Triển vọng ngành Ngân hàng trước kỳ công bố kết quả kinh doanh quý II
![]() | Kiểm soát chặt, nhưng không “đóng cửa” |
![]() | Tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ |
![]() | Gói hỗ trợ lãi suất: Đúng quy định, không để trục lợi chính sách |
![]() |
Ảnh minh họa |
Tăng mục tiêu tăng trưởng
Dựa trên ước tính của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, trong quý đầu năm, tổng lợi nhuận ròng của ngành Ngân hàng tăng 31,7% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với mức 7,7% trong quý IV/2021, đóng góp 12,3% vào tổng lợi nhuận ròng thị trường.
Trong đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPB) tăng tới 171%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng cao, lần lượt là 59,0% và 34,9%.
Tiếp nối đà tăng trưởng trên, trong quý II/2022, một số chuyên gia đánh giá triển vọng tăng trưởng ngành Ngân hàng vẫn sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm trước, dù gặp nhiều thách thức. Bởi, nền kinh tế đang có những khởi sắc, hoạt động khôi phục sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp diễn ra một cách rất tích cực nên nhu cầu tín dụng tăng cao; mặt bằng lãi suất huy động cao hơn giúp lượng tiền gửi tiết kiệm tăng đáng kể; nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán của người dân không ngừng cải thiện.
Bản thân các ngân hàng cũng đặt ra mục tiêu tăng trưởng cho chính mình cao hơn trong quý II/2022. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý II/2022 do Vụ Dự báo, Thống kê (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) thực hiện mới đây, có đến 73,1-80,8% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý này; dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý II/2022 và tăng 14,1% trong năm 2022, tương đương mức kỳ vọng ghi nhận tại kỳ điều tra trước; nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tiếp tục tăng, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng tăng nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán trong quý II/2022 và cả năm 2022.
Cơ sở để đạt được kỳ vọng
Kỳ vọng vào mức tăng trưởng tốt trong kỳ báo cáo kết quả kinh doanh tới đây của các ngân hàng là hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, trong những tháng qua, bức tranh về hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế là khả quan khiến nhu cầu vay vốn tăng cao, tín dụng toàn hệ thống cũng nhờ thế tăng mạnh.
Tại hội nghị trực tuyến toàn ngành diễn ra gần đây, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tính đến 20/5, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 7,66% và đến 27/5 có thể lên mức 7,75% so với cuối năm 2021, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Hơn nữa, ngày 20/5/2022 vừa qua, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về việc hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định trên. Chính sách hỗ trợ lãi suất này được kỳ vọng vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, vừa giúp ngân hàng mở rộng quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh thu nhập.
Trong khi đó, so với cùng kỳ tháng 5/2022, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng trong đầu tháng 6/2022 tiếp tục tăng ở các kỳ hạn với biên độ tăng thêm phổ biến từ 0,1-0,8%/năm. Hiện, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) là ngân hàng có mức độ điều chỉnh tăng mạnh nhất trên thị trường, với mức điều chỉnh tăng thêm 0,8% cho kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng. Lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường hiện là 7,3%/năm, đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Lãi suất tiền gửi tăng là một trong những yếu tố giúp lượng tiền gửi của người dân tại các ngân hàng trong quý này sẽ tăng. Các chuyên gia cũng cho rằng trong quý này, các ngân hàng sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA), qua đó giúp hạ chi phí huy động vốn, cải thiện biên lãi ròng (NIM).
Ngoài ra, các dịch vụ phi tín dụng cũng sẽ trở thành lợi thế của ngân hàng trong quá trình tăng trưởng của quý II/2022. Bởi trong thời gian này, các ngân hàng vẫn đang tiếp tục xu hướng tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi thông qua các hoạt động tự doanh, phát hành chứng khoán, lợi nhuận hoa hồng bán bảo hiểm, thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và đặc biệt thông qua các sản phẩm, dịch vụ tài chính thực hiện trên nền tảng công nghệ số hiện đại.
Chỉ tính riêng trong quý I/2022, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thu gần 2.587 tỷ đồng lãi thuần từ dịch vụ và 1.521 tỷ đồng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối. Hay Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) thu lãi từ hoạt động dịch vụ khoảng 1.117 tỷ đồng (tăng 4,8%), trong đó lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 98%. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) có thu nhập ngoài lãi đạt 650 tỷ đồng, đóng góp 16% vào tổng thu nhập hoạt động.
Bên cạnh đó, kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) tiếp tục được củng cố trong quý II/2022 khi đại diện Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) cho biết đang tích cực đàm phán với các đối tác do trong tháng 5/2022 về hợp đồng hợp tác bảo hiểm giữa ngân hàng và Dai-iChi Life kết thúc. Nếu mọi việc thuận lợi, việc đàm phán có thể kết thúc trong tháng 6.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận định, đa dạng hóa nguồn thu là một trong những mục tiêu được nhiều ngân hàng tập trung đẩy mạnh thời gian qua. Tăng thu từ dịch vụ giúp đảm bảo ngân hàng sống khỏe hơn, bền vững hơn, hạn chế được rủi ro. Đây cũng là cơ sở tạo nền tảng cho các ngân hàng hiện thực hóa những kế hoạch, mục tiêu đặt ra trong quý II và cả năm 2022.
Các tin khác

