Những thay đổi cơ bản của cơ chế cho vay mới theo Thông tư 39

10:47 | 16/02/2017 Chính sách
aa
NHNN Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (Thông tu 39) quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Ông Đoàn Thái sơn – Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN đã có bài viết giới thiệu các thay đổi chủ yếu của cơ chế cho vay mới của TCTD đối với khách hàng theo Thông tư 39.
Lãi suất sẽ cạnh tranh hơn
Bước đột phá về cơ chế cho vay
Những điểm mới chủ yếu của Thông tư 39 và Thông tư 43
Những thay đổi cơ bản của cơ chế cho vay mới theo Thông tư 39
Ảnh minh họa

Thông tư 39 được ban hành nhằm khắc phục các bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, thực hiện các quy định tại các luật liên quan như Bộ luật dân sự 2015, Luật Các tổ chức tín dụng 2010; đồng thời tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) đối với khách hàng.

1. Về chủ thể vay vốn

Theo quy định tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, chủ thể được vay vốn bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác và các tổ chức khác có năng lực pháp luật dân sự.

Khác với quy định tại Quyết định 1627 nêu trên, trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chủ thể (chỉ bao gồm cá nhân, pháp nhân), Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Như vậy, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức không có tư cách pháp nhân sẽ không đủ tư cách chủ thể vay vốn như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... Đồng thời, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định cá nhân được vay vốn cho nhu cầu sử dụng vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân do chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.

2. Về áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay

Cơ chế cho vay trước đây được quy định tại khá nhiều văn bản khác nhau và Quyết định 1627 không có quy định cụ thể về việc áp dụng pháp luật dẫn đến nhiều khó khăn cho việc áp dụng các quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay của TCTD.

Khắc phục bất cập này, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã hệ thống nội dung của 08 văn bản QPPL hiện hành thành một Thông tư quy định chung về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng. Đồng thời, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay, cụ thể:

Thứ nhất, hoạt động cho vay của TCTD thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD, Thông tư 39/2016/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, các hoạt động cho vay cụ thể được quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN, thì việc cho vay được thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN.

Thứ ba, trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN có quy định dẫn chiếu áp dụng Thông tư 39/2016/TT-NHNN hoặc các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay không được quy định tại văn bản riêng, thì thực hiện theo quy định có liên quan tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Như vậy, các quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN là quy định chung về cho vay. Các quy định về hoạt động cho vay cụ thể như: Cho vay hợp vốn theo Thông tư 42/2011/TT-NHNN, Thông tư 24/2016/TT-NHNN; Cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo Quy định tại Thông tư 43/2016/TT-NHNN; Cho vay bằng ngoại tệ theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN, Thông tư 31/2016/TT-NHNN; Cho vay đối với khách hàng để đầu tư ra nước ngoài theo Thông tư 10/2006/TT-NHNN; Cho vay thu nợ ở nước ngoài theo Thông tư 45/2011/TT-NHNN, Thông tư 13/2016/TT-NHNN... được ưu tiên áp dụng so với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

3. Về điều kiện vay vốn và hồ sơ vay vốn

Về điều kiện vay vốn, so với Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN về cơ bản kế thừa quy định về điều kiện vay và có hai thay đổi sau đây: (i) Bỏ điều kiện quy định về tài sản bảo đảm tiền vay; (ii) Bổ sung thêm đối tượng cá nhân được vay vốn là cá nhân từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Về hồ sơ vay vốn, kế thừa quy định tại Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN trao quyền cho TCTD hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bỏ yêu cầu khách hàng phải gửi giấy đề nghị vay vốn cho TDTD và đơn giản hóa phương án sử dụng vốn đối với hoạt động cho vay đời sống.

4. Về mục đích vay vốn

Theo Quyết định 1627, mục đích vay vốn là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống.

