Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tái cơ cấu hệ thống TCTD

Nguyễn Vũ
Nguyễn Vũ  - 
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, NHNN đã thông tin cập nhật về công tác tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đến nay với những kết quả tích cực.
aa
ADB đánh giá cao kết quả tái cơ cấu hệ thống TCTD và xử lý nợ xấu của Việt Nam Tái cơ cấu hệ thống TCTD: Những kết quả đáng ghi nhận Đến cuối tháng 1/2024 vốn điều lệ của hệ thống TCTD đạt hơn 1 triệu tỷ đồng

Theo đó, NHNN đã ban hành 4 quyết định chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng bắt buộc và Ngân hàng Đông Á - một dấu mốc quan trọng trong lộ trình xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng. Sau chuyển giao bắt buộc, sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Với trường hợp SCB, trên cơ sở phương án cơ cấu lại SCB của nhà đầu tư, NHNN đã có Tờ trình báo cáo Chính phủ về Phương án cơ cấu lại SCB. “Ngày 18/4/2025, NHNN đã có Tờ trình số 40/TTr-NHNN trình Thủ tướng Chính phủ về việc giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ.​ Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 29/4/2025, NHNN đang tiếp tục hoàn thiện phương án cơ cấu lại SCB và sẽ có Tờ trình Báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định”, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng thông tin tại báo cáo.

Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tái cơ cấu hệ thống TCTD

Đối với các NHTM Nhà nước, NHNN đánh giá các ngân hàng trên tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các TCTD cả về quy mô vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng. Các NHTM nhà nước tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro...; đẩy mạnh cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, trong đó ưu tiên phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống quản trị rủi ro, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy; tích cực phát triển dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; cơ cấu lại hoạt động kinh doanh theo hướng lành mạnh, hiệu quả, gắn với việc thoái vốn đầu tư trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, kém hiệu quả và chấn chỉnh, củng cố, cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết ở trong nước và nước ngoài.

Về phía các NHTMCP cũng đang tích cực hoàn thiện, triển khai thực hiện theo phương án cơ cấu lại (PACCL) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, về cơ bản, các NHTMCP đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh năng lực cạnh tranh. Các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng, mở rộng quy mô, đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn, tích cực cải thiện khả năng chi trả và các chỉ số an toàn lành mạnh tài chính. Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng nỗ lực, tích cực xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển dịch vụ thanh toán, dịch vụ phi tín dụng khác và mở rộng dịch vụ bán lẻ, tín dụng tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại…

Đối với các TCTD nước ngoài, NHNN cho biết đã tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát đối với TCTD nước ngoài để bảo đảm các TCTD nước ngoài hoạt động an toàn, đúng quy định của pháp luật. Trong đó NHNN chủ trương khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam; hỗ trợ TCTD trong nước tiếp cận với các quy trình, sản phẩm, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về sản phẩm và dịch vụ. Đối với TCTD nước ngoài hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao hoặc chưa đáp ứng chuẩn mực an toàn được cảnh báo kịp thời và yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, hiện nay, các TCTD nước ngoài đang tích cực triển khai PACCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đến tháng 02/2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm 5 ngân hàng MBV, Dầu Khí Toàn Cầu, VCBNeo, Vikki Bank, Sài Gòn) ở mức 1,88%.

Cũng trong báo cáo gửi tới Quốc hội, NHNN cho biết, năng lực tài chính của TCTD, nhất là tăng vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước và NHTM có vốn nhà nước chi phối tiếp tục được nâng cao.

Đối với các NHTM Nhà nước, trong năm 2024, để củng cố năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại, NHNN đã trình cấp có thẩm quyền chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho Vietcombank, BIDV thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu và đang lấy ý kiến trình cấp có thẩm quyền đối với Vietinbank. Ngoài ra, các ngân hàng này đang thực hiện các thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Còn với các NHTMCP và các công ty tài chính, trên cơ sở đề xuất của các TCTD, NHNN đã chấp thuận tăng vốn điều lệ theo quy định, trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng (lợi nhuận để lại và các quỹ dự trữ).

Tuy đạt được kết quả tích cực nhưng lãnh đạo NHNN cho biết, tiến độ cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các Tập đoàn/Tổng Công ty nhà nước còn chậm, phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước.

Nguyễn Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là xu hướng tương lai, mà là hiện thực của nền kinh tế hiện đại. Hộ kinh doanh nếu đi ngược lại dòng chảy chuyển đổi số, không chỉ đứng trước rủi ro pháp lý mà còn tự đánh mất lòng tin khách hàng, lỡ cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (19/6), tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 15-40 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 19-25/6.
Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (18/6), tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 2-40 đồng so với phiên trước.
Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.
Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Sáng 17/6: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng nhẹ

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (17/6), tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 5-40 đồng so với phiên trước.
Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Nam A Bank huy động thành công vốn vay từ Symbiotics, đẩy mạnh tín dụng xanh và phát triển bền vững

Mới đây, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - HOSE: NAB) tiếp tục huy động thành công khoản vốn quốc tế từ Công ty Quản lý quỹ Symbiotics Investments SA (Symbiotics) nâng tổng số vốn huy động từ Symbiotics từ đầu năm đến nay đạt hơn 20 triệu USD, khẳng định uy tín trên thị trường vốn quốc tế với các đối tác hàng đầu.
Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Sáng 16/6: Tỷ giá trung tâm tăng phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (16/6), tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 19-58 đồng so với phiên trước.