Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thúc đẩy phát triển bền vững - xu hướng tất yếu

Quỳnh Trang
Quỳnh Trang  - 
Theo Phó Thống đốc, để góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp và tối ưu hóa lợi ích hoạt động kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp cần công bố thông tin về phát triển bền vững ra công chúng. Điều này không chỉ tăng cường sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp mà còn giúp đạt được sự thừa nhận từ bên ngoài. Do đó, Báo cáo Phát triển bền vững ra đời và ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng.
aa

Tại Tọa đàm “Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai” được tổ chức sáng 6/6, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định, phát triển bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp đang ngày càng phát huy vai trò của mình trong phát triển bền vững; ý thức về việc chịu trách nhiệm cho những tác động đến môi trường, kinh tế, xã hội do mình tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cũng ngày càng quan tâm, ban hành quy định và chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và công bố thông tin Báo cáo Phát triển bền vững.

Toàn cảnh Tọa đàm
Toàn cảnh Tọa đàm

Thực tế tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp đã dần nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng Báo cáo Phát triển bền vững; nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã tiên phong trong lập báo cáo này ngay từ khi chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc.

Theo ông Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp Quỹ đầu tư Dragon Capital, trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, báo cáo về ESG đã trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Hiện nay, ước tính có khoảng hơn 600 tiêu chuẩn báo cáo về ESG với hơn 500 chỉ số đo lường trên toàn cầu. Các nỗ lực tiêu chuẩn hóa báo cáo ESG đang được thúc đẩy mạnh mẽ để đảm bảo tính minh bạch và nhất quán, đồng thời ngăn chặn tình trạng công bố thông tin phát triển bền vững không trung thực hoặc chưa đầy đủ.

Theo NHNN, đến 31/3/2024, đã có 47 TCTD báo cáo phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; 34 TCTD thực hiện đánh giá rủi ro môi trường và xã hội với dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. 100% các TCTD đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo Thông tư 17/2022/TT-NHNN, đã có 68 TCTD báo cáo tình hình thực hiện Thông tư 17/2022/TT-NHNN.

Tại Tọa đàm, bà Sharon Machado, Giám đốc Phát triển bền vững, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc Toàn cầu (ACCA) nhận định, việc tạo lập và sử dụng các thông tin liên quan đến tính bền vững sẽ giúp các tổ chức, các nhà quản lý xác định và quản lý rủi ro một cách tốt hơn. Qua đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh bền vững cho các tổ chức, đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế tài chính cho các tổ chức này.

Ngành Ngân hàng đang hướng đến việc mở ra nhiều cơ hội liên quan đến kinh doanh bền vững. Các thông tin liên quan đến phát triển bền vững sẽ hỗ trợ việc phân tích, ra quyết định giúp cho các tổ chức có thể tuân thủ các quy định và nhận biết được những yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, bà Sharon Machado chỉ ra còn có nhiều rủi ro liên quan đến tính bền vững của ngân hàng như rủi ro về suy giảm lợi nhuận hoặc tổn thất đối với các khoản đầu tư do các rủi ro của người vay hoặc việc bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thị trường tài chính xanh đang phát triển…

Nhận biết được điều đó, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết, từ năm 2022 đến nay, tại các Báo cáo thường niên, NHNN đã bổ sung nội dung về hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, bền vững.

Một số ngân hàng đã công bố Báo cáo Phát triển bền vững riêng biệt như BIDV, ACB, HDBank; một số ngân hàng khác lồng ghép Báo cáo Phát triển bền vững vào báo cáo thường niên…

Là ngân hàng xác định sự cần thiết về phát triển bền vững, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc BIDV cho biết, BIDV đã sớm thành lập Ban chỉ đạo và Ban Quản lý dự án Xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG tổng thể nhằm đẩy mạnh việc thực thi hoạt động tài chính bền vững. Năm 2023 đánh dấu mốc là năm thứ bảy liên tiếp BIDV thực hiện Báo cáo phát triển bền vững theo phương án toàn diện phù hợp với hướng dẫn GRI Standards.

Nhờ đó, trong thời gian qua, BIDV đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của nền kinh tế minh chứng các dự án xanh được nhận tài trợ năm 2023 tăng 24,1% so với năm 2022. BIDV là ngân hàng đầu tiên ban hành Khung khoản vay bền vững theo các chuẩn mực quốc tế, 100% dự án đầu tư có yếu tố ảnh hưởng tới môi trường được ngân hàng thực hiện đánh giá quản lý rủi ro theo quy định của NHNN.