Thông tư 39/2016/TT-NHNN không giới hạn mục đích vay vốn như quy chế 1627 cũ mà chia nhu cầu vay vốn thành 02 nhóm: (i) Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống; và (ii) Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác. Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng bổ sung các quy định áp dụng riêng đối với hoạt động cho vay phục vụ hoạt động nhu cầu đời sống và cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của từng mảng cho vay này (như phương án sử dụng vốn, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lưu giữ hồ sơ).

5. Về nhu cầu không được cho vay

So với quy định tại Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quyết định 1627 và kế thừa các quy định hiện hành tại Quyết định 1627, bổ sung một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế. Theo Thông tư 36/2016/TT-NHNN, các nhu cầu không được vay vốn gồm: (i) Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh; (ii) Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; (iii) Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh; (iv) Để mua vàng miếng; (v) Để trả nợ khoản nợ vay tại chính TCTD cho vay; (vi) Để trả nợ khoản nợ vay tại TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài.

Tuy nhiên, Thông tư 36/2016/TT-NHNN có quy định ngoại lệ đối với hai nhu cầu vay vốn, cụ thể: Thứ nhất, cấm cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính TCTD cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; Thứ hai, cấm cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; (ii) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; (iii) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

6. Về đồng tiền cho vay và trả nợ

Khác với quy định tại Quyết định 1627 không quy định cụ thể đồng tiền cho vay, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cụ thể TCTD và khách hàng thỏa thuận về việc cho vay bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Đồng thời, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định rõ đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vay của khoản vay.

7. Về loại cho vay và thời hạn cho vay

Kế thừa quy định về loại cho vay tại Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD xem xét cho khách hàng vay theo 3 loại cho vay sau: (i) Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm; (ii) Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm; (iii) Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm. Như vậy, so với quy định 1627, Thông tư 39 đã thay đổi căn cứ tính thời hạn của khoản vay từ tháng sang năm. Quy định này đã thay đổi thời hạn vay tính theo ngày của các loại cho vay. Cụ thể:

Bảng so sánh thời hạn của các loại cho vay theo Quyết định 1627 và Thông tư 39

Loại cho vay

Quyết định 1627

Thông tư 39

Tháng

Ngày

Năm

Ngày

Cho vay ngắn hạn

≤ 12

≤ 360

≤ 1

≤ 365

Cho vay trung hạn

>12 và ≤ 60

>360 và ≤ 1800

>1 và ≤ 5

>365 và ≤ 1825

Cho vay dài hạn

> 60

>1800

> 5

> 1825

Theo Quyết định 1627, thời hạn vay được tính từ khi khách hàng nhận vốn vay cho đến thời điểm khách hàng trả hết nợ và lãi vốn vay.

Thực hiện quy định của BLDS 2015 về cách tính thời hạn, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định thời hạn cho vay được tính từ ngày tiếp theo của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến hết ngày khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của TCTD và khách hàng. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại BLDS 2015 về thời điểm bắt đầu thời hạn.

Ngoài ra, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định thời hạn cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng vay; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.

8. Về lãi suất cho vay

Trên cơ sở quy định tại Điều 466, 468 BLDS 2015 và quy định tại Điều 91 Luật các TCTD 2010 và kế thừa quy định về lãi suất cho vay tại Thông tư 12/2010/TT-NHNN, Thông tư 08/2014/TT-NHNN, quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định về lãi suất cho vay như sau:

Thứ nhất, TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp áp dụng mức lãi suất tối đa đối với cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với 05 lĩnh vực ưu tiên doThống đốc NHNN quyết định trong từng thời kỳ. Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.

Thứ hai, Thông tư 39/2016/TT-NHNN bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do TCTD và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

Thứ ba, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn. Nợ gốc quá hạn gồm: (i) Nợ gốc đến hạn không trả được; và (ii) Nợ gốc chưa đến hạn bị chuyển sang đến hạn theo thỏa thuận do vi phạm hợp đồng và khách hàng không trả được.

9. Về phí liên quan hoạt động cho vay

Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã kế thừa các quy định về 4 loại phí được thu tại Thông tư 05/2010/TT-NHNN về phí và bổ sung thêm một loại phí là “phí cam kết rút vốn” từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu. Đây là loại phí mà thông lệ quốc tế, các TCTD đều được thu để bù đắp chi phí thu xếp vốn cho vay của TCTD, hạn chế trường hợp khách hàng đã ký kết thỏa thuận về cho vay và được TCTD bố trí nguồn vốn để vay nhưng không thực hiện rút vốn.

10. Về minh bạch hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay vốn

Để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung nhiều quy định về trách nhiệm của TCTD như sau:

Thứ nhất, về công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung, thực hiện quy định tại Điều 405, 406 BLDS 2015, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận cho vay, TCTD phải thực hiện: (i) Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của TCTD; (ii) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được TCTD cung cấp đầy đủ thông tin.

Thứ hai, để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã có quy định cụ thể về trách nhiệm của TCTD như sau: (i) TCTD có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay; (ii) Thỏa thuận cho vay phải có nội dung thỏa thuận về mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó. (iii) Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, TCTD và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì TCTD áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Thứ ba, về thông báo khi chuyển nợ quá hạn và thu nợ trước hạn, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn đối với nợ gốc. Nội dung thông báo tối thiểu gồm: số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn. Đồng thời, khi thực hiện quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận, TCTD phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn với nội dung thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số nợ gốc này, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng.

12. Về thứ tự thu hồi nợ gốc lãi

Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung quy định cụ thể thứ tự thu nợ đối với gốc và lãi theo hướng TCTD và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Riêng đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định TCTD thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.

13. Về thỏa thuận cho vay

So với Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định cụ thể hơn nội dung phải có của thỏa thuận cho vay giữa TCTD và khách hàng. Cụ thể thỏa thuận cho vay giữa TCTD và khách hàng phải lập bằng văn bản và phải có tối thiểu 14 nội dung sau đây:

(i) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của TCTD cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;

(ii) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

(iii) Mục đích sử dụng vốn vay;

(iv) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

(v) Phương thức cho vay;

(vi) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

(vii) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;

(viii) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;

(ix) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;

(x) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn;

(xi) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với TCTD và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để TCTD thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

(xii) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi TCTD chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;

(xiii) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

(xiv) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.

Đồng thời, Thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng cho phép các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác (ngoài nội dung bắt buộc) phù hợp với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định thỏa thuận cho vay giữa TCTD và khách hàng có thể được lập dưới hình thức: (i) Thỏa thuận cho vay cụ thể; hoặc (ii) Thỏa thuận khung và thỏa thuận cho vay cụ thể.

14. Về sử dụng ngôn ngữ

Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung quy định về sử dụng ngôn ngữ như sau:

(i) Thỏa thuận cho vay được lập bằng tiếng Việt hoặc đồng thời bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

(ii) Đối với các tài liệu khác trong hoạt động cho vay sử dụng tiếng nước ngoài, khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu dịch sang tiếng Việt, thì bản dịch phải có xác nhận của người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực.

15. Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ

So với Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định cụ thể hơn về trường hợp cơ cấu thời hạn trả. Cụ thể, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ, trong đó: (i) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay của kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi; (ii) Gia hạn nợ là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận.

Theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, TCTD xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của TCTD và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể: (i) Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi; (ii) Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận và được TCTD đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; (iii) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

16. Về chuyển nợ quá hạn

Theo quy chế cho vay tại 1627, đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn. Quy định này ảnh hưởng đến quyền lợi của người vay và quyền tự chủ của TCTD. Do vậy, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã sửa đổi quy định này theo hướng TCTD chỉ chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

17. Về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã sửa đổi, bổ sung quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại như sau:

(i) TCTD và khách hàng được thỏa thuận về việc phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với trường hợp TCTD hoặc khách hàng không thực hiện đúng nội dung trong thỏa thuận cho vay, trừ trường hợp vi phạm về trả gốc, lãi. Như vậy, theo quy định này, thỏa thuận phạt vi phạm chỉ được áp dụng đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ của thỏa thuận cho vay (không phải là nghĩa vụ trả gốc, lãi);

(ii) TCTD và khách hàng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp TCTD và khách hàng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

18. Về phương thức cho vay

So với Quyết định 1627, Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã bổ sung thêm nhiều phương thức cho vay mới phù hợp với thực tế, sửa đổi nội hàm của các phương thức cho vay để bảo đảm phân biệt rõ ràng giữa các phương thức. Cụ thể, các phương thức cho vay theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN bao gồm:

Một là, cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, TCTD và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

Hai là, cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai TCTD trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.

