Thời cơ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Vừa bảo đảm an ninhlương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhu cầu thị trường trong nước phục hồi chậm, thị trường nông sản xuất khẩu có nhiều biến động, số lượng đơn hàng giảm, giá vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng, kết nối điều hòa cung cầu còn bất cập. Việc phát triển bền vững nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng còn nhiều thách thức. Từ các vấn đề đặt ra, đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đề ra nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế. Trong đó tập trung vào một số vấn đề chính sau đây: Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông dân Khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật, phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản chủ lực; cập nhật, phân tích, đánh giá thông tin, diễn biến thị trường một cách toàn diện, cẩn trọng để kịp thời phổ biến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt khó. Tận dụng cơ hội thị trường, củng cố các thị trường hiện có, khai mở các thị trường mới cho nông sản Việt Nam. Đổi mới tổ chức truyền thông, quảng bá chất lượng, đặc thù, vượt trội của nông sản Việt tại thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức sản xuất nông nghiệp bền vững theo mục tiêu, định hướng tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và các giải pháp cụ thể tại các Đề án đang được triển khai như thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông - lâm - thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đến năm 2030. Đẩy nhanh việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển bền vững 1.000.000 hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng ĐBSCL. Đề án phát triển hệ thống logistisc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo dõi sát diễn biến thị trường và giá lương thực trên thế giới, có kế hoạch cụ thể để vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang tăng cao và giá cả thì cũng đang tăng, ngăn ngừa rủi ro bắt sóng xuất khẩu. Với thị trường trong nước, cần lấy yếu tố bảo đảm chất lượng gạo và thương hiệu, bảo đảm tiến độ giao hàng là giải pháp “sâu rễ, bền gốc”. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý, điều phối công tác thu mua, chế biến, bảo cảm, bảo quản lúa gạo, bảo đảm ổn định thị trường trong nước, hài hòa lợi ích người trồng lúa, doanh nghiệp chế biến và nhà xuất khẩu gạo. |
Châu Á tiếp tục là khu vực xuất khẩu lớn nhất trong những tháng đầu năm 2023, đạt gần 3,3 triệu tấn, chiếm 77,7% tổng lượng xuất khẩu, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp đến là khu vực thị trường châu Âu, tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 2%) trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam nhưng vẫn đạt 84,5 nghìn tấn, tăng trưởng hơn 28% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường châu Phi cũng ghi nhận sự tăng trưởng khi xuất khẩu gạo đạt hơn 631 nghìn tấn, chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2022.
Đặc biệt, do tình hình kinh tế thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp, nhu cầu dự trữ lương thực của các nước gia tăng nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được duy trì ở mức cao, khoảng 450 USD/tấn, có thời điểm vượt qua giá gạo Thái Lan cùng chủng loại.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện giá xuất khẩu một số chủng loại gạo Việt Nam đã thiết lập mốc kỷ lục cao nhất trong 11 năm qua và giá thóc gạo hàng hóa của người dân luôn cao hơn so với giá định hướng do Bộ Tài chính công bố, bảo đảm lợi ích cho người nông dân.
Dưới sự chỉ đạo tích cực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, nhất là khu vực ĐBSCL đã có nhiều nỗ lực tăng diện tích trồng lúa, riêng vụ Thu Đông năm nay đạt khoảng 700 nghìn ha, tăng 50 nghìn ha so với năm trước; sản lượng dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn thóc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo rất cần sự hỗ trợ trong thời điểm hiện tại |
Tính đến thời điểm hiện tại, với sản lượng dự kiến này, sau khi đã dành cho tiêu dùng nội địa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và chế biến, làm giống, thức ăn chăn nuôi, thì năm 2023, Việt Nam có thể xuất khẩu được trên 7,5 - 8 triệu tấn gạo, cao hơn 400 - 900 nghìn tấn so với năm 2022. Đây được kỳ vọng sẽ là năm kỷ lục trong xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua vẫn còn những hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Chưa kể, theo dự báo, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh tình hình thương mại lương thực toàn cầu đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi. Trước tình hình đó, chúng ta cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu gạo, thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo hàng hóa cho người dân với giá có lợi nhất; đồng thời góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Có một thực tế là xuất khẩu gạo mặc dù liên tiếp tăng cả về lượng và giá, song nhiều doanh nghiệp vẫn than gặp nhiều khó khăn trong việc thu mua thóc gạo, phải đối mặt với đứt gãy chuỗi cung ứng.
Bà Bùi Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đề nghị, Bộ Công thương cần phải nắm rõ lại số lượng hợp đồng doanh nghiệp đã ký kết và cần thực hiện. Điều này giúp cho việc cân đối cung - cầu. Hiện nay các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ và các nước nhập khẩu như Malaysia, Philippines, Indonesia đang có những thay đổi rất lớn về chính sách. Vì vậy Bộ Công thương nên có dự báo từ sớm, từ xa để các doanh nghiệp, các địa phương có sự chuẩn bị lượng hàng hóa cũng như đàm phán xuất khẩu.
Nghị định 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo trước đây có quản lý về việc đăng ký hợp đồng, có cơ quan theo dõi tình hình ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi Nghị định 107 về xuất khẩu gạo ra đời thay thế cho Nghị định 109 thì việc thực hiện báo cáo, theo dõi hợp đồng lại chưa được thực hiện nghiêm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, thị trường gạo đang ở giai đoạn có nhiều biến động, đòi hỏi các nhà quản lý, các doanh nghiệp phải tỉnh táo nắm bắt thông tin kịp thời; cần liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Cùng với đó, phải giải quyết được bài toán điều tiết thị trường bằng cách quy hoạch chuyên biệt hóa vùng trồng cho xuất khẩu và cho thị trường trong nước.
Các chuyên gia cũng phân tích, thời gian gần đây, ngay khi có thông tin về Ấn Độ cấm xuất khẩu mặt hàng gạo, giá thóc gạo trong nước tăng nhanh theo từng ngày. Tuy nhiên rất có thể sau khi Ấn Độ ổn định tình hình, giá gạo trong nước sẽ quay trở lại với xu hướng giảm. Do đó, thời điểm này là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.