Kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược TW
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) |
Ngày 28/2, Văn phòng Trung ương Đảng công bố Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương.
Nội dung Kết luận như sau: Chiều 24/2/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo và định hướng quản lý tài sản, tiền số ở Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, các ý kiến phát biểu đóng góp của các đại biểu dự họp, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận như sau:
1. Ghi nhận, đánh giá cao Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đã có nghiên cứu, báo cáo đánh giá và đề xuất được một số nguyên tắc, yêu cầu, định hướng và giải pháp lớn để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức từ 8% trở lên trong năm 2025 và ở mức "2 con số" trong giai đoạn tiếp theo; cơ bản nhất trí với 10 giải pháp chiến lược được đề xuất trong Báo cáo.
2. Trong thời gian tới, cả trước mắt và trong dài hạn, yêu cầu trước tiên, xuyên suốt là phải huy động được mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế-xã hội, cùng tích cực lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất để đóng góp vào tăng trưởng và phát triển của đất nước. Mọi thể chế, cơ chế, chính sách phải hướng tới và đạt được yêu cầu này.
3. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phải tập trung cải cách, thúc đẩy cả về phía cung và phía cầu một cách phù hợp với thực tiễn và tính chất, trình độ của nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, thúc đẩy các yếu tố về phía cung sẽ bảo đảm yêu cầu tăng trưởng cho dài hạn, ít hệ lụy nhưng sẽ có độ trễ cao hơn; thúc đẩy các yếu tố về phía cầu sẽ có thể nhanh hơn nhưng kèm theo nhiều rủi ro hơn.
![]() |
- Về phía cung, cần tiếp tục tập trung cải cách mạnh mẽ thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân phấn đấu trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức...
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết. Phấn đấu trong vòng 2-3 năm tới môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu trong ASEAN.
Nghiên cứu, áp dụng khung pháp lý chuyên biệt góp phần đưa hệ thống pháp luật Việt Nam bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, đặc biệt là công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI), kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế; đề xuất khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành công nghệ mới; đề xuất khung pháp lý riêng cho đặc khu kinh tế và đặc khu công nghệ (như các cơ chế thuế đặc biệt ưu đãi, cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu...).
Đối với chính sách đất đai và thị trường bất động sản, phải khơi thông, thúc đẩy các giao dịch và thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị trường; thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia trên cơ sở hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đồng bộ; xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất; nghiên cứu thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn.
Áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế; tranh thủ hiệu quả đầu tư gián tiếp của nước ngoài; nghiên cứu hình thành mô hình "Cảng miễn thuế" để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn, phát triển "Cổng một cửa đầu tư quốc gia" nhằm tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.
Thực hiện chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích tốt trong công việc; đồng thời, có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, có cơ chế và tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Bên cạnh đó, cần quan tâm hoàn thiện chính sách ứng phó với già hóa dân số.
- Về phía cầu, tập trung theo hướng đẩy mạnh đầu tư của Chính phủ cho hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và nền tảng của quốc gia, cả về phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ; thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng.
Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chỉ khi thúc đẩy được tiêu dùng nội địa mới giúp tăng trưởng GDP bền vững; gia tăng xuất khẩu ròng. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chế biến trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy; công nghiệp hóa nông nghiệp; điều chỉnh chính sách hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất; khuyến khích thí điểm các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp. Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng; chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng...
4. Về vấn đề quản lý đồng tiền kỹ thuật số: Nhất trí với đề xuất của Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về việc cần sớm quản lý đồng tiền này dưới dạng một loại tài sản ảo để tránh các tác động tiêu cực đến nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời giúp đóng góp giá trị cho kinh tế đất nước. Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này. Nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập "Sàn giao dịch" cho hoạt động này./.
Các tin khác

Thủ tướng: Kỳ họp sắp tới của Quốc hội “quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này”

Trao sứ mệnh tiên phong cho thanh niên trong xây dựng và phát triển đất nước

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức “Về nguồn” tại Thái Nguyên

Đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn trên cả nước

Thống đốc NHNN: Ngành Ngân hàng luôn sẵn sàng đồng hành phát triển nhà ở xã hội

Co-opbank: Khát vọng trở thành ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính vi mô vì cộng đồng

Thủ tướng chủ trì lễ khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án lớn kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Thủ tướng: Thể chế hóa chủ trương của Đảng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua nghị quyết hợp nhất với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Các hoạt động trọng tâm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước

Khẳng định vị thế Việt Nam trong hệ thống tài chính ASEAN

Chính phủ họp về 5 dự án luật quan trọng

Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là chìa khoá để hiện thực hoá các mục tiêu phát triển bền vững
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
