TP.HCM - “rốn” kiều hối của Việt Nam
Trong quý I/2023 kiều hối chuyển về thành phố đạt 2,119 tỷ USD, tăng 19,41% so với cùng kỳ năm trước. Theo NHNN chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển về thành phố trong quý I năm nay đạt mức tăng trưởng cao đến từ các quốc gia khu vực châu Á (chiếm khoảng 43% tổng lượng kiều hối trên địa bàn và tăng 84% so với cùng kỳ) do các nền kinh tế trong khu vực này tăng trưởng kinh tế ổn định và không ít ảnh hưởng do lạm phát tăng cao như các khu vực châu Mỹ, châu Phi, châu Đại dương.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM đánh giá “kiều hối là nguồn lực vàng” cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Việc sử dụng, chi tiêu, đầu tư, kinh doanh…vốn kiều hối đều mang lại hiệu quả và khác biệt rất lớn so với các nguồn vốn ngoại tệ khác (vốn vay, vốn tài trợ, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài…) về mặt chi phí và điều kiện sử dụng.
![]() |
Bởi vậy, từ nhiều năm qua Chính phủ luôn chú trọng khuyến khích nguồn kiều hối chuyển về nước, không đánh thuế thu nhập cá nhân của người nhận kiều hối. Cùng với đó là chính sách tỷ giá ổn định của NHNN Việt Nam. Hiện các TCTD cũng đã số hóa hoạt động chi trả kiều hối qua tài khoản ngân hàng; các trung gian thanh toán như ví điện tử MoMo cũng đã hợp tác với tổ chức chuyển tiền xuyên biên giới Western Union để chuyển tiền kiều hối. Do đó thời gian chi trả kiều hối đã rút ngắn từ 2-3 ngày xuống còn tính bằng giây tính từ khi tiền về. Nhiều ngân hàng đã tạo ra nhiều dịch vụ nhận kiều hối thuận tiện như chuyển đổi từ ngoại tệ sang VND và người nhận có thể rút tại các máy rút tiền tự động hay chuyển vào tài khoản tiết kiệm trực tuyến.
Ông Nguyễn Hoài Anh, Phó vụ trưởng Vụ Quan hệ kinh tế và Khoa học công nghệ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, nguồn kiều hối vào Việt Nam bình quân hơn 10 tỷ USD/năm; năm 2019 lên tới 17 tỷ USD/năm, năm 2022 đạt 18 tỷ USD. Để tiếp tục thúc đẩy nguồn kiều hối chuyển về nước, ông Nguyễn Hoài Anh đề nghị, chúng ta cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, tạo lập hạ tầng tài chính vững mạnh... để thu hút nguồn kiều hối tốt hơn.
GS. Nguyễn Đình Phú, Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ cho rằng, nguồn kiều hối hỗ trợ thân nhân trong nước có xu hướng giảm. Thay thế vào là nguồn kiều hối chuyển về nước làm ăn, đầu tư bất động sản... Hiện nhiều kiều bào mong muốn nhà nước tạo điều kiện để có thể sở hữu nhà tại Việt Nam với quyền lợi như người Việt trong nước; cùng với đó thúc đẩy bà con đưa kiều hối vào một số hoạt động khác, nhu hoạt động thiện nguyện, du lịch…
Một nguồn kiều hối bền vững khác, được ông Bùi Việt, Tham tán khoa học công nghệ, Đại sứ quán Việt Nam tại Úc thông tin, Úc hiện có 350.000 người gốc Việt, phần lớn kiều bào đều có trình độ, thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung. Do đó, việc thu hút kiều hối ở các nước phát triển, trong đó có quốc gia này là hết sức quan trọng. Tuy nhiên theo TS. Lê Thị Thanh Nhàn, giảng viên, chuyên gia về tài chính, Đại học Quốc gia Úc (ANU), thu hút kiều hối như đầu tư một nông trại, trồng càng nhiều cây thì thu hoạch càng lớn. Do đó, TP.HCM cần có các giải pháp cụ thể để tăng nguồn lực kiều bào, đặc biệt là tăng số lượng, chất lượng xuất khẩu lao động. Cùng với các giải pháp tạo môi trường đầu tư trong nước thu hút kiều bào gửi tiền về nước, đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM đề xuất tiếp tục xây dựng Thành phố trở thành niềm tự hào của người dân và người Việt khi lao động, học tập, sinh sống ở nước ngoài. Những yếu tố này sẽ tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích kiều bào bằng những hành động cụ thể đóng góp cho quê hương về nhiều mặt, trong đó có tài chính.
Các tin khác

NHNN tăng phát hành tín phiếu, một mũi tên trúng nhiều đích

Tỷ giá sáng 28/9: Tỷ giá trung tâm giữ ổn định

Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’

Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng

Tiền Giang: Sơ kết 1 năm thực hiện phối hợp giữa Ban nội chính Tỉnh ủy và Ngân hàng Nhà nước

Quảng Ngãi: Đẩy mạnh kết nối, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế

Quảng Nam: Tuyên truyền, hướng dẫn cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất

Cơ hội vay vốn mua nhà vẫn rộng mở

Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

Nguồn vốn ngân hàng giúp kinh tế nông dân phát triển

Thị trường thẻ còn nhiều dư địa để phát triển

Tỷ giá sáng 27/9: Tỷ giá trung tâm tiếp tục nhích nhẹ

Quảng Bình: Hơn 17,8 ngàn lượt khách hàng được tiếp cận vay vốn

Phú Yên: Tín dụng chính sách giúp hơn 45.200 hộ vượt qua ngưỡng nghèo

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba

Chính phủ chỉ đạo về bảo đảm cung ứng điện cuối năm 2023

ADB: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 5,8%

Có nên cấm xây dựng, kinh doanh nhà chung cư mini?
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Ngãi đấu tranh ngăn chặn ‘tín dụng đen’
Tiền Giang: Ngành Ngân hàng tích cực phối hợp chống tham nhũng
Thái Bình: Sơ kết thực hiện phối hợp công tác giữa Công an và Ngân hàng Nhà nước

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Lợi ích của thẻ Vietcombank công nghệ chip Contactless

Giới trẻ - khách hàng tiềm năng của thanh toán thẻ

Agribank đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng số

BAOVIET Bank cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,9%/năm

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó
