Ngân hàng Nhà nước quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tham dự Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN Trung ương, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo các NHTM Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu.
Toàn cảnh hội nghị |
Theo báo cáo tổng kết công tác THTK, CLP của ngành Ngân hàng, trong năm 2023, Thống đốc NHNN đã ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP. Trong đó đã đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu tiết kiệm, biện pháp thực hiện đảm bảo sát với nội dung quy định của Nhà nước về THTK, CLP, phù hợp với định hướng phát triển của ngành và cụ thể trong các lĩnh vực để thuận tiện cho các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện.
Trên cơ sở Chương trình hành động của ngành, các đơn vị vụ, cục, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN và các TCTD, TCTC, doanh nghiệp có vốn nhà nước do NHNN làm đại diện chủ sở hữu đã xây dựng Chương trình hành động của từng đơn vị để triển khai thực hiện.
Năm 2023 là năm thứ 4 liên tiếp kinh phí thường xuyên bị cắt giảm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, cải cách chính sách tiền lương. Theo đó, các Bộ, ngành phải tiết kiệm tối thiểu 15% chi thường xuyên so với năm 2022 (trừ các khoản chi cho con người và các khoản chi đặc thù không thể cắt giảm). Quán triệt chỉ đạo trên, các đơn vị NHNN đã tăng cường áp dụng các giải pháp nhằm quản lý, sử dụng kinh phí chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi quản lý.
Với việc đẩy mạnh và áp dụng đồng bộ các giải pháp tiết kiệm nêu trên, nhìn chung trong năm 2023 kinh phí thường xuyên của NHNN được quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Các đơn vị chấp hành nghiêm túc quy định, xây dựng kế hoạch tiết kiệm cụ thể, sát với kế hoạch giao khoán theo từng lần của NHNN và sử dụng trong phạm vi kinh phí được giao.
Trong đó, NHNN đã thực hiện rà soát, thẩm định chặt chẽ kế hoạch thu nhập, chi phí của đơn vị, chủ động cắt giảm các khoản mục chưa thực sự cần thiết, ưu tiên bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách như an toàn kho quỹ, an toàn trụ sở, công tác thanh tra, giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng; đồng thời NHNN đã rà soát, tính toán kỹ lưỡng tạm ứng chi khen thưởng phúc lợi, bổ sung thu nhập cho các đơn vị khi mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.800.000 đồng kể từ ngày 01/7/2023 để đảm bảo tổng thu nhập không thay đổi so với năm 2022.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị |
Về THTK, CLP trong quản lý, sử dụng, mua sắm tài sản của NHNN, ngay từ khi lập kế hoạch mua sắm tài sản, NHNN đã yêu cầu các đơn vị quán triệt chủ trương tiết kiệm, tăng cường tận dụng, khai thác có hiệu quả các tài sản và trang thiết bị hiện có, chỉ đề xuất ghi kế hoạch đối với các tài sản có nhu cầu cần thiết, cấp bách phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo an toàn trụ sở làm việc, kho tiền,... theo đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ hiện hành.
Bên cạnh đó, việc thực hiện THTK, CLP cũng được đẩy mạnh trong quản lý đầu tư xây dựng công trình của NHNN; Trong tổ chức bộ máy, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động; Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước...
Đặc biệt, triển khai bám sát chỉ đạo của Chính phủ, công tác CCHC tiếp tục được NHNN đẩy mạnh. Năm 2023, NHNN đã ban hành và triển khai các kế hoạch về CCHC; kiểm soát thủ tục hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN. Đồng thời, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với 10 quy định, NHNN đã trình ban hành/ban hành 02 Nghị định và 07 thông tư, cắt giảm, đơn giản hóa 33 TTHC.
Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán Nguyễn Hồng Vân báo cáo tại hội nghị |
Nhằm nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình tổng thể của Chính phủ về công tác THTK, CLP, NHNN đã khẩn trương ban hành Kế hoạch số 07- KH/BCSĐ ngày 19/3/2024 của Ban Cán sự Đảng NHNN thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác THTK, CLP và Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2024, trong đó đã đề ra mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu tiết kiệm, biện pháp thực hiện phù hợp với định hướng phát triển của ngành và cụ thể trong các lĩnh vực để thuận tiện cho các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện.
Tại hội nghị, đại diện một số đơn vị vụ, cục thuộc NHNN, chi nhánh NHNN tỉnh, các NHTM nhà nước đã có nhiều trao đổi về tình hình thực hiện THTK, CLP tại đơn vị, chỉ ra nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác thực hiện và kiến nghị nhiều giải pháp khắc phục.
Cục trưởng Cục Quản trị NHNN Hoàng Văn Quế chia sẻ việc thực hiện THTK, CLP |
Kết luận hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định việc thực hiện THTK, CLP là chủ trương lớn của Chính phủ. NHNN đã đẩy mạnh lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền và tổ chức triển khai các quy định về THTK, CLP trong toàn ngành ngân hàng. Vì vậy, công tác THTK, CLP của ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần tích lũy nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như ổn định mức thu nhập cho CBCC và người lao động.
Nhằm đẩy mạnh hoạt động thực hành NHNN đã đẩy mạnh tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các quy định về THTK, CLP trong toàn ngành ngân hàng. Vì vậy, công tác THTK, CLP của ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần tích lũy nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như ổn định mức thu nhập cho CBCC và người lao động.
Trong năm 2024, Phó Thống đốc yêu cầu, các đơn vị tiếp tục tuân thủ nguyên tắc, quy định của Nhà nước; Rà soát, nghiên cứu, cập nhật các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN về THTK, CLP. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng cần nâng cao ý thức trách nhiệm về việc tiết kiệm trong sinh hoạt và trong hoạt động nghiệp vụ.
Việc chi tiêu cần thực hiện một cách hài hòa với hai mục tiêu chính: Đảm bảo công tác điều hành nghiệp vụ ngân hàng, hiệu suất kinh doanh (đối với các NHTM) và đảm bảo đời sống cán bộ, người lao động.
Các vụ, cục, đơn vị và NHNN chi nhánh tỉnh/thành phố cần tập trung triển khai, xây dựng kế hoạch dài hạn đối với công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thực hiện THTK, CLP. Chi phí chi tiêu liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công phải thực hiện theo quy định, tài sản không còn nhu cầu sử dụng cần được kiểm tra và xử lý. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cần đảm bảo nguyên tắc chi tiêu, tăng cường mức độ tự chủ tài chính.