Ba là, cho vay lưu vụ: Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, TCTD và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

Bốn là, cho vay theo hạn mức: TCTD xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, TCTD xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

Năm là, cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. TCTD và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.

Sáu là, cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: TCTD chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.

Bảy là, cho vay quay vòng: TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.

Tám là, cho vay tuần hoàn (rollover): TCTD và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:

(i) Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay;

(ii) Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

(iii) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các TCTD;

(iv) Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các TCTD thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

Chín là, các phương thức cho vay khác được kết hợp 8 các phương thức cho vay nêu trên, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của TCTD và đặc điểm của khoản vay.

Ngoài ra, Thông tư 39 cũng có quy định cụ thể về giải thích từ ngữ, nguyên tắc cho vay, yêu cầu đối với quy định nội bộ, thẩm định và quyết định cho vay, miễn giảm lãi, phí, kiểm tra việc sử dụng tiền vay, lưu giữ hồ sơ vay vốn...

Thông tư 39 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017 và thay thế 08 văn bản sau đây: (i) Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; (ii) Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 về sửa đổi Điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; (iii) Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; (iv) Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN; (v) Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận; (vi) Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011 quy định về thu phí cho vay của TCTD, ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng; (vii) Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN; (viii) Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Nguồn: Theo SBV

Các tin khác

Gia tăng sức chống chịu của các TCTD trước những cú sốc

Gia tăng sức chống chịu của các TCTD trước những cú sốc

Báo cáo Tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật lần này đã được các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý cẩn trọng, kỹ lưỡng, bám sát các đường lối, chủ trương nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội cũng như Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhất là nhiệm vụ trọng tâm về cơ cấu lại hệ thống TCTD tại Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi

Quốc hội thảo luận dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi

Chiều 23/11/2023, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về công tác cán bộ tại Chi bộ NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về công tác cán bộ tại Chi bộ NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Ông Lỳ Lỳ Xá – Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Điện Biên đã công bố và trao Quyết định số 424/QĐ-NHNN ngày 20/11/2023 của Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh về chuẩn y Bí thư Chi bộ NHNN Chi nhánh tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025.
Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các đơn vị, tạo động lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ của NHNN

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các đơn vị, tạo động lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ của NHNN

Sáng ngày 23/11/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị về thực hiện quy chế làm việc, cải cách hành chính và trật tự nội vụ tại cơ quan NHNN Trung ương. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thủ trưởng hành chính Cơ quan NHNN Trung ương chủ trì Hội nghị.
NHNN gia hạn thí điểm Mobile Money cho 3 doanh nghiệp viễn thông

NHNN gia hạn thí điểm Mobile Money cho 3 doanh nghiệp viễn thông

Thực hiện Nghị quyết 192/NQ-CP của Chính phủ, mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành 3 Quyết định về việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) cho 3 doanh nghiệp đến hết năm 2024.
Ngân hàng với tăng trưởng xanh

Ngân hàng với tăng trưởng xanh

Sáng 21/11, Viện Chiến lược Ngân hàng tổ chức Hội thảo phổ biến nội dung cuốn sách "Ngân hàng với tăng trưởng xanh". Cuốn sách này do Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), phối hợp cùng đối tác nghiên cứu biên soạn nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về những hoạt động của hệ thống ngân hàng đóng góp cho mục tiêu về tăng trưởng xanh - từ kinh nghiệm tại các nước cũng như thực tiễn tại Việt Nam.
Dừng cho vay hỗ trợ mua thiết bị phục vụ học tập trực tuyến

