Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Triển vọng giá dầu và kim loại quý

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Trong tuần 22-26/5, giá dầu thô WTI tăng 1,6%, giá dầu Brent tăng 1,8%, nối dài đà tăng của tuần trước đó; trong khi giá vàng tương lai và giao ngay cùng giảm.
aa
Thị trường vàng tuần tới: Giới phân tích chia rẽ về dự báo giá vàng Nông sản tăng vọt, thị trường kim loại vẫn “đỏ lửa”
Ảnh minh họa - Reuters
Ảnh minh họa - Reuters

Tổng thống Mỹ, Joe Biden cho biết hôm thứ Bảy rằng thỏa thuận được chờ đợi để nâng trần nợ của Mỹ đã được ký kết, có khả năng đặt thị trường chứng khoán và hàng hóa vào một làn sóng chấp nhận rủi ro mới sau nhiều tuần lo sợ về việc chính phủ không trả được nợ.

“Ông McCarthy và tôi đã đạt được thỏa thuận về ngân sách trên nguyên tắc”, Tổng thống Biden cho biết trong một thông báo trên Twitter, chỉ 24 giờ sau khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết chính quyền có thời hạn đến ngày 5/6 để tránh vỡ nợ.

Trước đó, lãnh đạo của đảng Cộng hòa Mỹ Kevin McCarthy và đảng Dân chủ do ông Biden lãnh đạo và Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Charles Schumer đã có những bất đồng trong hơn một tháng về việc nâng trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD.

Do đó, thị trường hàng hóa ít chấp nhận rủi ro hơn, với mức giá xuống thấp hơn đối với các tài sản nhạy cảm về kinh tế như dầu và đồng, và có lợi cho kim loại trú ẩn an toàn như vàng.

Fitch Ratings hôm thứ Sáu cho biết, họ đã xếp 11 trái phiếu liên kết tín dụng của Mỹ vào “Xếp hạng theo dõi tiêu cực”, trong trường hợp không thể thỏa thuận được mức trần nợ cao hơn.

Việc loại bỏ mối đe dọa vỡ nợ cho thấy rằng các tài sản rủi ro, bao gồm cả hàng hóa, có thể tăng cao hơn khi thị trường mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, với dữ liệu lạm phát mới nhất cho thấy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể không thực hiện việc tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 14/6.

Fed đã tăng lãi suất 10 lần, tổng cộng 500 điểm cơ bản, tương đương 5%, kể từ khi dịch COVID-19 kết thúc vào tháng 3/2022, đưa lãi suất lên mức cao nhất là 5,25%.

Thống đốc Fed Chris Waller cho biết vào đầu tuần này rằng ngân hàng trung ương có thể bỏ qua việc tăng lãi suất vào tháng Sáu nhưng vẫn "nghiêng" về việc tăng lãi suất vào tháng Bảy, tùy thuộc vào dữ liệu lạm phát. Trong khi đó, Chủ tịch Fed St. Louis, James Bullard, một trong những người ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt, đã đề xuất ít nhất hai lần tăng lãi suất nữa trong năm nay, tổng cộng là 50 điểm cơ bản, qua đó nâng lãi suất lên mức cao nhất là 5,75%.

Ông Biden cho biết thỏa thuận về trần nợ đạt được hôm thứ Bảy chỉ là sơ bộ và cần có sự phê chuẩn của cả hai bên.

“Thỏa thuận thể hiện sự thỏa hiệp, có nghĩa là không phải ai cũng đạt được điều họ hoàn toàn mong muốn”, Tổng thống nói.

“Các nhóm đàm phán của chúng tôi sẽ hoàn thiện văn bản lập pháp và thỏa thuận sẽ được chuyển đến Hạ viện và Thượng viện Mỹ”, ông nói thêm, đồng thời kêu gọi hai bên “thông qua thỏa thuận ngay lập tức”.

