Đúng như nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Việt Nam vẫn là “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong khi dòng vốn này trên toàn cầu giảm so với trung bình nhiều năm. Đặc biệt, theo các chuyên gia, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong nhiều năm qua đã và đang tạo lập xu hướng mới, đó là tập trung vào các công nghệ xanh, sạch, những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao.
Nếu cứ giữ mãi cách làm cũ, với tư duy “tiểu nông” thì nền nông nghiệp Việt Nam sẽ mãi không bao giờ vươn ra được thế giới - đó là nhận định của ông Ngô Quốc Cường, Chủ tịch HĐQT Công ty Công nghệ sinh học R.E.P Biotech, chủ doanh nghiệp sản xuất chế phẩm sinh học cho thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm trên hành trình thay đổi tư duy, chuyển đổi xanh, thay đổi cách thức làm ăn để biến việc “giấc mơ” không thể thành có thể trên hành trình chinh phục thị trường quốc tế.
Để tạo động lực tăng trưởng đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn có đủ năng lực tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị ngành vi mạch bán dẫn toàn cầu.
Hãng hàng không Vietjet và trường bay F AIR (Cộng hoà Séc) vừa ký thoả thuận hợp tác đào tạo phi công trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng chính phủ Cộng Hòa Séc Petr Fiala.
Ngày 21/1/2025 vừa qua , Tập đoàn Công nghệ CMC và TP. Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 với chủ đề "Hợp tác trong Thời đại Trí tuệ" (Collaboration for the Intelligent Age) tại Davos, Thụy Sĩ.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2025 (từ ngày 1/1 đến ngày 15/1/2025) đạt 34,21 tỷ USD, tăng 8,70% (tương ứng tăng 2,74 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 12/2024.
Trong suốt năm qua, chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng ở Ninh Thuận đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cạnh tranh, với tinh thần “Chính quyền phục vụ, đồng hành cùng doanh nghiệp”.
Đại Dũng Group áp dụng các giải pháp văn phòng số Spro và tự động hóa quy trình nghiệp vụ akaBot, nhằm giảm thiểu công việc giấy tờ, nâng cao chất lượng dữ liệu và tối ưu hóa hiệu quả vận hành.
Thúc đẩy bình đẳng giới – Đối xử công bằng giữa nam và nữ trong công việc – tôn trọng quyền và không phân biệt đối xử là tiêu chí trụ cột trong chứng chỉ ESG…
Vượt qua những thách thức đến từ diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, ngành dệt may Việt Nam về đích năm 2024 với kết quả khá ấn tượng. Ngành đang đẩy mạnh mở rộng thị trường, nhạy bén trong chuyển đổi mô hình, đầu tư máy móc, thiết bị và sản phẩm nhằm nâng cao nội lực, khai thác hiệu quả các đơn hàng, mạnh dạn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 47-48 tỷ USD năm 2025.
Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh vừa công bố, kết thúc năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 510.000 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch được giao là hơn 482.000 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh vừa chủ trì buổi làm việc với đoàn công tác Công ty Qorvo (Hoa Kỳ) do ông Gemot Fattinger, Phó Chủ tịch phụ trách công nghệ Công ty Qorvo làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu môi trường đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo tại Đà Nẵng.
Giá xăng, dầu tại Việt Nam đồng loạt tăng từ 140 đến 1.000 đồng/lít trong lần điều chỉnh thứ ba của năm 2025, với xăng RON 95-III đạt 21.220 đồng/lít - mức cao nhất từ tháng 8/2024. Nguyên nhân chính đến từ nhu cầu nhiên liệu tăng cao ở Mỹ và châu Âu do thời tiết lạnh, cùng lệnh trừng phạt của Mỹ với Nga. Chính sách thuế bảo vệ môi trường tiếp tục hỗ trợ nhằm giảm tác động lên người dân và doanh nghiệp.
Thị trường lao động năm 2024 đã hồi phục đáng kể. Càng về cuối năm nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực càng gia tăng. Bước sang năm 2025 dự báo, tình trạng thiếu hụt lao động đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao đang trở thành bài toán lớn, đặc biệt ở các lĩnh vực như công nghệ thông tin, sản xuất hiện đại, tài chính, và thương mại điện tử. Để giải quyết vấn đề này, không chỉ cần sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp mà còn đòi hỏi các chính sách đồng bộ từ Nhà nước nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường lao động.
Ngày 16/1, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) và Doanh nghiệp xã hội ECUE chính thức giới thiệu chương trình GEARS@VIETNAM để hỗ trợ doanh nghiệp Việt đo lường và thực hành ESG (môi trường, xã hội, quản trị) toàn diện trong quản trị nguồn nhân lực.