Dừng cho vay hỗ trợ mua thiết bị phục vụ học tập trực tuyến

Ngày 20/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 195/NQ-CP về việc dừng chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến tại Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Kéo dài thí điểm Mobile - Money đến hết năm 2024

Kéo dài thí điểm Mobile - Money đến hết năm 2024

Chính phủ cho phép gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money).
Chính sách tiền tệ góp phần quan trọng trong một thập kỷ kiểm soát lạm phát thành công

Chính sách tiền tệ góp phần quan trọng trong một thập kỷ kiểm soát lạm phát thành công

Trong 10 năm vừa qua, điều hành chính sách tiền tệ ngày càng chuyên nghiệp, tập trung chủ yếu thực thi mục tiêu ổn định kinh tễ vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát. Mặc dù trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ vẫn hỗ trợ chính sách khác nhưng dứt kh
Kinh tế tuần hoàn: Chỉ thành công khi chính sách chuyển thành hành động

Kinh tế tuần hoàn: Chỉ thành công khi chính sách chuyển thành hành động

Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Trên phạm vi toàn cầu, ngày càng có nhiều quốc gia coi đây là một trong những giải pháp “xanh” để nền kinh tế phát triển bền vững.
Nâng cao chất lượng tư vấn bảo hiểm

Nâng cao chất lượng tư vấn bảo hiểm

Ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, Thông tư số 67/2023/TT-BTC hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm với nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng tư vấn bảo hiểm nói chung và tư vấn bảo hiểm qua các tổ chức tín dụng (TCTD) nói riêng.
Hiệp hội Ngân hàng đề xuất tháo gỡ vướng mắc thuế GTGT đối với hoạt động L/C

Hiệp hội Ngân hàng đề xuất tháo gỡ vướng mắc thuế GTGT đối với hoạt động L/C

Trên cơ sở ý kiến phản ánh, thảo luận và thống nhất trong cuộc họp trao đổi những vướng mắc thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hoạt động L/C, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có báo cáo gửi Bộ Tài chính về khó khăn, vướng mắc, cũng như đưa ra đề xuất kiến nghị đối với vấn đề này.
Tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung

Tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung

Tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội diễn ra sáng nay (13/11), Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực. Trước những khó khăn của thị trường bất động sản, thời gian qua, NHNN, Bộ Xây dựng đã liên tục có nhiều cơ chế, chính sách, tổ chức hội nghị để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường này.
NHNN và Bộ Xây dựng bàn giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản

NHNN và Bộ Xây dựng bàn giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản

Ngày 13/11/2023, tại Hà Nội, NHNN Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc NHNN, đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đồng chí Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực NHNN, đồng chí Nguyễn Văn Sinh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng đồng chủ trì. Tham dự Hội nghị còn có đại diện các bộ, ngành; các vụ, cục thuộc NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các NHTM; các hiệp hội Bất động sản và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
SHB nhận Huân chương Lao động hạng Ba nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

SHB nhận Huân chương Lao động hạng Ba nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Ngày 11/11/2023, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (13/11/1993 - 13/11/2023) và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Xem thêm
Sức bật mới cho thị trường M&A

Sức bật mới cho thị trường M&A

Thị trường M&A Việt Nam tiếp tục được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá là hấp dẫn nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa không ngừng tăng nhanh. Trong năm 2023, ngân hàng là một trong những lĩnh vực có hoạt động M&A sôi nổi nhất.
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023

Tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2023.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng nay (28/11), sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua luật này. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 94,13 %). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Triển vọng khả quan của cổ phiếu ngân hàng năm 2024

Cổ phiếu ngân hàng là nhóm có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong suốt thời gian qua, nhóm ngành này cũng được kỳ vọng phục hồi, thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường.
thong doc nhnn nguyen thi hong tiep thu giai trinh y kien dai bieu quoc hoi ve luat cac to chuc tin dung sua doi

