Tìm hướng xử lý tài sản công dôi dư, chưa được khai thác hợp lý
Chậm tiến độ kiểm kê tài sản công
Cụ thể, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát các tài sản công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, trong đó tập trung vào khối nhà đất, trụ sở của các cơ quan, đơn vị.
Theo thống kê, đến cuối năm 2024, có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Trong đó, có 3.780 cơ sở nhà đất có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, còn lại 7.249 cơ sở nhà, đất chưa có quyết định xử lý.
Lý giải nguyên nhân khiến các tài sản này chưa được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, có tài sản vướng về cơ chế, chính sách, hoặc do tổ chức thực hiện chưa quyết liệt, hay liên quan đến quy hoạch. Ví dụ, một số trụ sở muốn bán nhưng phải điều chỉnh quy hoạch trước thì mới có thể thực hiện chuyển nhượng, nếu không sẽ không có nhà đầu tư nào quan tâm. Quy hoạch chưa được duyệt thì tài sản không thể bán, không thể sử dụng, và như vậy lại tiếp tục bị bỏ trống, gây lãng phí.
Đáng chú ý, thời hạn tổng kiểm kê tài sản công theo Bộ Tài chính yêu cầu là chậm nhất vào ngày 20/2. Tuy nhiên, đến hết ngày 13/3 vẫn còn 9 bộ, cơ quan trung ương chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê. Đó là Văn phòng Quốc hội, Bộ Công Thương, Bộ GTVT (đã hợp nhất với Bộ Xây dựng), Bộ LĐ-TB&XH (đã hợp nhất với Bộ Nội vụ và chuyển nhiệm vụ sang các bộ khác), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ngoài ra, còn có các địa phương: Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Điện Biên, Hà Nam, Hậu Giang, Kiên Giang, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thanh Hóa cũng chưa hoàn thành việc đăng ký đối tượng kiểm kê…
![]() |
Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh phát biểu tại buổi trao đổi thông tin báo chí |
Với vai trò là cơ quan hướng dẫn và tổng hợp kết quả tổng kiểm kê, ông Nguyễn Tân Thịnh cho biết, Cục Quản lý công sản đã cử cán bộ chuyên trách hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai, đồng thời có các hướng dẫn bổ sung kịp thời về tổng kiểm kê; tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị và công tác kiểm kê tài sản công tại một số bộ, ngành, địa phương. Nhưng đến nay, còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
Ngày 31/3 là thời hạn các đơn vị trực tiếp kiểm kê hoàn thành công việc, tức thời gian không còn nhiều. Do đó, các địa phương cần xác định rõ nguyên nhân và có các giải pháp cụ thể. Nếu không thì khả năng chậm tiến độ là rất cao.
Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo kiểm kê; chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp tổ chức bộ máy đẩy nhanh tiến độ thực hiện tổng kiểm kê và bàn giao các công việc đã và đang triển khai liên quan đến tổng kiểm kê cho cơ quan, đơn vị (mới) sau khi thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy.
Xác định thời gian, giải pháp rõ ràng
Trước thực tế trên, ông Nguyễn Tân Thịnh một lần nữa khẳng định, việc đưa tài sản công vào kế hoạch xử lý là yêu cầu bắt buộc. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải xác định rõ nội dung công việc và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong từng khâu thực hiện, từ quy hoạch, phê duyệt phương án cho đến tổ chức thực hiện. Tất cả phải được làm rõ.
Trước hết, cần rà soát, đánh giá lại thực trạng tài sản công không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Sau đó, cần xác định rõ nguyên nhân và có giải pháp cụ thể. Nếu vướng mắc về pháp luật thì phải sửa đổi, nếu vướng về quy hoạch thì trách nhiệm thuộc về cơ quan nào thì cơ quan đó phải xử lý, nếu vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện thì phải đẩy nhanh tiến độ.
Một điểm quan trọng nữa là công tác kiểm tra, giám sát và xử lý trách nhiệm. Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp chậm thực hiện.
Theo kế hoạch, trước ngày 5/4, các đơn vị phải gửi báo cáo đầu tiên về tiến độ xử lý tài sản công chưa sử dụng. Sau đó, định kỳ theo tháng, theo quý, các đơn vị tiếp tục báo cáo để Bộ Tài chính tổng hợp và có hướng dẫn cụ thể, đẩy nhanh tiến độ xử lý. Nếu đơn vị nào chậm trễ, không thực hiện đúng kế hoạch thì phải có biện pháp xử lý trách nhiệm rõ ràng.
Đối với các trụ sở, nhà đất công bỏ trống, không được sử dụng hiệu quả nhưng chưa có giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị xây dựng kế hoạch xử lý cụ thể. Mục tiêu là trong giai đoạn đầu, tập trung xử lý 500 cơ sở nhà, đất tồn đọng lớn nhất, có giá trị cao. Các địa phương phải lập danh sách, đưa ra lộ trình cụ thể để giải quyết triệt để.
Bên cạnh đó, yêu cầu cập nhật thông tin thường xuyên, bởi việc rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy đang tiếp tục triển khai nên sẽ phát sinh tài sản công dôi dư.
Cục trưởng Nguyễn Tân Thịnh lưu ý, các văn bản hướng dẫn đã có đầy đủ trước khi thực hiện sắp xếp phải kiểm kê phân loại. Trong sắp xếp tinh gọn bộ máy, đơn vị mới được kế thừa và có trách nhiệm bố trí, sắp xếp tài sản kế thừa đó để sử dụng sao cho phù hợp. Với tài sản có thể di chuyển được thì phải đưa đến chỗ mới. Những tài sản không thể di chuyển được như nhà đất, phải chấp nhận thực trạng các đơn vị hợp nhất với nhau sẽ có những nơi trụ sở bị thiếu. Các trụ sở dôi dư có thể thu hồi hoặc điều chuyển cho đơn vị khác sử dụng.
Các tin khác

Trao sứ mệnh tiên phong cho thanh niên trong xây dựng và phát triển đất nước

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Về nguồn” tại Thái Nguyên

Đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Co-opbank: Khát vọng trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô vì cộng đồng

Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng: Thể chế hóa chủ trương của Đảng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua nghị quyết hợp nhất với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Các hoạt động trọng tâm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước

Khẳng định vị thế Việt Nam trong hệ thống tài chính ASEAN

Chính phủ họp về 5 dự án luật quan trọng

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam

VIB Business Card - Thẻ tín dụng doanh nghiệp miễn lãi đến 57 ngày, hoàn tiền cho mọi chi tiêu
