Chỉ số kinh tế:
Ngày 25/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.055 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.853/26.257 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Sáng 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Lê Minh
Lê Minh  - 
Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (9/5), tỷ giá trung tâm tăng 24 đồng so với phiên trước - phiên giảm thứ tư liên tiếp. Giá mua - bán USD tại một số ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 10-20 đồng so với phiên trước.
aa
[Infographic] Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ để xác định trị giá tính thuế từ 8-14/5 Châu Á: Các ngân hàng nhận cú hích lớn trong mảng quản lý tài sản khi đồng nội tệ tăng mạnh
Sáng 9/5: Tỷ giá trung tâm tăng trở lại

Đồng USD đang trên đà khép lại tuần giao dịch với mức tăng so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ nhờ hiệu ứng tích cực từ thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh và kỳ vọng gia tăng về việc Washington có thể đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Trong khi đó, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm hạ lãi suất đã giảm sau phát biểu thận trọng từ Chủ tịch Fed Jerome Powell.

Thị trường tài chính toàn cầu hiện đang hướng sự chú ý vào cuộc gặp giữa phái đoàn Mỹ và Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào thứ Bảy tại Thụy Sĩ - một sự kiện được xem là phép thử quan trọng cho triển vọng hòa hoãn thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đồng euro giảm 0,13% so với đầu phiên xuống mức 1,1213 USD. So với đầu tuần, đồng tiền này đã giảm 0,6%.

Đồng yên Nhật đã suy yếu khoảng 0,7% kể từ đầu tuần và có thời điểm chạm đáy một tháng tại mức 146,18 yên đổi một USD, trước khi hồi phục nhẹ về mức 145,77 yên đổi một USD, tăng 0,1% so với đầu phiên.

Đồng bảng Anh sau khi bật tăng trong phiên trước nhờ thông tin về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh, tuy nhiên đã nhanh chóng điều chỉnh khi các điều khoản thực tế của thỏa thuận được đánh giá là khá hạn chế.

Bảng Anh hiện giao dịch ở mức 1,3226 USD, giảm 0,15%.

Theo nội dung công bố, thỏa thuận chỉ mở rộng khiêm tốn quyền tiếp cận thị trường nông nghiệp cho cả hai bên và loại bỏ một phần thuế của Mỹ đối với ô tô Anh, song vẫn giữ nguyên mức thuế cơ sở 10%.

“Việc thị trường mua vào USD có thể phản ánh sự lạc quan gia tăng rằng các thỏa thuận thương mại có thể đạt được, kể cả trong điều kiện căng thẳng hiện nay”, ông Steve Englander – Giám đốc nghiên cứu tiền tệ G10 toàn cầu tại Standard Chartered – nhận định.

Chuyên gia này cho rằng việc Tổng thống Donald Trump phát tín hiệu hòa hoãn với Trung Quốc có thể góp phần gia tăng niềm tin rằng tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại có thể nhẹ hơn so với lo ngại trước đó.

“Thị trường G10 sẽ an tâm hơn nếu thuế quan song phương giữa Mỹ và Trung Quốc được bãi bỏ, ngay cả khi mức thuế vẫn cao hơn đáng kể so với mốc ngày 19/1”, ông Steve Englander nhận định.

Cùng lúc khi công bố thỏa thuận thương mại với Anh, Tổng thống Donald Trump cho biết ông kỳ vọng các cuộc đàm phán “thực chất” với Trung Quốc sẽ diễn ra cuối tuần này và thuế suất 145% đối với hàng hóa Trung Quốc có thể được điều chỉnh giảm.

So với đầu tuần, đô la Úc giảm 0,7%. Hiện đồng tiền này giao dịch ở mức 0,6387 USD, giảm 0,2% so với đầu phiên.

Tương tự, đồng đô la New Zealand giảm 0,3 xuống mức 0,5886 USD.

Về chính sách tiền tệ, diễn biến tuần qua đúng như kỳ vọng của thị trường khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cắt giảm lãi suất, trong khi các ngân hàng trung ương tại Thụy Điển, Na Uy và Mỹ đều giữ nguyên lãi suất cơ bản. Dù vậy, phát biểu thận trọng từ Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm giảm kỳ vọng Fed sẽ hành động sớm. Xác suất thị trường đặt cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 6 hiện chỉ còn khoảng 17%, giảm mạnh so với mức gần 55% của tuần trước.

Trái với xu hướng tăng của đồng USD trong nhóm G10, đồng bạc xanh lại giảm giá so với một số đồng tiền châu Á. Đồng đô la Đài Loan tiếp tục ghi nhận hiệu suất mạnh, hiện duy trì ở mức khoảng 30 đô la đổi một USD, cao hơn 6% so với mức chốt phiên cuối tháng Tư. Đồng đô la Singapore cũng áp sát vùng đỉnh cao nhất trong thập kỷ, trong khi đô la Hồng Kông đã rời khỏi mức mạnh nhất trong biên độ giao dịch sau đợt can thiệp mạnh tay từ Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (HKMA).

Lê Minh

Tin liên quan

Tin khác

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giữ ở 3,9%/năm, thấp hơn trần quy định

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ổn định đã tạo dư địa để lãi suất cho vay tiếp tục giữ ở mức thấp. Theo thống kê, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện khoảng 3,9%/năm – thấp hơn mức trần 4%/năm theo quy định của NHNN.
Lãi suất huy động duy trì đà giảm nhẹ

Lãi suất huy động duy trì đà giảm nhẹ

Từ giữa tháng 6 đến nay, thị trường lãi suất duy trì ổn định khi chỉ có 3 ngân hàng thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động.
Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Sáng 23/6: Tỷ giá trung tâm giảm phiên đầu tuần

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (23/6), tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 3-35 đồng so với phiên trước.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Chỉ nhận tiền mặt - “cửa hẹp” trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là xu hướng tương lai, mà là hiện thực của nền kinh tế hiện đại. Hộ kinh doanh nếu đi ngược lại dòng chảy chuyển đổi số, không chỉ đứng trước rủi ro pháp lý mà còn tự đánh mất lòng tin khách hàng, lỡ cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn.
Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Sáng 19/6: Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (19/6), tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 15-40 đồng so với phiên trước.
[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

[Infographic] Tỷ giá tính chéo để xác định trị giá tính thuế từ 19-25/6

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 19-25/6.
Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Sáng 18/6: Tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (18/6), tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 2-40 đồng so với phiên trước.
Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Tiền gửi dân cư tiếp tục tăng

Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối quý 1/2025 với nhiều thông tin đáng chú ý.