Vai trò quan trọng của VAMC trong sự phát triển vững chắc của các TCTD

Hài hòa lợi ích các bên trong xử lý nợ xấu

Chuyên gia: Cần xem xét thành lập ngân hàng đầu tư xanh

Thúc đẩy thực hành ESG để nền kinh tế phát triển bền vững

Lãi suất và phục hồi tăng trưởng

Tăng vốn - vấn đề cấp thiết của ngân hàng

Thách thức chưa giảm, cần nỗ lực nhiều hơn

Kỳ vọng mảng bán lẻ

Tỷ giá sáng 5/4: Tỷ giá trung tâm đi ngang

Mọi khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng được bảo toàn cả gốc lẫn lãi

Mua, bán ngoại tệ trên mạng là trái quy định pháp luật

Chuyên gia Standard Chartered: Cắt giảm lãi suất là động thái tích cực

Thu nhập lãi thuần của các nhà băng ngày càng thu hẹp

Vốn chảy vào bất động sản có chọn lọc

Nhân sự ngân hàng: Sẵn sàng để vượt khủng hoảng

Gặp mặt Đoàn đại biểu Công đoàn NHVN dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

NHNN tiếp tục điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng

Sức bật mới cho thị trường M&A
![[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023](https://thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/28/15/medium/11a20231128153512.jpg?rt=20231128153515?231128040134)
[Infographic] Vốn FDI thực hiện 11 tháng năm 2023
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi)
Khánh Hòa: Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để cho vay ưu đãi hơn 564 tỷ đồng
Thừa Thiên Huế: Phó Bí thư Tỉnh ủy nói chuyện với cán bộ, đảng viên và người lao động ngành Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh: Tín dụng tiêu dùng giảm

VinFast VF 6 chính thức nhận lái thử và đặt cọc vào Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Sun Property lập “hat-trick” tại Giải thưởng Bất động sản Châu Á Thái Bình Dương 2023

VinFast VF 6 chốt ngày ra mắt

Hạ Long: Căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 đắt hàng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi

Vietcombank ra mắt bộ giải pháp “QR nhận tiền”

Ngân hàng đẩy mạnh mở tài khoản thanh toán từ xa

Ra mắt hình thức thanh toán bằng đồng hồ thông minh

BIDV đạt giải “Đơn vị chuyển đổi số xuất sắc” ASOCIO 2023

Ngân hàng Woori Việt Nam khai trương chi nhánh mới tại khu đô thị Starlake

BAOVIET Bank phê duyệt vay bổ sung vốn kinh doanh chỉ trong 24 giờ
