WB cảnh báo nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
Trong báo cáo bán niên về Triển vọng kinh tế toàn cầu (GEP) vừa được công bố hôm 8/1, tổ chức tài chính quốc tế có trụ sở tại Washington D.C. này cho biết, đã có bốn làn sóng tích lũy nợ trong 50 năm qua. Ba làn sóng tích lũy nợ toàn cầu đầu tiên được xác định là bắt đầu từ 1970-1989, 1990-2001 và 2002-2009. Tuy nhiên làn sóng hiện tại - bắt đầu từ năm 2010 - được cho là có “mức tăng lớn nhất, nhanh nhất và rộng nhất” trong vay mượn toàn cầu kể từ những năm 1970.
Theo đó, nợ toàn cầu đã tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 230% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018. Trong đó tổng nợ từ các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đạt mức cao nhất mọi thời đại gần 170% GDP, tăng 54 điểm phần trăm của GDP kể từ năm 2010.
![]() |
Ảnh minh họa |
WB cho biết, trong khi mức lãi suất thấp - mà thị trường tài chính được dự kiến sẽ duy trì trong trung hạn – “đã giảm thiểu một số rủi ro liên quan đến mức nợ cao”, ba làn sóng tích lũy nợ trên diện rộng trước đó đều kết thúc với khủng hoảng tài chính ở nhiều nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.
“Lãi suất toàn cầu thấp chỉ cung cấp một sự bảo vệ bấp bênh trước các cuộc khủng hoảng tài chính”, Ayhan Kose – Trưởng bộ phận dự báo kinh tế của WB cho biết. “Lịch sử của các làn sóng tích lũy nợ trong quá khứ cho thấy những làn sóng này có xu hướng kết thúc không vui. Trong một môi trường toàn cầu mong manh, các cải tiến chính sách là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro liên quan đến làn sóng nợ hiện tại”.
Trung Quốc chiếm phần lớn trong quá trình tích lũy nợ này, một phần do quy mô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng WB nhấn mạnh rằng việc tích lũy các khoản vay ngày càng lan rộng kể từ năm 2010.
Làn sóng tích lũy nợ toàn cầu thứ tư được phát hiện có nhiều điểm tương đồng với ba làn sóng trước đó: Bối cảnh tài chính toàn cầu đang thay đổi, tạo ra các lỗ hổng và lo ngại về việc sử dụng vốn vay không hiệu quả.
WB liệt kê một menu gồm bốn lựa chọn chính sách cho các quốc gia để giảm khả năng làn sóng nợ toàn cầu hiện nay kết thúc với khủng hoảng; còn nếu khủng hoảng xảy ra, các lựa chọn này sẽ làm giảm bớt tác động của chúng.
Đầu tiên, việc quản lý nợ hợp lý và minh bạch nợ sẽ giúp giảm chi phí vay mượn và ngăn chặn rủi ro tài chính. Thứ hai, khung tiền tệ, tỷ giá hối đoái và chính sách tài khóa mạnh mẽ có thể bảo vệ các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi trong một môi trường kinh tế mong manh. Thứ ba, siết chặt các quy định và giám sát khu vực tài chính để nhận biết và giải quyết các rủi ro mới phát sinh. Thứ tư, quản lý tài chính công hiệu quả và các chính sách thúc đẩy quản trị doanh nghiệp tốt có thể giúp nợ được sử dụng hiệu quả.
Cũng tại báo cáo này, WB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu lên 2,5% vào năm 2020, cao hơn so với mức 2,4% trong dự báo trước đó. Tuy nhiên, WB cảnh báo rủi ro suy giảm có khả năng vẫn tồn tại.
“Với sự tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có khả năng vẫn chậm chạp, các nhà hoạch định chính sách nên nắm bắt cơ hội để thực hiện cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng trên diện rộng, đó là điều cần thiết để giảm nghèo”, bà Ceyla Pazarbasioglu - Phó chủ tịch Khối Tăng trưởng bình đẳng, tài chính và định chế của WB cho biết trong báo cáo. Theo bà, việc cải thiện môi trường kinh doanh, luật pháp, quản lý nợ và năng suất có thể giúp đạt được sự tăng trưởng bền vững.
Các tin khác

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nhà đầu tư toàn cầu vẫn thận trọng dù ông Trump hoãn thuế

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt

Công ty công nghệ tìm cách thích ứng chính sách thuế mới

Giá hàng hóa toàn cầu lao dốc vì căng thẳng thương mại và nguy cơ suy thoái

Chủ tịch G7 Canada hợp tác với Nhật và EU để duy trì ổn định trên thị trường tài chính
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Cơn bão thuế quan và biến động kinh tế

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL

Hải Phòng đón chờ “siêu phẩm” AEON Beta Cinema lần đầu tiên xuất hiện tại đất cảng
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Để tiền sinh lời hiệu quả từ chứng chỉ tiền gửi online

VPBank tung gói ưu đãi lãi suất chỉ từ 5,39% cho hộ kinh doanh cá thể

BIDV kiến tạo những chân trời trải nghiệm mới

Tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói qua VPBank NEO

SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và Ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
