Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn

18:31 | 05/08/2024 Chính trị
aa
Thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao hơn, với quan điểm điều hành chung là tháng sau đạt kết quả cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thành quả 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao hơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 5/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 với chương trình thảo luận gồm nhiều nội dung quan trọng.

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo các cơ quan: Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Phiên họp tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và một số nội dung quan trọng khác.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng cao nhất trong 5 năm

Các báo cáo, ý kiến phát biểu tại phiên họp thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm đạt 13 kết quả nổi bật.

Thứ nhất, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực. Khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định.

Khu vực công nghiệp phục hồi tốt, tháng 7 tăng 0,7% so với tháng 6 và tăng 11,2% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 8,5%. Có 60/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng so với cùng kỳ, trong khi có 3 địa phương giảm. Đặc biệt, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 7/2024 đạt 54,7 điểm - cao nhất kể từ tháng 11/2018 với sản lượng, đơn hàng mới tăng mạnh.

Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 9,4%, 7 tháng tăng 8,7%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2024 với chương trình thảo luận gồm nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ hai, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 4,12%, tăng 0,04% so với tháng 6 (lạm phát cơ bản tăng 2,73%, tăng 0,02% so với tháng 6) trong bối cảnh tăng lương cơ bản. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt 5,18 triệu tấn, kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, tăng lần lượt 5,8% và 25,1% so với cùng kỳ); thị trường lao động phục hồi tốt, cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Thứ ba, xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Xuất khẩu tháng 7 tăng 6,7% so với tháng 6 và 19,1% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 15,7% (khu vực trong nước tăng 21,1%, cao hơn khu vực FDI tăng 13,8%); nhập khẩu tăng 18,5%; xuất siêu 14,08 tỷ USD.

Thứ tư, thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính – ngân sách Nhà nước tiếp tục được cải thiện. Tổng ngân sách Nhà nước 7 tháng ước đạt 69,8% dự toán năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ (trong khi đã thực hiện miễn, giảm 87.200 tỷ đồng thuế, phí, lệ phí). Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định.

Thứ năm, du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế tháng 7 đạt 1,15 triệu lượt; tính chung 7 tháng đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ 2023 và tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019 trước khi có đại dịch COVID-19.

Thứ sáu, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng. Giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 34,68% kế hoạch. Thu hút FDI đạt 18 tỷ USD, tăng 10,9%; vốn FDI thực hiện đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4%, cao nhất trong 5 năm qua.

Thứ bảy, phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực. Tháng 7 có 14.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,3% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng có 139.500 doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường, tăng 5,9% so với cùng kỳ (cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường).

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 4.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ tám, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ. Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội theo tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Tổng số kinh phí trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng thêm hơn 5.300 tỷ đồng. Trong tháng 7 có 95,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ.

Thứ chín, thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ tháng 7/2024, nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước.

Thứ mười, tập trung xây dựng và đã cơ bản hoàn thành việc ban các nghị định hướng dẫn các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Mười một, cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.

Mười hai, chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Việc đồng chí Tô Lâm được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối 100% đã khẳng định sự đoàn kết, thống nhất rất cao. Đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên; nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Mười ba, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, nhất là hỗ trợ các gia đình có người thân bị thiệt mạng, nhà ở bị cuốn trôi, hư hỏng…

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 5.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết quả tháng sau cao hơn tháng trước và so với cùng kỳ

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại phiên họp, nhấn mạnh thêm một số nội dung về công tác chỉ đạo, điều hành và những kết quả đạt được trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm.

Trong tháng 7, Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chu đáo, an toàn, thể hiện tình cảm sâu nặng và biết ơn sâu sắc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đối với đồng chí.