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Phát biểu tiếp thu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội nêu tại phiên họp, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng là một luật rất khó, rất phức tạp và rất nhạy cảm do tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động thì phải tuân thủ luật của doanh nghiệp, nhưng đây là các trung gian tài chính huy động tiền của người dân, của doanh nghiệp và tiền của các tổ chức khác để cho vay cho nên các tổ chức tín dụng cũng phải hoạt động và tuân thủ các quy định để đảm bảo kiểm soát rủi ro cũng như các giới hạn an toàn. Chính Luật Các tổ chức tín dụng này sẽ quy định tất cả những vấn đề giới hạn an toàn để kiểm soát rủi ro.
doan thanh nien ngan hang trung uong ve voi que bac

Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương về với quê Bác

Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi 2023, từ ngày 17-19/11/2023, Ban Chấp hành Đoàn Ngân hàng Trung ương (NHTW) đã tổ chức chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng – tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn và một số hoạt động an sinh xã hội tại tỉnh Nghệ An.
day manh giai ngan ho tro phat trien nha o xa hoi va thuc day thanh toan khong dung tien mat

Đẩy mạnh giải ngân hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

thuc day dich vu cong va thanh toan khong dung tien mat tai tp ho chi minh

Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh

Nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc Tuần lễ Chuyển đổi số của TP. HCM với chủ đề “Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số”, Thời báo Ngân hàng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, Hội Tin học TPHCM tổ chức hội thảo: “Thúc đẩy dịch vụ công và thanh toán không dùng tiền mặt tại TP. Hồ Chí Minh”.
ket noi ngan hang doanh nghiep de thuc day tin dung

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để thúc đẩy tín dụng

Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để thúc đẩy tín dụng
thoi bao ngan hang chung tay vi tre em vung cao

Thời báo Ngân hàng "Chung tay vì trẻ em vùng cao"

Thời báo Ngân hàng phối hợp cùng Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thăng Long, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Bac A Bank tổ chức Chương trình trao quà cho trẻ em tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang nhân dịp Tết Trung Thu.
thong doc ngan hang nha nuoc tiep tong giam doc bis

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp Tổng Giám đốc (BIS)

Mới đây tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng có buổi tiếp ông Agustín Carstens. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, (BIS). Buổi tiếp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của ông Carstens trên cương vị người đứng đầu tổ chức quốc tế lâu đời nhất thế giới.
loi ich cua cong thong tin ket noi khach hang vay cic

Lợi ích của Cổng Thông tin kết nối Khách hàng vay CIC

dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023 nhung khoanh khac an tuong

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023: Những khoảnh khắc ấn tượng

Đại hội TDTT ngành Ngân hàng: Những khoảnh khắc ấn tượng
tang kha nang hap thu von cho doanh nghiep

Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp

Ngày 25/7 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Tăng khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp”, do Thời báo Ngân hàng tổ chức dưới sự chỉ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Hiệp hội DNNVV Việt Nam. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú và ông Nguyễn Văn Thân - Đại biểu Quốc hội khoá XV, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam chủ trì Hội thảo.
khai mac dai hoi tdtt nganh ngan hang lan thu nhat nam 2023

Khai mạc Đại hội TDTT ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023

Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) ngành Ngân hàng lần thứ Nhất năm 2023 chính thức khai mạc tại Cung Điền kinh Hà Nội, với chủ đề “Vì sự phát triển của ngành Ngân hàng và sự phồn vinh của đất nước”. Đại hội sẽ tiến hành các nội dung 6 môn thể thao tham gia thi đấu, gồm: Bóng bàn; Cầu lông; Quần vợt; Cờ tướng; Chạy điền kinh; Bóng đá nam, nữ 7 người, với tổng số 44 nội dung thi đấu.
Cập nhật ảnh...
Nguồn : stockbiz.vn
Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Khánh Hòa nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nhắc đến Khánh Hòa là nói đến một vùng đất đầy tiềm năng phát triển kinh tế biển với du lịch, cảng biển, khu kinh tế mở... Nhưng, phía sau những gam màu tươi sáng ấy, việc phát triển kinh tế bền vững của Khánh Hòa vẫn còn nhiều thách thức.
Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

