Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

TP. Hồ Chí Minh: Ngành công nghiệp hỗ trợ thu hút 33 dự án mới

Ngọc Hậu
Ngọc Hậu  - 
Ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cho biết trong 10 tháng, thành phố đã thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư 33 dự án mới thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ.
aa

Trong đó, có 13 dự án đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Yemen với tổng vốn 15,07 triệu USD, chiếm 98% vốn đầu tư nước ngoài mới. Các dự án này tập trung vào các lĩnh vực như cơ khí, dệt may, hóa dược, giấy, dịch vụ công nghiệp, hóa chất, nhựa và cao su.

Các doanh nghiệp trong nước cũng đã đầu tư mới 20 dự án liên quan đến công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đầu tư 68,64 triệu USD, chiếm 92% vốn đầu tư trong nước. Các dự án này tập trung vào các ngành nghề như cơ khí, dược phẩm, dệt may, thực phẩm và dịch vụ.

TP. Hồ Chí Minh: Ngành công nghiệp hỗ trợ thu hút 33 dự án mới
TP. Hồ Chí Minh tạo quỹ đất khu công nghiệp để thu hút đầu tư các dự án ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 10/2024, các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố có 1.723 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 13,643 tỷ USD. Trong đó, có 555 dự án đầu tư nước ngoài với vốn 7,251 tỷ USD và 1.168 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 116.182 tỷ đồng, tương đương 6,4 tỷ USD.

Ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, cho biết các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp của thành phố đang hoạt động ổn định, nhiều doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn nay đã có đơn hàng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu chế xuất và khu công nghiệp đã đạt 6,7 tỷ USD.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, Ban Quản lý đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ như hội nghị phổ biến Luật Đất đai 2024, quy định hỗ trợ lãi suất cho các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và triển khai chương trình tín dụng xanh cho doanh nghiệp.

Nhằm thu hút thêm các dự án đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu chế xuất và Khu công nghiệp thành phố đề xuất hình thành thêm khoảng 800 ha đất công nghiệp để phát triển các khu công nghiệp chuyên đề, công nghệ cao, bao gồm Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2, và Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I và II.

Cụ thể, Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2 dự kiến phát triển trên diện tích 596,93 ha để phục vụ ngành y dược; Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng 2 có diện tích 89,5 ha cũng tập trung vào ngành y dược; trong khi Khu công nghiệp Phạm Văn Hai I và II với diện tích lần lượt là 379 ha và 289 ha được định hướng phát triển thành khu công nghiệp thông minh thế hệ mới.

“Trong những tháng cuối năm, Ban Quản lý tập trung tháo gỡ các vướng mắc nhằm triển khai các khu công nghiệp mới để có quỹ đất thu hút đầu tư”, ông Hưng cho biết.

Ngọc Hậu

Tin liên quan

Tin khác

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Ngành dệt may khó có thể đi xa nếu mãi “đi làm thuê”

Sau giai đoạn trầm lắng do suy thoái toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi rõ rệt trong quý II/2025. Xuất khẩu tháng 5 đạt tới 3,71 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 5 tháng đầu năm, toàn ngành đạt hơn 17,5 tỷ USD kim ngạch, tăng 9% so với cùng kỳ, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh trở lại. Mục tiêu cán mốc 48 tỷ USD xuất khẩu của ngành trong năm nay đang dần trở nên khả thi.
Trưởng dự án Net Zero Vinamilk: Chia sẻ bài học đúc kết từ gần 15 năm “xanh hóa” sản xuất

Trưởng dự án Net Zero Vinamilk: Chia sẻ bài học đúc kết từ gần 15 năm “xanh hóa” sản xuất

Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc điều hành Sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk đã có những chia sẻ về sự tích hợp giữa sản xuất, năng lượng và công nghệ được đúc kết trong hành trình “xanh hóa” tại Vinamilk, hướng đến cam kết Net Zero vào 2050.
Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Hợp tác Việt – Hàn trong lĩnh vực giao thông và đô thị: Cơ hội kết nối từ Hội nghị Giao thương 2025

Dự kiến vào ngày 2/7 tới đây, tại Hà Nội, “Hội nghị Giao thương Việt Nam – Hàn Quốc ngành Giao thông và Đô thị 2025” sẽ diễn ra tại khách sạn Lotte, quy tụ nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, công nghệ đô thị và xây dựng thông minh. Đây là sự kiện do Viện Phát triển Công nghệ Giao thông Hàn Quốc (KAIA) và Viện Nghiên cứu Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) tổ chức, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy kết nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc với đối tác tiềm năng tại Việt Nam.
Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu Việt hướng ra toàn cầu

Nhượng quyền thương hiệu gắn với xuất khẩu nguyên liệu đang là mô hình đầu tư lợi nhuận cao, ít rủi ro được nhiều doanh nghiệp lựa chọn như một chiến lược dài hạn mang lại dòng thu nhập bền vững và tăng khả năng quốc tế hóa.
Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 “định hình lại” năng lực cạnh tranh Việt Nam

Nghị quyết 68 không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân và thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, mà còn giúp Việt Nam chuyển mình từ điểm đến sản xuất chi phí thấp sang trung tâm công nghiệp công nghệ cao, minh bạch và bền vững, sẵn sàng đón làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Chuyên gia đề xuất ban hành danh mục phân loại xanh

Các chuyên gia kiến nghị sớm ban hành danh mục phân loại xanh thiết lập bộ tiêu chí đánh giá dự án và hệ thống dữ liệu đánh giá rủi ro môi trường – xã hội.
Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Khoa học dữ liệu - chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa nghề nghiệp thời đại số

Từng bị coi là lựa chọn mạo hiểm và đầy rủi ro, ngành Khoa học dữ liệu (Data Science) giờ đây đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong ba ngành nghề có thu nhập cao nhất tại Việt Nam theo báo cáo thị trường việc làm năm vừa qua. Không còn là lĩnh vực dành riêng cho “dân công nghệ”, Data Science đang chứng minh là “tấm vé vàng” cho những người trẻ sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.
Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Tạo dựng hệ sinh thái thuế minh bạch cho kinh tế tư nhân

Ngành thuế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ quản lý sang phục vụ, lấy hộ kinh doanh làm trung tâm hỗ trợ. Việc số hóa toàn diện, áp dụng công nghệ và minh bạch chính sách, hỗ trợ người nộp thuế là trọng tâm, nhằm tạo dựng một hệ sinh thái thuế hiện đại, công bằng và hiệu quả.
Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Thích ứng với những thách thức: Ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong quý 1/2025 và chặng đường phía trước

Bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong quý 1/2025 cho thấy đà phục hồi vững chắc, nổi bật là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,93%, cao nhất trong quý đầu tiên của giai đoạn 2020-2025. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi tăng trưởng cân bằng giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 93% tổng giá trị gia tăng. Đáng chú ý, các ngành sản xuất và chế biến tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính. Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) được hưởng lợi đáng kể từ sự phục hồi kinh tế này , khi niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao thúc đẩy tăng trưởng.
Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam lao đao vì tồn kho, rớt giá

Ngành mía đường Việt Nam đang trải qua giai đoạn gian nan nhất trong vòng một thập kỷ qua. Giá đường lao dốc, tồn kho chạm đỉnh, trong khi áp lực cạnh tranh từ đường nhập khẩu và hàng lậu ngày càng gay gắt. Trước những “cơn sóng dữ” này, chỉ những giải pháp ngắn hạn như hỗ trợ giá hay siết nhập khẩu là chưa đủ, ngành mía đường cần được tiếp sức bằng một chiến lược phát triển bền vững, dài hạn và toàn diện.