Thủ tướng đánh giá, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung triển khai chủ động, quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, chúng ta đã theo dõi sát, nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh trong ngắn hạn, bảo đảm hài hòa với các nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn. Các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực triển khai các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Trong tháng 7, đã ban hành 23 nghị định, 20 nghị quyết của Chính phủ và 3 quyết định, 8 công điện, 4 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; tính chung 7 tháng đã ban hành 104 nghị định, 153 nghị quyết, 812 quyết định, 24 chỉ thị, 71 công điện.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều công điện, văn bản chỉ đạo về thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; khắc phục hậu quả mưa lũ, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; tổ chức các hội nghị toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công, đôn đốc tiến độ các công trình hạ tầng trọng điểm, đường dây 500 kV mạch 3…

Về kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2024, Thủ tướng khái quát tình hình tiếp tục xu hướng tích cực, nhìn chung kết quả tháng 7 cao hơn tháng 6 và tính chung 7 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 6.
Các báo cáo, ý kiến phát biểu tại phiên họp thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm đạt 13 kết quả nổi bật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, cảm ơn, biểu dương, đánh giá cao các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã nỗ lực, cố gắng, các cơ quan trong hệ thống chính trị đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả, góp phần vào những thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Thủ tướng chỉ rõ tình hình kinh tế - xã hội còn những khó khăn, thách thức.

Trong đó, sức ép lạm phát còn cao, nhất là do giá dầu thô, lương thực biến động mạnh; tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới còn nhiều rủi ro; dự báo tăng trưởng, thương mại, đầu tư toàn cầu mặc dù có xu hướng phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn. Tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn. Thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết. Việc triển khai gói tín dụng 140.000 tỷ cho nhà ở xã hội rất chậm; vẫn còn 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ.

Đời sống một bộ phận người dân khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Thiệt hại do thiên tai 7 tháng là 2.123 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần cùng kỳ năm 2023. Tình hình tội phạm, nhất là tội phạm mạng còn diễn biến phức tạp; xảy ra một số vụ tai nạn lao động, cháy nổ nghiêm trọng…

Sau khi phân tích nguyên nhân của những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại, Thủ tướng cơ bản đồng ý các bài học kinh nghiệm đã nêu trong báo cáo, các ý kiến phát biểu tại Phiên họp và nhấn mạnh các kinh nghiệm.

Theo đó, phải tăng cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cơ quan, đơn vị, trong cả hệ thống chính trị và toàn dân; nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tự lực, tự cường, gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; chú trọng hơn nữa công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự phấn khởi, phát huy ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm, nỗ lực vươn lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 7.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thời gian tới, Thủ tướng dự báo bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Thủ tướng nêu rõ mục tiêu tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đồng thời thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao hơn, kiểm soát tốt nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia. Quan điểm chỉ đạo chung là tháng sau đạt kết quả cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thành quả năm 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.

Về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng cơ bản đồng ý theo các báo cáo, ý kiến phát biểu và nhấn mạnh 12 nội dung trọng tâm.

Thứ nhất, các Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền bám sát tình hình, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời hạn, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả", tăng cường giám sát, kiểm tra, triển khai thi đua khen thưởng, xử lý vi phạm kịp thời.

Thứ hai, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác.

Về chính sách tiền tệ, NHNN tập trung giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%; tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Về chính sách tài khoá, Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các cơ quan liên quan tập trung bảo đảm ổn định thị trường, giá cả các hàng hoá thiết yếu. Chuẩn bị kỹ, đánh giá tác động, có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp các dịch vụ do Nhà nước quản lý (giáo dục, y tế). Kiên quyết không để thiếu, bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng trong mọi tình huống.

Đồng thời, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chủ động xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030. Trong đó đặc biệt lưu ý dứt khoát không bố trí dàn trải; chi đầu tư ngân sách Trung ương tập trung cho các công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia, công trình có tính liên vùng, kết nối quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 8.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới. Về đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy đầu tư tư nhân; tăng cường hợp tác công tư; thu hút FDI có chọn lọc.