Phú Yên nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

Cũng như ở nhiều địa phương khác trong cả nước, các tổ tiết kiệm và vay vốn tại Phú Yên được ví như những ‘cánh tay nối dài’ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Thông qua hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách khác… được tiếp cận, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Quảng Nam giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

Quảng Nam giải ngân vốn vay cho người chấp hành xong án phạt tù

Khi khách hàng có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn, NHCSXH chi nhánh Quảng Nam đã nhanh chóng hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ vay và giải ngân cho vay theo quy định. Đồng thời, phối hợp với chính quyền, các hội đoàn thể địa phương và lực lượng công an giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay và thu hồi nợ, đảm bảo chương trình được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả…
VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sau lễ ra mắt vào dịp Tết Trung Thu - Tết Đoàn viên, VinFast tiếp tục chọn Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 để mở đặt cọc cho mẫu ô tô điện VF 6, khẳng định mục tiêu trở thành mẫu xe lý tưởng khởi đầu mọi hành trình cho các gia đình hiện đại.
Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

Năm thứ 3 liên tiếp, nhà phát triển bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam Sun Property (thành viên Sun Group) thắng lớn với ba hạng mục tại Giải thưởng Bất động sản châu Á Thái Bình Dương APPA 2023.
VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

VinFast VF 6 là mẫu xe thuần điện đầu tiên trong phân khúc SUV/CUV hạng B ở Việt Nam, được phân phối với 2 phiên bản: Eco và Plus.
Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

nguồn cung bất động sản trong quý II/2023 chủ yếu là các sản phẩm cao cấp, đầu tư và thiếu vắng hẳn các sản phẩm nhà ở phù hợp túi tiền của số đông người dân.
Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Vietcombank vừa ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền” dành cho người bán hàng trên VCB Digibank, giúp khách hàng tạo mã QR nhận tiền chỉ trong một vài giây; tạo nhiều mã QR cho các mục đích/cửa hàng khác nhau và dễ dàng quản lý doanh thu theo từng mã.
Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Nhờ tích cực áp dụng các công nghệ mới, đẩy nhanh quá trình số hoá, hiện nhiều ngân hàng Việt đã đạt tỷ lệ hơn 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới.
Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

Ngày 22/11, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) chính thức ra mắt hình thức thanh toán một chạm Garmin Pay trên các thiết bị đồng hồ thông minh của Garmin. Đây là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai hình thức thanh toán này, giúp gia tăng độ phủ của VPBank trong hệ sinh thái thanh toán Tap & Pay.
BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

BIDV là đại diện duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) trao Giải thưởng ASOCIO hạng mục Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc (ASOCIO Digital Transformation Award). Lễ trao giải được tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc trong khuôn khổ Hội nghị ASOCIO Digital Summit.
Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh tại ngã tư trung tâm khu đô thị sầm uất Starlake Hà Nội nhân kỷ niệm 26 năm có mặt tại Việt Nam. HLV Park Hang Seo là khách hàng đầu tiên mở tài khoản tại chi nhánh.
BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ

Nhằm “tiếp vốn” cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng đang có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã có sự điều chỉnh cho sản phẩm BAOVIET Easy Loan với nhiều ưu đãi mới vượt trội.
VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP

VPBank đón đầu xu hướng quản lý tài sản “may đo” riêng cho khách hàng VIP

Bằng cách thiết kế các sản phẩm và dịch vụ dựa trên từng nhóm chân dung khách hàng, VPBank kỳ vọng mỗi khách hàng ưu tiên sẽ có một hành trình trải nghiệm tài chính chuyên nghiệp, dịch vụ hiệu quả và đặc quyền đẳng cấp.
VietABank công bố Báo cáo tài chính quý III/2023

VietABank công bố Báo cáo tài chính quý III/2023

Kết quả kinh doanh của nhiều ngân hàng trong quý III/2023 cho thấy xu hướng lợi nhuận suy giảm. Theo các chuyên gia, lợi nhuận trước thuế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng, áp lực chi phí vốn cao, chi phí dự phòng rủi ro tăng.
Phiên bản di động