Diễn biến giá dầu

Dầu thô WTI, được giao dịch tại New York ổn định ở mức 72,67 USD/thùng, tăng 84 cent, tương đương 1,2%. Trước đó, nó đã giảm 3%, nhưng vẫn cố gắng kết thúc tuần tăng 1,6%, kéo dài xu hướng tăng 2,2% của tuần trước.

Giá dầu Brent giao dịch tại London, ổn định ở mức 77,12 USD/thùng, tăng 86 cent. Kết thúc tuần, giá dầu Brent tăng 1,8% sau khi tăng 1,9% trong tuần trước.

Đà tăng của dầu bị hạn chế bớt sau khi lạm phát của Mỹ nóng hơn dự báo trong tháng Tư, cho thấy rằng ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Sáu hoặc tháng Bảy.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ đã tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ trong tháng Tư, cao hơn so với dự báo là 3,9% và cao hơn tháng trước là 4,2%.

Chỉ số PCE lõi, loại bỏ giá lương thực và năng lượng, đã tăng 4,7% so với cùng kỳ và tăng 0,4% so tháng trước.

“Lạm phát là vấn đề đang đặt ra và người tiêu dùng vẫn rất e ngại. Fed sẽ tăng lãi suất một lần nữa và hiện tại tỷ lệ là 58-42% cho tháng Sáu và tháng Bảy là 100% với một chút cơ hội tăng lãi suất khác. Tại một thời điểm nào đó, Fed sẽ phải tạm dừng tăng lãi suất và đánh giá lại ảnh hưởng của nó nhưng hiện tại lạm phát vẫn tăng mạnh. Tối thiểu, Fed cần bắt đầu thấy một số con số tăng hàng tháng ở mức +0,3% hoặc thấp hơn”, chuyên gia kinh tế học Adam Button nói.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, các nhà giao dịch dầu mỏ đã cố gắng bù đắp khoản lỗ từ phiên giao dịch trước đó khi Phó Thủ tướng Nga, Alexander Novak rút lại bình luận của ông hôm thứ Năm rằng, liên minh OPEC+ sẽ không cắt giảm sản lượng một lần nữa tại cuộc họp vào ngày 4/6.

OPEC+, một liên minh gồm 13 quốc gia trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ do Ả Rập Xê-út dẫn đầu và 10 nhà sản xuất dầu mỏ khác do Nga đứng đầu, đã đạt được thành công nhỏ trong hai tháng qua trong việc cố gắng đẩy giá dầu thô lên bằng việc cắt giảm sản lượng.

Vào tháng Tư, OPEC+ đã công bố cắt giảm 1,7 triệu thùng/ngày, ngoài cam kết trước đó là giảm 2 triệu thùng mỗi ngày.

Sau khi đợt cắt giảm tháng Tư được công bố, giá dầu thô chỉ tăng trong 2 tuần, trước khi giảm xuống trong 4 tuần, mất khoảng 15%.

Triển vọng kỹ thuật giá dầu thô WTI

Chiến lược gia trưởng kỹ thuật tại SKCharting, Sunil Kumar Dixit cho biết, bất chấp kết quả của thỏa thuận trần nợ giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa, biến động của giá dầu thô WTI tuần trước cho thấy đà tăng tạm dừng trước khi chuẩn dầu thô của Mỹ có thể tăng cao hơn.

“Giá dầu thô WTI sẽ đạt đến dải bollinger trung bình hàng tuần là 75,90 USD/thùng nếu nó lấy lại đà tăng đã mất vào đầu tuần này. Sự tích lũy động lượng từ các khu vực hỗ trợ rất có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng, nhắm mục tiêu kiểm tra lại mức 73,80 USD/thùng và tăng cao hơn lên 74,70 USD/thùng, tiếp theo là 75,90 USD/thùng”, Dixit nhận định và thêm rằng: "Vì bất kỳ lý do gì, nếu dầu quay trở lại mức thấp hơn, mức hỗ trợ sẽ là 70 USD/thùng, nhưng không loại trừ khả năng giá sẽ kiểm tra mức 68 USD/thùng".