Về xuất khẩu, củng cố các thị trường lớn, truyền thống; mở rộng các thị trường mới (UAE, Halal, Mỹ Latinh); hỗ trợ doanh nghiệp chẩn bị điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh, quảng bá, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường tiềm năng và điều tra chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam…

Về tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng trong nước, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt (gắn với hoá đơn điện tử, thu thuế).

Có cơ chế, chính sách hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới (nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực giá trị gia tăng, công nghệ như chip bán dẫn, AI…).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo đột phá trong các lĩnh vực này; trong đó lưu ý xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển kinh tế xanh (thị trường tín dụng xanh, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn…) ; nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chip bán dẫn, AI.... Bộ Tài chính chủ trì khẩn trương hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Thứ tư, quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ.

Các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia (nhất là dự án 500 KV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, tổ chức khánh thành trong dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9); hệ thống đường bộ cao tốc (phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000 km).

Khẩn trương phân bổ 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiên quyết điều chuyển vốn sang các nhiệm vụ, dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn trước 15/8/2024.

Thứ năm, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn để sửa đổi, bổ sung; báo cáo Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Khẩn trương trình ban hành Nghị định về sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho chi đầu tư (để sửa chữa, nâng cấp công trình dưới 15 tỷ đồng) (Bộ Tài chính chủ trì) và Nghị định về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (Bộ Công Thương chủ trì).

Nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật không còn phù hợp dưới hình thức một luật sửa nhiều luật (Bộ Tư pháp chủ trì).

Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai các quy hoạch đã ban hành, đặc biệt là các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn, các cân đối lớn thặng dư cao hơn- Ảnh 9.
Về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh 12 nội dung trọng tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ sáu, tiếp tục tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài.

Thứ bảy, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân.

Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, bão lũ, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại; không để ai không có chỗ ở, không để ai bị đói, bị rét. Làm tốt công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai; bảo đảm xuất cấp gạo kịp thời hỗ trợ kịp thời, không để ai bị đói.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh vận động, ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bộ Y tế tập trung xử lý các vấn đề, đưa các hoạt động các dự án Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt cho năm học mới, không tăng giá sách giáo khoa trong lúc này; bảo đảm vệ sinh, an toàn học đường; phòng chống đuối nước ở trẻ em. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường nắm tình hình; chủ động các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu lao động, nhất là ở các khu công nghiệp.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án chuyển đổi số kết nối với Đề án 06 ngay trong tháng 8/2024.

Thứ chín, tăng cường quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ mười, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế. Tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao; chủ động triển khai các thỏa thuận cấp cao và chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm sắp tới. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đẩy mạnh đàm phán các FTA mới.

Mười một, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, các mô hình hay, cách làm tốt. góp phần tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực phấn đấu vươn lên của toàn xã hội.

Mười hai, tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội XIV của Đảng, chuẩn bị chu đáo phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến đến Đại hội lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị tốt các Đề án báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các tài liệu phục vụ Hội nghị Trung ương và Kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Hà Văn
Nguồn: baochinhphu.vn

Các tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi và Phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-10/9/2024. Sáng ngày 9/9, sau lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp riêng và hội đàm với Tổng thống Filipe Jacinto Nyusi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều tối 8/9 (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ đội ngũ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nga.
Bộ Chính trị cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH

Bộ Chính trị cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai giảng tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai giảng tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu

Sáng 5/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2024-2025. Thời báo Ngân hàng trân trọng gửi tới độc giả toàn văn bức thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng 79 năm Quốc khánh Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), lãnh đạo các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Cuba, Liên bang Nga, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ đã có điện và thư mừng gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Khát vọng xưa thôi thúc khát vọng nay!

Khát vọng xưa thôi thúc khát vọng nay!