Tại Toạ đàm, các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học… đều đánh giá thực hành Báo cáo Phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp nói chung và các TCTD Việt Nam nói riêng là rất quan trọng và cần thiết để giúp doanh nghiệp có thể mô tả cam kết của mình với những mục tiêu phát triển bền vững; công bố và thể hiện các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị cũng như tiến độ đạt được các mục tiêu đó.

Các diễn giả cũng đưa ra một số khuyến nghị khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hành Báo cáo Phát triển bền vững như: Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng tiêu chuẩn chi tiết về việc công bố thông tin phát triển bền vững phù hợp với luật pháp và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để giúp tăng tính minh bạch và đánh giá hiệu quả của thông tin báo cáo.

Bên cạnh đó, phải xây dựng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm như tăng cường đào tạo, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp để giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng về thực hành Báo cáo Phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự tham gia và nâng cao chất lượng của thông tin báo cáo; thiết lập cơ chế khuyến khích rõ ràng như ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ tài chính để động viên các doanh nghiệp thúc đẩy lập Báo cáo Phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc xây dựng dữ liệu phát triển bền vững cũng cần sự hợp tác của nhiều cơ quan và các tổ chức quốc tế để đảm bảo tính toàn diện và minh bạch của thông tin. Trong đó, NHNN và Bộ Tài chính là những cơ quan đóng vai trò quản lý có thể thúc đẩy các chuẩn mực Báo cáo Phát triển bền vững thông qua việc ban hành quy định pháp lý và hỗ trợ.

Quỳnh Trang

Tin liên quan

Tin khác

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

BIDV SME Fast Track: Ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bứt phá trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, BIDV đã ra mắt chương trình ưu đãi SME Fast Track với 03 gói tài khoản cùng những ưu đãi chuyên biệt cho doanh nghiệp SME.
Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ: Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ

Chiều 20/6, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 với chủ đề “Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả trong tham mưu tổ chức cán bộ” để thể hiện rõ quyết tâm chính trị và phương hướng hành động của Chi bộ trong nhiệm kỳ mới, tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy NHNN, Thống đốc NHNN Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Sắp xếp lại NHNN chi nhánh để phù hợp với chính quyền địa phương mới

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã thực hiện sắp xếp, tổ chức lại 63 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh, thành phố thành 15 NHNN chi nhánh Khu vực để đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Các NHNN khu vực đã đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Nguồn thu và vai trò “cách mạng, thị trường, giá trị” của báo chí

Báo chí được coi là “người dẫn đường” cho xã hội về thông tin, nhận thức và định hướng dư luận. Tuy nhiên, giữa kỷ nguyên số, vai trò ấy đang bị thách thức bởi một câu hỏi rất thực tế: Báo chí sống bằng gì? Nếu coi báo chí là một nghề, thì như mọi nghề khác, nó phải tự nuôi được chính mình. Báo chí không thể sống mãi bằng lý tưởng hay tồn tại nếu không có dòng tiền.
Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Sáng 20/6: Tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (20/6), tỷ giá trung tâm tăng 6 đồng so với phiên trước. Giá mua - bán USD tại hầu hết các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 3-20 đồng so với phiên trước.
Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Đa dạng cơ chế để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn

Một trong những vấn đề được đặt ra tại Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị là đẩy mạnh và đa dạng hóa nguồn vốn cho kinh tế tư nhân. Trên thực tế, để kinh tế tư nhân bứt phá và trở thành trụ cột, một trong những vấn đề luôn được quan tâm đó chính là giúp tăng khả năng tiếp cận vốn để các doanh nghiệp phát triển. Đây là một bài toán lớn mà các doanh nghiệp nói chung, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói riêng đang rất cần được tháo gỡ.
Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Hơn 2,3 triệu tỷ đồng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ ngày 9-13/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cập nhật những diễn biến mới nhất liên quan đến thị trường liên ngân hàng và ngoại tệ trong tuần từ ngày 9-13/6/2025.
Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Ninh công bố các nội dung thay đổi

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ linh hoạt, bám sát thực tiễn đã góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 19/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã tham gia trả lời những vấn đề trọng tâm mà đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nâng cao vai trò của ngành Ngân hàng trong tăng trưởng kinh tế và chính sách hỗ trợ lãi suất 2%.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bảo vệ người gửi tiền như thế nào?

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hệ thống tài chính – ngân hàng đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, việc bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trở thành một yếu tố quan trọng để giữ vững niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Tại Việt Nam, nhiệm vụ này được giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) – tổ chức tài chính nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.