”. Theo đó, Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025: Nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô lớn vốn điều lệ tối thiểu đạt 15.000 tỷ đồng; nhóm NHTM trong nước có tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, quy mô nhỏ và trung bình và NHTM có vốn nước ngoài thì vốn điều lệ tối thiểu đạt 5.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Đề án cũng nhằm triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao; phấn đấu đến năm 2023, hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.
Các nhà đầu tư ngoại muốn nới room
Điểm lại “con đường” tăng vốn của các ngân hàng, TS. Châu Đình Linh cho biết, có ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn bằng nguồn lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ESOP, hay phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược… Cũng có phương án bán vốn cho nhà đầu tư ngoại và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế.
Có thể khẳng định tăng vốn luôn là mong muốn, là yêu cầu tất yếu của các ngân hàng. Thế nhưng để hiện thực hóa ước muốn này cũng không hề dễ dàng, nhất là khi thị trường chứng khoán diễn biến không mấy thuận lợi trong thời gian vừa qua.
Với các ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn, giá trị thương hiệu cao sẽ có nhiều lợi thế hơn trong việc tăng vốn. Trong khi nhóm ngân hàng có tiềm lực tài chính trung bình sẽ gặp khó khăn hơn. Chưa kể, một số ngân hàng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán thì cơ hội tăng vốn lại càng khó. Việc bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài cũng không dễ do thị trường tài chính toàn cầu biến động liên tục trong thời gian gần đây.
Đó chính là lý do nhiều ngân hàng chọn giải pháp tăng vốn bằng nguồn lợi nhuận, tức thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Để tạo thuận lợi cho ngân hàng tăng vốn thành công, đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập và cạnh tranh quốc tế, một chuyên gia kinh tế đề xuất, Chính phủ có thể xem xét cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Khi đó, các ngân hàng sẽ có cơ hội tiếp nhận thêm nguồn vốn cũng như kinh nghiệm quản trị từ các nhà đầu tư nước ngoài.
"Đa phần các ngân hàng trên thế giới và trong khu vực hiện nay đã tuân thủ theo Basel III. Để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Basel III, các ngân hàng cần tăng vốn. Muốn làm được vậy, ngân hàng phải tìm đến nhà đầu tư có nguồn lực tài chính mạnh. Vì vậy, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét lại tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam để tăng độ hấp dẫn”, vị này chia sẻ thêm.
Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm đến các ngân hàng Việt Nam. Bà Virginia Foote - Chủ tịch AmCham cho biết, đối với ngành Ngân hàng, các nhà đầu tư nước ngoài (trong đó có nhà đầu tư Mỹ) không chỉ quan tâm đến tổng thể cả Ngành mà còn rất quan tâm đến từng ngân hàng thương mại để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mỗi nhà đầu tư sẽ có cách tiếp cận riêng, khẩu vị rủi ro khác nhau… Nhưng nếu giữ trần 30% sẽ khó hỗ trợ các ngân hàng thu hút được vốn.
Trả lời báo giới mới đây, ông Yoshizawa Toshiki - Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Đông (OCB) - đại diện đối tác chiến lược Nhật Bản (Aozora) cho biết, không chỉ riêng Aozora, mà các nhà đầu tư Nhật Bản khác đều mong muốn Chính phủ Việt Nam, NHNN nới thêm room ngoại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để có thêm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này.
Các tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại

Sáng 10/4: Tỷ giá trung tâm tăng 28 đồng
![[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/10/07/infographic-ty-gia-tinh-cheo-cua-dong-viet-nam-voi-mot-so-ngoai-te-de-xac-dinh-tri-gia-tinh-thue-tu-10-164-20250410075435.jpg?rt=20250410075437?250410075759)
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 10-16/4

Thêm ngân hàng điều chỉnh lãi suất tại một số kỳ hạn

Tăng cho vay tín chấp đối với nông hộ và các mô hình sản xuất theo chuỗi

Đoàn NHNN tham dự Hội nghị cấp Phó Thống đốc NHTW và Thứ trưởng Tài chính ASEAN, ASEAN+3 tại Kuala Lumpur

Co-opBank đồng hành cùng hệ thống QTDND
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ 6 - 13/4/2025

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