Hôm nay 2/9, người Việt Nam tự hào kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh. Càng tiến xa trong dòng chảy lịch sử, mỗi người Việt lại càng thấu đáo ý nghĩa thiêng liêng của một nước có chủ quyền hoàn toàn gắn với một thể chế chính trị được lựa chọn khách quan bởi lịch sử.
Toàn văn bài viết về Chuyển đổi số của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn bài viết về Chuyển đổi số của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".
Chuyển đổi số là yêu cầu khách quan

Chuyển đổi số là yêu cầu khách quan

Sáng 31/8/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì hội nghị chuyên đề Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Chùm ảnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 79 năm Quốc khánh 2/9

Chùm ảnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 79 năm Quốc khánh 2/9

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2024), sáng 30/8/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng các bộ, ngành và thành phố Hà Nội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Việt Nam sẽ tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).
Hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương"

Hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương"

Sáng 29/8, tại Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương" (1969 - 2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự, phát biểu chỉ đạo Hội thảo.
Quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Quán triệt, triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày 27/8, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính và quán triệt, triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với 239 điểm cầu và với 30.305 đảng viên tham dự. Đồng chí Nguyễn Văn Thể - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 28/8/2024 phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.
79 năm Ngoại giao Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước

79 năm Ngoại giao Việt Nam: Phát huy truyền thống vẻ vang, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược của đất nước

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập ngành ngoại giao (28/8/1945-28/8/2024), Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Xem thêm
Công đoàn NHNN Trung ương chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Công đoàn NHNN Trung ương chia sẻ khó khăn với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Ngày 10/9, thực hiện lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trung ương đã nhanh chóng phát động Đoàn viên người lao động trong NHNN phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bị bão, lũ.
Đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt sau bão số 3

Đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt sau bão số 3

Tại các địa phương nơi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương… NHNN chi nhánh tỉnh đã nhanh chóng có nhiều chỉ đạo để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trên địa bàn sau cơn bão lịch sử.
Sinh trắc học đang chinh phục người tiêu dùng

Sinh trắc học đang chinh phục người tiêu dùng

Trong bối cảnh lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phức tạp và tinh vi, việc xác thực sinh trắc học được xem như một biện pháp bảo vệ hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ bị xâm nhập trái phép tài khoản.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị cô lập vì lũ

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị cô lập vì lũ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
ha noi di chuyen nguoi dan ra khoi khu vuc ngap lut

Hà Nội di chuyển người dân ra khỏi khu vực ngập lụt

Mưa lớn từ thượng nguồn do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 khiến nước sông Hồng lên nhanh trong mấy ngày gần đây. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng, cho biết lũ trên sông Hồng đã đạt báo động cấp 1, trong khi dự báo mưa lớn có thể kéo dài thêm vài ngày nữa. Theo ghi nhận của phóng viên Thời báo Ngân hàng, mực nước sông Hồng vẫn đang lên với dòng chảy siết. Trước tình hình trên, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều biện pháp ứng phó, đồng thời, lực lượng chức năng cũng thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu vực có nguy cơ ngập cao để kịp thời hỗ trợ người dân. Sáng nay, tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội, chính quyền địa phương đã bắt đầu di dời gần 30 hộ dân khu vực thấp gần bờ sông Hồng vào nơi an toàn. Hiện chính quyền địa phương vẫn đang huy động tối đa nguồn lực và các lực lượng để ứng phó, tích cực rà soát để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 02 0892024

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày 02-08/9/2024

Trong tuần qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 44/2024/TT-NHNN sửa đổi khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú trả lời câu hỏi của báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024; Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lạm phát 8/2024…
nganh ngan hang no luc hoan thanh muc tieu de ra cua nam 2024

Ngành Ngân hàng: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra của năm 2024

Ngày 24/7/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chủ trì Hội nghị.
thuc day thuc hanh esg trong nganh ngan hang

Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy thực hành ESG trong ngành Ngân hàng” với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học; đại diện các bộ, ngành; các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...
thong doc nhnn tiep chu tich ngan hang aiib

