Nơi khai sinh “phố sách” Đinh Lễ
Nét riêng đầy mê hoặc
Đinh Lễ vốn được biết đến là thiên đường trong tâm tưởng người yêu sách. Đó là nơi những “con mọt sách” có thể “lăn lê” cả ngày, hết từ cửa hàng này sang quầy kệ khác với mong tìm cho kỳ được cuốn sách trong tim. Để rồi, khi vô tình khám phá ra nhà sách Mão yên tĩnh giữa phố thị ồn ào, ẩn khuất trong con ngõ thấp, hẹp, sâu hun hút trên những bậc thang vừa cao, vừa dốc, lại hẹp, ai đó nhất định sẽ phải ghé đến thêm nhiều lần nữa. Nếu là lần đầu tiên bước vào, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đây là một kho sách quý. Bởi sách có ở khắp mọi nơi, cả trên đầu, dưới đất, bên trái, bên phải, đâu đâu cũng thấy sách. Thú vị nhất là thứ mùi rất đặc trưng, mùi hương của sách mới lẫn sách cũ hòa quyện trong không gian cổ kính.
![]() |
Không gian bên trong nhà sách Mão |
Khách đến với nhà sách Mão có nhiều lý do, có thể để tìm mua bất cứ loại sách nào mình muốn, từ Phật pháp, triết học, tâm linh, phong thủy, văn học đông - tây cho đến tản văn hay thậm chí cả truyện tranh cho trẻ em...; có khi là để khám phá tiệm sách lâu năm nhất phố Đinh Lễ; hay để nhâm nhi tách trà không vội vã và đắm chìm vào trong những trang sách… Một điểm thú vị đặc biệt nữa của Mão là từng góc ở đây đều rất "ăn hình", chỉ cần đứng vào thôi là bạn đã có ngay những bức ảnh lung linh. Không gian được thiết kế theo phong cách cổ, những chiếc kệ sách san sát theo phong cách của những năm 80, 90 với điểm nhấn là chiếc cầu thang xoắn ốc thẳng đứng đã khiến cho bao người say lòng. Người ta thường đến Mão một lần rồi lại muốn quay lại thật nhiều lần vì những nét riêng biệt đầy mê hoặc ấy.
Miệt mài “giữ lửa” cho văn hóa đọc
Nhiều thế hệ bạn đọc Thủ đô vẫn trìu mến gọi nhà sách Mão là “Thiên đường sách” hay “vương quốc sách”, không chỉ bởi đây là “suối nguồn” khai sinh “phố sách” Đinh Lễ mà còn bởi vì sự tận tâm, cần mẫn của những người chủ nhà sách xưa và nay.
Năm 1990, sau khi về hưu, ông Lê Luy rủ bà Mão (nguyên cán bộ của Tổng công ty Phát hành sách Trung ương) cùng nghỉ hưu không lương để kinh doanh sách. Với kinh nghiệm chọn sách và các mối quan hệ trong nghề, ông bà ngồi bán sách trên vỉa hè sát bờ tường Bưu điện Hà Nội. Với một chiếc bàn đơn sơ chỉ đủ để bày hai chục quyển sách, nhưng góc bán sách của vợ chồng ông Lưu vẫn thu hút nhiều khách nên có khi ngay trong ngày bà Mão đã phải đi nhập thêm sách về bán.
Sau 3 năm tích góp, ông bà mua được căn gác hai tại ngôi nhà số 5 Đinh Lễ và tiếp tục bán sách tại đây. Vốn đã có nhiều khách quen, người này lại giới thiệu người kia khiến cho tiệm sách buôn bán ngày càng thuận lợi, trở thành địa điểm đáng tin cậy của nhiều người yêu sách. Lúc đó, cả thành phố mới chỉ có 3 hiệu sách tư nhân và ở Đinh Lễ, bà Mão là người đầu tiên kinh doanh mặt hàng này. Người làm thuê cho ông bà Luy Mão lâu năm có nhiều kinh nghiệm cũng tách ra bán sách riêng, nhiều người thấy vậy cũng mang chiếu đến bán sách ngày càng đông, biến Đinh Lễ trở thành phố sách đêm nhộn nhịp nhất Hà Nội. Khoảng những năm 2000 - 2001, Hà Nội mở chiến dịch dẹp phố sách đêm vỉa hè. Người kinh doanh vì thế buộc phải thuê cửa hàng để tiếp tục bán sách. Phố sách Đinh Lễ ra đời từ đó.
![]() |
Xuất phát từ cái tâm của những người yêu sách chân thành và mong mỏi mang được những cuốn sách hay, sách tốt tới cho độc giả, hơn 20 năm nay, ông bà đã thực hiện biên dịch và xuất bản được hơn 500 đầu sách. Trong số đó, cuốn sách “Alamach - Những nền văn minh thế giới” là một kho tàng trí tuệ lớn về nhiều mặt. Ở thời điểm bấy giờ, không có nhà xuất bản nào dám nhận in vì sự đồ sộ và giá thành quá cao của cuốn sách. Chỉ có ông bà đã dám vay 10 cây vàng - tương đương với 35 triệu thời điểm bấy giờ để xin cấp giấy phép phát hành và đặt in. Từ năm 1995 đến năm 2000, cuốn sách đã được in và bán hơn 22 nghìn cuốn, đem lại lợi nhuận khổng lồ giúp ông bà mở rộng thêm tiệm sách. Trong số 500 đầu sách, có những cuốn dù biết chắc sẽ không mang lại lợi nhuận, nhưng vì giá trị tri thức, văn hóa của nó, ông bà vẫn quyết làm.
Năm 2017, bà Mão mất, ông Lê Luy vẫn duy trì công việc kinh doanh cùng con gái. Giờ đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều, thỉnh thoảng ông mới ghé thăm tiệm sách. Dưới tán cây si cổ thụ trước tiệm sách, những tia nắng cuối đông rớt xuống lấp lánh, ông bảo: “Nhiều người thắc mắc tại sao nhà tôi lại chọn vị trí sâu hút trong khu tập thể này. Vừa chật chội, vừa khó tìm. Nhưng chỉ có tôi và bà Mão tin rằng đó là vị trí đắc địa, yên tĩnh, râm mát nhưng lại nằm ngay phố cổ, gần khu dân trí cao”. Hẳn đó cũng là lý do vì sao tiệm sách dù ẩn khuất nhưng vẫn tấp nập khách ra vào.
Chị Lê Ngọc Anh, con gái duy nhất của ông bà Luy Mão chia sẻ: “Khi còn nhỏ, tôi từng nói với bố mẹ rằng, sau này con không làm sách đâu, vì quá vất vả. Nhưng giờ tôi đã thay đổi suy nghĩ. Ngày ngày nhìn bố mẹ lựa chọn từng cuốn sách, nâng niu từng trang giấy, tư vấn tận tình từng cuốn sách đến tay bạn đọc… tôi như được tiếp lửa để tiếp tục duy trì và phát triển Nhà sách Mão”. Chị cho hay, nhà sách Mão được cải tạo và duy trì mục đích chính là tạo ra không gian đọc miễn phí và tham quan là chính. Để phục vụ cho công việc kinh doanh của nhà sách, còn có 5 kho sách khác. Nhà sách hiện bán khoảng 10.000 đầu sách, mỗi cuốn có vài chục hoặc vài trăm cuốn phục vụ cả bán buôn và bán lẻ.
Ba thập niên qua, nhà sách Mão chứng kiến sự trưởng thành, sự tiếp nối niềm đam mê với sách của bao thế hệ người đọc. Giờ đây, người ta lo lắng văn hóa đọc đang phai nhạt đi, điều đó có thể đúng. Nhưng “vương quốc” sách này chứng thực được rằng, văn hóa đọc vẫn là mạch ngầm đang chảy. Ngày càng có nhiều người trẻ mua sách, đọc sách ở đây. Mạch sống tri thức không thể tuột đi một cách dễ dàng và hiệu sách này là nơi lưu giữ tình yêu với sách, một nét văn hóa thanh lịch và đáng quý của người Hà Nội.
Cảm ơn những người chủ nhà sách Mão luôn cần mẫn, miệt mài “giữ lửa” cho văn hóa đọc giữa lòng phố thị.
Các tin khác

