Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thủ tướng: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7

LĐ
 - 
Chiều 14/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuẩn bị sẵn sàng để vận hành bộ máy mới của chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phiên họp nhằm triển khai ngay Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 11, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Trước đó, Hội nghị Trung ương 11 họp từ ngày 10-12/4 đã thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện; thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố; thống nhất sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Sáng 14/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chủ trì phiên họp thảo luận, thông qua Kế hoạch của Ban Chỉ đạo về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Thủ tướng chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngay sau đó, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo nêu rõ, cùng với các công việc thường xuyên, chúng ta đang cùng lúc khẩn trương triển khai, bảo đảm tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay: Thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy; đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; chuẩn bị, tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tổ chức tốt các ngày lễ lớn; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; đồng thời, ứng phó tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ, các cơ quan tiếp tục rà soát, bổ sung các nhiệm vụ cần thực hiện để sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; bảo đảm không bỏ sót, không trùng chéo nhiệm vụ.

Các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện các kế hoạch của Trung ương, của Chính phủ có hiệu quả và tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nếu vượt thẩm quyền.

Các bộ trưởng, trưởng ngành bám sát tiến độ để chỉ đạo công việc, phân công với tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó, phân công "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền".

Chính phủ, các bộ, ngành phải hướng dẫn các nhiệm vụ đã được phân công, nội dung nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì Chính phủ hướng dẫn, thuộc thẩm quyền của các bộ thì các bộ hướng dẫn.

Công việc phải được thực hiện đồng bộ giữa các bộ, ngành, cơ quan; quá trình thực hiện phải kiểm tra, đôn đốc, báo cáo theo quy định của Ban Chỉ đạo Trung ương. Các Phó Thủ tướng theo phân công, hằng tháng kiểm tra các địa phương, các tổ công tác của thành viên Chính phủ đôn đốc, Văn phòng Chính phủ và bộ ngành có bộ phận theo dõi các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Về cơ sở pháp lý, Thủ tướng nêu rõ, đề xuất Quốc hội dùng một luật để sửa nhiều luật có liên quan, trong đó có nội dung về tổ chức chính quyền địa phương, thẩm quyền của cấp xã, theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Bộ Nội vụ hướng dẫn việc triển khai Trung tâm phục vụ hành chính công tại cấp tỉnh, xã, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, thống nhất phần mềm để xử lý trên phạm vi cả nước và làm thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới; các tỉnh, thành phố thành lập trung tâm xúc tiến và kêu gọi đầu tư.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thêm việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; Bộ Công an cùng các cơ quan rà soát các quy định liên quan để tiếp tục triển khai thông suốt Đề án 06. Các bộ, ngành hướng dẫn các địa phương về tổ chức, bộ máy bên trong của các sở, ngành, cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương. Về các thủ tục hành chính đang thuộc thẩm quyền của cấp huyện, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, đề xuất việc thực hiện cho cấp tỉnh, cấp xã.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân, như việc đi học của các cháu học sinh. Quá trình sắp xếp cần bảo đảm tiến độ và chất lượng, tuân thủ quy định, nội dung nào thiếu quy định hoặc có quy định nhưng bị thực tiễn vượt qua thì giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình trực tiếp chỉ đạo xử lý, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền; các cơ quan bám sát tình hình, kịp thời xử lý các vấn đề nổi lên, đồng thời bảo đảm công việc thường xuyên thông suốt.

Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ động hướng dẫn, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương chuẩn bị sẵn sàng để từ 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập.

Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ sở vật chất, trụ sở các cơ quan sau khi sắp xếp, bảo đảm phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí, ưu tiên sử dụng cho y tế, giáo dục và mục đích công cộng.

Tin liên quan

Tin khác

Hội nghị toàn quốc tổng kết 02 chương trình mục tiêu quốc gia và 02 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Hội nghị toàn quốc tổng kết 02 chương trình mục tiêu quốc gia và 02 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững

Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), Phong trào "Cả nước chung tay xây dựng NTM", Phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị "3 trong 1" về các nội dung quan trọng: Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5); phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2).
Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đạt giải C “Sự kiện, hoạt động ấn tượng” tại Hội Báo toàn quốc 2025

Chiều 21/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội Báo toàn quốc 2025 đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra sôi nổi. Liên Chi hội nhà báo ngành Ngân hàng đã đạt Giải C - giải “Sự kiện, hoạt động ấn tượng”.
Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Khẳng định vị thế báo chí ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số

Trong dòng chảy 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, báo chí ngành Ngân hàng từng bước khẳng định vị thế với những dấu ấn phát triển vượt bậc cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tại Hội Báo toàn quốc 2025, gian hàng của Liên Chi hội Nhà báo ngành Ngân hàng là minh chứng cụ thể phản ánh tinh thần đổi mới, sự chuyên nghiệp và những đóng góp thiết thực của đội ngũ làm báo trong Ngành đối với sự phát triển báo chí và sự nghiệp chung của ngành Ngân hàng.
Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Bồi dưỡng chuyên đề về chiến lược số và ứng dụng AI cho lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tại NHNN

Ngày 20/6, triển khai Quyết định số 2223/QĐ-NHNN ngày 30/5/2025 và Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày 28/4/2025 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên đề "Chiến lược số và ứng dụng AI trong quản lý, chỉ đạo, điều hành NHNN" dành riêng cho đội ngũ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương. Lớp bồi dưỡng có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng.
Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện tốt sứ mệnh kiến tạo niềm tin, lan tỏa khát vọng phát triển

Trong không khí thiêng liêng, xúc động và tự hào tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, đây là một hành trình vẻ vang viết nên bằng trí tuệ, tâm hồn dân tộc, bằng tinh thần Cách mạng tấn công, bằng sự hy sinh cao cả và bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của những người làm báo cách mạng Việt Nam
Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Không ngừng đổi mới, sáng tạo, đưa nền báo chí cách mạng vươn mình cùng dân tộc

Ngày 21/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, diễn ra Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Sự kiện nhằm tôn vinh những thành tựu của báo chí cách mạng Việt Nam trong 100 năm qua. Đây cũng là kim chỉ nam để các nhà báo tiếp tục sứ mệnh cao cả của mình trong giai đoạn đất nước đang vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về triển khai tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tối 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp quán triệt, triển khai các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tập trung các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc

Trong suốt chiều dài lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là dòng chảy mãnh liệt, vun đắp lý tưởng, kết nối niềm tin và không ngừng chuyển mình để lan tỏa, đồng hành cùng quá trình phát triển của dân tộc.
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng -  kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà: Thời báo Ngân hàng - kênh truyền thông chính sách hiệu quả, tin cậy

Trong dòng chảy không ngừng của báo chí hiện đại, Thời báo Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, khẳng định vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống và kênh truyền thông chủ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Những chuyển mình mạnh mẽ từ nội dung đến ứng dụng công nghệ đã giúp những người làm báo bắt kịp xu hướng làm báo hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu truyền thông chính sách. Trước bối cảnh mới, với những đòi hỏi cao về năng lực phân tích, tư duy phản biện và ứng dụng công nghệ số, Thời báo Ngân hàng cần tiếp tục có những giải pháp đột phá để phát huy vai trò là “cầu nối” tin cậy giữa chính sách và thị trường, giữa nhà quản lý và công chúng. Đồng thời, khẳng định vị thế là cơ quan báo chí nòng cốt thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu ý kiến của Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà về vai trò, kỳ vọng và định hướng phát triển của Thời báo trong giai đoạn tới.