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch ngân hàng AIIB

Chiều 15/7/2024, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có cuộc gặp mặt và làm việc với Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch AIIB tại Việt Nam từ ngày 15- 19/7.
no luc ho tro khach hang xac thuc sinh trac hoc

Nỗ lực hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học

Từ ngày 1/7/2024, theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, người dân muốn thực hiện các giao dịch chuyển tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc tổng giao dịch trong ngày trên 20 triệu đồng đều bắt buộc phải xác thực sinh trắc học khuôn mặt. Nhiều ngân hàng đã thông báo làm việc xuyên thứ Bảy, Chủ nhật để thu thập sinh trắc học tại quầy giao dịch, nỗ lực hỗ trợ khách hàng.
xac thuc sinh trac hoc giup bao dam an toan giao dich ngan chan lua dao

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo

Xác thực sinh trắc học giúp bảo đảm an toàn giao dịch, ngăn chặn lừa đảo
xac thuc sinh trac hoc sau 17 co gi khac

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?

Xác thực sinh trắc học... sau 1/7 có gì khác?
dam bao an toan ve thanh toan khong dung tien mat

Đảm bảo an toàn về thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 21/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội nghị.
huong toi nen kinh te xanh

Hướng tới nền kinh tế xanh

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là hướng đi tất yếu của các quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại. Ngành ngân hàng, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh.
than trong khi tham gia giao dich vang

Thận trọng khi tham gia giao dịch vàng

Trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế và chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát thị trường vàng trong thời gian tới, NHNN khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.
Ngành Ngân hàng Phú Thọ: Chủ động công tác phòng chống mưa lũ tại huyện Hạ Hòa

Ngành Ngân hàng Phú Thọ: Chủ động công tác phòng chống mưa lũ tại huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hòa có mạng lưới của 3 chi nhánh ngân hàng thương mại, 1 Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội và 2 Qũy tín dụng nhân dân.
Đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt sau bão số 3

Đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt sau bão số 3

Tại các địa phương nơi trực tiếp bị ảnh hưởng bởi bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương… NHNN chi nhánh tỉnh đã nhanh chóng có nhiều chỉ đạo để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trên địa bàn sau cơn bão lịch sử.
Ngành Ngân hàng Nghệ An: Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngành Ngân hàng Nghệ An: Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Mới đây, Ban chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm ngành Ngân hàng Nghệ An, tổ chức cuộc họp định kỳ 6 tháng đầu năm 2024 để đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm ngành ngân hàng Nghệ An năm 2023, 6 tháng đầu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Điểm đến mới trên đảo Vũ Yên - “Thỏi nam châm” hút khách cho du lịch Hải Phòng dịp lễ 2/9

Điểm đến mới trên đảo Vũ Yên - “Thỏi nam châm” hút khách cho du lịch Hải Phòng dịp lễ 2/9

4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hải Phòng thu hút gần 600.000 lượt du khách thăm quan. Đóng góp không nhỏ vào con số này là gần 300.000 người đổ về Thành phố Đảo Hoàng Gia với “điểm nóng” là Phố đi bộ - Công viên Vũ Yên .
Hơn 17 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank

Hơn 17 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng tham gia bảo hiểm tại Sacombank

Nhằm tăng cường lợi ích cho khách hàng tham gia bảo hiểm Dai-ichi Life Việt Nam phân phối qua Sacombank, từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Sacombank dành hơn 17 tỷ đồng để triển khai nhiều chương trình khuyến mãi với chủ đề “Khi Sống là một hành trình” gồm các ưu đãi hoàn tiền, hoàn phí và tặng vàng 24k SBJ hấp dẫn.
Wink Hotel Hải Phòng sẵn sàng ra mắt vào năm 2025

Wink Hotel Hải Phòng sẵn sàng ra mắt vào năm 2025

Tòa tháp Wink Hotel Hải Phòng đã chính thức được cất nóc, công trình thứ 6 trong hành trình phát triển năng động của Wink Hotels.
Siêu phẩm đầu tư chắc thắng “bỏ vốn 1 được lời 3” tại tâm điểm thành Vinh

Siêu phẩm đầu tư chắc thắng “bỏ vốn 1 được lời 3” tại tâm điểm thành Vinh

Vincom Shophouse Diamond Legacy tại “trái tim” của TP Vinh (Nghệ An) đang là tâm điểm thu hút nhiều nhà đầu tư bởi khả năng cho thuê, kinh doanh dễ dàng, gia tăng giá trị vượt trội trong bối cảnh thị trường BĐS thêm đà bứt phá sau khi Vinh thăng hạng về xếp loại đô thị.
SeABank liên tục xếp hạng 'Top 1000 Ngân hàng thế giới'

SeABank liên tục xếp hạng 'Top 1000 Ngân hàng thế giới'

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí The Banker bình chọn với xếp hạng thứ 752, tăng 19 bậc so với năm 2023 và tăng 169 bậc so với năm 2022.
VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ

VietinBank mang trải nghiệm thanh toán một chạm Garmin Pay đến các chủ thẻ

Từ nay, chủ thẻ VietinBank đã có thêm giải pháp thanh toán tiện lợi, an toàn và nhiều tiện ích với Garmin Pay trên đồng hồ thông minh Garmin.
Cơ hội lớn - vay vốn chỉ 0% cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh

Cơ hội lớn - vay vốn chỉ 0% cho doanh nghiệp thực hiện dự án xanh

Các dự án, phương án xanh được TPBank ưu đãi lãi suất 0% thuộc các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Giao thông vận tải bền vững; Nông nghiệp bền vững; Xây dựng và bất động sản xanh; Quản lý nước và chất thải bền vững.
Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học

Cảnh báo mạo danh NHNN để gửi đường link cập nhật thông tin sinh trắc học

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ghi nhận gần đây có hiện tượng đối tượng lừa đảo mạo danh NHNN, giả mạo giao diện hòm thư điện tử (e-mail) của NHNN để gửi thông tin dẫn dụ người dân, khách hàng bấm vào đường link lừa đảo cập nhật thông tin sinh trắc học cho giao dịch ngân hàng.
Tiện ích, bảo mật cao khi thanh toán qua Apple Pay của BIDV Visa

Tiện ích, bảo mật cao khi thanh toán qua Apple Pay của BIDV Visa

Từ ngày 20/8/2024, BIDV giới thiệu Apple Pay - Phương thức thanh toán an toàn, bảo mật và riêng tư dành cho chủ thẻ BIDV Visa. Thẻ BIDV Visa hiện đã có trên iPhone và Apple Watch của khách hàng.
BAC A BANK tung ngàn ưu đãi mừng sinh nhật 30 năm

BAC A BANK tung ngàn ưu đãi mừng sinh nhật 30 năm

Chào mừng sinh nhật tuổi 30 rực rỡ, BAC A BANK triển khai chương trình khuyến mại “30 năm gắn kết: Tài khoản như ý - Nhận quà mê ly” với cơ hội nhận thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng khi đăng ký mới dịch vụ Ngân hàng điện tử (Internet Banking & Mobile Banking).
PVcomBank tăng lợi nhuận trong nửa đầu năm

PVcomBank tăng lợi nhuận trong nửa đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) báo lãi trước thuế gần 70 tỷ đồng, tăng hơn 58% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Thẻ tín dụng Cake mở rộng lựa chọn hoàn tiền 20% lên tới 12 ngành hàng

Thẻ tín dụng Cake mở rộng lựa chọn hoàn tiền 20% lên tới 12 ngành hàng

Thông tin cập nhật mới nhất từ Ngân hàng số Cake by VPBank, khách hàng của ngân hàng này có thêm nhiều lựa chọn hoàn tiền khi sử dụng dòng thẻ tín dụng Cake Freedom và VieOn Cake.
Phiên bản di động