Thị trường vàng

Giá vàng giao tháng Sáu tăng nhẹ trong phiên cuối tuần qua, nhưng trong tuần nó đã giảm 2%, kéo dài mức giảm 2% vào tuần trước và 0,25% vào tuần trước nữa.

Trong khi đó, giá vàng giao ngay tăng 0,3% trong phiên cuối tuần trước, trong tuần nó đã giảm 1,7%, nối dài mức giảm tương tự của tuần trước và 0,3% vào tuần trước đó.

Chuyên gia phân tích tại OANDA, Craig Erlam cho biết, xu hướng tăng giá của vàng dường như đang “gặp vấn đề” nhưng không bị phá vỡ hoàn toàn.

Triển vọng giá

Dixit cho biết, mặc dù thỏa thuận trần nợ tạm thời của Mỹ có thể ảnh hưởng đến vàng, nhưng kim loại quý này có thể phục hồi nếu giá giao ngay duy trì trên mức thoái lui Fib 50% ở 1.942 USD/oz.

“Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi sẽ vượt qua mức kháng cự ở 1.975 USD/oz, nếu vùng giá này bị vượt, có thể kéo dài đà phục hồi lên tới 2.015 USD/oz”, vị này nói thêm.

Mặt khác, ông cũng cho rằng nếu giá xuống dưới 1.942 USD/oz, sau đó là dưới 1.936 USD/oz sẽ kích hoạt đợt bán tháo mới, đẩy giá giao ngay xuống mức Fib 61,8% ở 1.910 USD/oz.

Đại Hùng
Investing

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ - Trung nhất trí về khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại

Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về thương mại, các quan chức của cả hai bên cho biết sau hai ngày đàm phán tại London.
Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Thị trường hàng hóa: Lực bán mạnh quay lại, MXV-Index chấm dứt chuỗi tăng điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa hôm qua (10/6), sắc đỏ đã quay lại thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới chấm dứt chuỗi khởi sắc và đẩy chỉ số MXV-Index giảm hơn 0,6% xuống còn 2.219 điểm.
Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Thị trường hàng hóa: Giá kim loại quý thiết lập đỉnh mới, cà phê đảo chiều phục hồi

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh bao phủ 3 trên 4 nhóm hàng nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch đầu tuần.
NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

NHTW Ấn Độ giảm mạnh lãi suất, thêm áp lực cho đồng rupee

Các nhà phân tích cho biết việc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) bất ngờ cắt giảm mạnh lãi suất vào tuần trước sẽ khiến đồng rupee dễ bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Trung Quốc: Xuất khẩu chậm lại, giảm phát gia tăng do thuế quan trong tháng 5

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng khi các mức thuế của Mỹ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động giao thương, trong khi giá xuất xưởng tiếp tục giảm sâu, ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng hai năm.
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung được nối lại

Các quan chức của chính quyền Mỹ sẽ gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại London, Anh vào thứ Hai để nối lại các cuộc đàm phán thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.
Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Thị trường hàng hóa: Dòng tiền đầu tư quay lại

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau 5 phiên liên tiếp phục hồi, đóng cửa phiên giao dịch tuần qua, chỉ số MXV-Index tăng mạnh hơn 3,6% lên 2.228 điểm.
Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Nhật Bản: GDP quý I thu hẹp ít hơn dự báo nhờ tiêu dùng cải thiện

Theo dữ liệu điều chỉnh được công bố, kinh tế Nhật Bản thu hẹp trong quý I với tốc độ chậm hơn so với ước tính ban đầu, nhờ số liệu tiêu dùng được điều chỉnh tăng lên, dù triển vọng kinh tế vẫn bị phủ bóng bởi lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.
Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Thanh toán điện tử đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn

Trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển kinh tế số đang trở thành xu hướng tất yếu, Đà Nẵng xác định dịch vụ tài chính số, fintech và blockchain là những lĩnh vực mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Những mô hình fintech hiện đại như: thanh toán điện tử, ví điện tử và blockchain-based lending đang giúp Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ tài chính.