Vĩnh Phúc quyết tâm xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu

Nhớ lời Bác dạy về phòng, chống tham nhũng

Cơ hội phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Cơ hội tham gia “Show của Đen” với 100 vé miễn phí tại chương trình của VietinBank Hà Nội

“Người đi dép cao su” vào lịch sử

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao gửi "sứ mệnh quốc gia" cho CMC

Thời báo Ngân hàng ra mắt giao diện báo điện tử mới: Khoa học và dễ tiếp cận bạn đọc

Phim về chủ đề gia đình “lên ngôi”

Sơn Nam: “Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê”

Khai mạc Tuần Văn hóa, du lịch Hà Nam 2023

Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình tháng Năm

Hội thao Hệ thống QTDND & Co-opBank khu vực phía Bắc và miền Trung: Liên kết tạo sức mạnh hệ thống

Mở bán trực tuyến vé xem Lễ hội Pháo hoa quốc tế 2023

Đưa sắc phong về làng

VinFast 70.3 Việt Nam diễn ra hấp dẫn tại Đà Nẵng

Dịch vụ tài chính - ngân hàng phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có

Ngân hàng Nhà nước lần thứ 3 giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

“Nhà ngân hàng tương lai năm 2023” - nâng cao kiến thức tài chính cho giới trẻ

Tích cực triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Chuyện làm giàu trên đất “Tây”
Bà Rịa - Vũng Tàu: 4 tháng tín dụng tăng gần 4.500 tỷ đồng
Đồng Tháp: Đẩy mạnh cho vay ngành hàng chủ lực

Sức hút từ những công viên chủ đề

Chọn sữa mát vì điều tốt nhất cho con

Nhiều đặc quyền nội dung hấp dẫn cho người sở hữu TV Samsung 2023

Đồ gia dụng Bosch gia nhập thị trường Việt Nam
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Khác biệt bởi số hóa tại HDBank qua mùa cao điểm

Ngân hàng số tốt nhất năm 2023

Mời thầu lãi suất cạnh tranh tiền gửi có kỳ hạn quỹ bảo trì nhà chung cư

Agribank và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký kết thỏa thuận hợp tác

Techcombank được vinh danh nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam 2023

OCB mở rộng cho vay doanh nghiệp SMEs từ khoản vay mới 100 triệu USD của IFC
