Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index dứt chuỗi giằng co
Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động trái chiều Giá năng lượng ghi nhận chuỗi tăng ổn định |
![]() |
Chỉ số MXV-Index dứt chuỗi giằng co |
Thị trường kim loại biến động mạnh trong ngày họp Fed
Kết thúc ngày giao dịch 12/6, tất cả các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng giá. Đối với kim loại quý, cả giá bạc và giá bạch kim đều trải qua phiên biến động mạnh khi thị trường đón nhận hai dữ kiện kinh tế quan trọng, bao gồm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Năm của Mỹ và quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chốt ngày, giá bạc tăng 3,54% lên 30,26 USD/oz, giá bạch kim tăng 1,26% lên 971 USD/oz.
Theo dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ, trong tháng Năm, chỉ số CPI lõi của Mỹ tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,2% so với tháng trước, cả hai con số này đều thấp hơn so với dự báo và giảm nhẹ so với tháng Tư. Điều này cho thấy lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến, đồng thời gây áp lực lên USD.
Sau báo cáo, đồng USD lao dốc mạnh với chỉ số đô la Mỹ giảm từ 105,08 điểm xuống còn 104,2 điểm. Giá bạc và giá bạch kim cũng đồng loạt tăng vọt sau đó.
Tuy nhiên, cuối phiên tối, động thái cứng rắn từ Fed đã gây áp lực lên nhóm kim loại quý, kéo giá bạch kim thu hẹp mức tăng xuống chỉ còn khoảng 1% và giá bạc tăng 3,5%. Cụ thể, theo kết quả cuộc họp lãi suất tháng Sáu, Fed đã ấn định một lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, ít hơn so với dự báo trong cuộc họp hồi tháng 3 là ba lần cắt giảm.
Đối với kim loại cơ bản, nhờ sự suy yếu của đồng USD sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát thấp hơn dự kiến, các mặt hàng kim loại công nghiệp cũng được hỗ trợ đáng kể. Chốt ngày, giá đồng COMEX phục hồi 1,26%.
Bên cạnh đó, lo ngại nguồn cung đồng thiếu hụt cũng giúp củng cố lực mua đồng trong phiên. Theo dữ liệu từ Ủy ban đồng Chile Cochilco, sản lượng đồng của Codelco, nhà cung cấp đồng lớn nhất thế giới, chỉ đạt 86.700 tấn trong tháng 4, mức thấp nhất trong gần 18 năm. Trước đó, dữ liệu từ Cochilco cũng cho thấy sản lượng đồng Chile, quốc gia khai thác đồng lớn nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm, với khoảng 405.600 tấn trong tháng 4.
Tương tự, rủi ro nguồn cung gián đoạn cũng giúp giá niken LME phục hồi sau 3 phiên giảm liên tiếp, kết phiên với mức tăng 1,36% lên 18.061 USD/tấn.
Theo Reuters, tình trạng bất ổn xã hội vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc tại New Caledonia của Pháp, quốc gia chiếm 6% nguồn cung niken toàn cầu. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp sản xuất niken tại đây và khiến hoạt động sản xuất niken bị đình trệ.
Lo ngại về nguồn cung hỗ trợ giá ngô
Thị trường nông sản tiếp tục diễn biến trái chiều. Giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 7 quay đầu tăng 1% vào hôm qua, xóa đi hoàn hoàn toàn mức giảm trong phiên trước đó. Mặc dù báo cáo Cung cầu Nông sản Thế giới WASDE tháng 6 được công bố vào đêm hôm qua, tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) không thực hiện các thay đổi đáng kể.
Trong một năm mà vụ mùa phát triển tương đối thuận lợi và mới chỉ ở giai đoạn đầu như năm nay, việc USDA không thực hiện sự thay đổi nào liên quan đến nguồn cung tại Mỹ là điều hoàn toàn có thể dự đoán được.
Tuy nhiên, đối với ngô niên vụ 2023 - 2024 ở Argentina và Brazil, 2 trong số 3 nhà xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới, sự thay đổi số liệu so với tháng trước cũng không xảy ra. Việc vụ mùa tại Argentina bị tàn phá bởi côn trùng gây hại rõ ràng đã ảnh hưởng đáng kể tới năng suất cây trồng và thiệt hại được dự đoán sẽ phản ánh vào báo cáo Cung cầu tháng sau.
Một yếu tố cũng khiến giá ngô nhận được lực mua vào hôm qua là lo ngại tình hình nguồn cung. Hiệp hội Ngũ cốc Ukraine (UGA) dự báo, sản lượng ngô niên vụ 2024 - 2025 của nước này sẽ chỉ đạt 25,5 triệu tấn, giảm mạnh so với mức 29,6 triệu tấn của niên vụ trước, do thời tiết nắng nóng gay gắt trong giai đoạn tháng 4. Do sản lượng sụt giảm, Ukraine dự kiến sẽ chỉ xuất khẩu được 20,5 triệu tấn ngô trong niên vụ 2024 - 2025, so với mức 26 triệu tấn của niên vụ trước.
Các tin khác

Sự độc lập của Fed có đang lung lay?

Thuế quan định hình lại lộ trình lãi suất của các NHTW lớn

Ông Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed chậm cắt giảm lãi suất

Quan chức Fed khuyến nghị không vội giảm lãi suất do rủi ro lạm phát tăng cao

Chuyên gia và nhà đầu tư vẫn lạc quan về giá vàng thế giới trong tuần tới

Đằng sau lãi suất 2,25%: ECB ứng phó thế nào trước cú sốc thương mại toàn cầu?

Đồng Ruble Nga đã tăng hơn 40% so với USD

Nhật Bản không thao túng thị trường tiền tệ để làm suy yếu đồng yên

Ông Trump lại chỉ trích Chủ tịch Fed vì không giảm lãi suất

Nhật Bản: Lạm phát tiếp tục duy trì trên 3% khiến BoJ khó xử

Ông Trump hy vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

ECB tiếp tục hạ lãi suất nhằm hỗ trợ kinh tế trước thuế quan mới của Mỹ

Có nên sử dụng đồng yên làm đòn bẩy để hạ giá USD?

ECB sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trước rủi ro từ thuế quan

Giá dầu bật tăng nhờ lệnh trừng phạt Iran và cam kết cắt giảm từ OPEC
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật các tổ chức tín dụng 2024

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu

Từ giao dịch đến tiêu dùng, giải trí: Ngân hàng số đang tái định nghĩa trải nghiệm người dùng
