Xử lý nợ xấu ngày càng khó
![]() | Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 |
![]() | Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng |
![]() | Cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu |
Nợ xấu tiềm ẩn gia tăng
Bên cạnh áp lực lãi suất, tỷ giá, nợ xấu cũng là vấn đề đáng quan ngại đối với hoạt động ngân hàng trong những tháng còn lại năm 2022. Theo WB, nếu tính cả nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản nợ đã được tái cấu trúc, con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam không hề thấp và phải liên tục theo dõi.
Thực tế là tỷ lệ nợ xấu nội bảng tại các NHTM tiếp tục có xu hướng tăng tính từ thời điểm cuối năm 2020. Thống kê đến 30/6/2022, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng niêm yết khoảng 122.000 tỷ đồng, tăng gần 11% so với thời điểm cuối quý I/2022 và tăng gần 20% so với thời điểm đầu năm 2022. Thậm chí theo dự báo của giới chuyên gia, nợ xấu nội bảng của các TCTD còn có thể tiếp tục tăng khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã hết hạn vào ngày 30/6/2022. Khi không được gia hạn, nhiều khoản nợ sẽ phải chuyển nhóm nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn, khiến nợ xấu gia tăng. Ngay cả các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trước đây, nếu hết thời gian được gia hạn mà khách hàng không trả được nợ sẽ lập tức trở thành nợ xấu.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: internet |
Trong bối cảnh nợ xấu tiềm ẩn gia tăng, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động cũng như hạn chế nguồn vốn cung ứng ra nền kinh tế trong giai đoạn tới, Thống đốc NHNN đã có văn bản số 5962/NHNN-TTGSNH yêu cầu VAMC, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Trong đó, Thống đốc yêu cầu tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42; chủ động, tích cực phối hợp với Chính quyền địa phương, cơ quan công an, Thi hành án dân sự, cơ quan thuế, Tòa án các cấp và các cơ quan liên quan để thực thi có hiệu quả các chính sách tại Nghị quyết số 42, đặc biệt là các chính sách về thu giữ tài sản bảo đảm (Điều 7), áp dụng thủ tục rút gọn trong tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án…
Không chỉ cơ quan quản lý, bản thân các ngân hàng rất sốt sắng đối với việc xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ. Thời gian vừa qua, các ngân hàng liên tục đẩy mạnh phát mại tài sản từ nhỏ lẻ đến các tài sản lớn. Sacombank thông báo tiếp tục đấu giá 19 căn hộ thuộc dự án Xi Grand Court. BIDV cũng vừa công bố đấu giá 1ha đất tại KCN Chơn Thành, cùng nhiều tài sản gắn liền với nhà máy xi măng DIC Bình Phước của CTCP Đầu tư và Thương mại DIC với giá khởi điểm 31,85 tỷ đồng. Trước đó ngân hàng này thông báo bán đấu giá khoản nợ của hai công ty khác có dư nợ lên tới 940 tỷ đồng…
Tuy nhiên việc phát mãi tài sản bảo đảm là bất động sản gặp rất nhiều khó khăn dù các ngân hàng tích cực rao bán trên nhiều phương tiện thông tin và hạ giá liên tục. Chẳng hạn như Sacombank đã phải giảm giá rất mạnh 19 căn hộ thuộc dự án Xi Grand Court từ 100,8 tỷ đồng xuống 79 tỷ đồng. Những căn hộ này được rao bán lần đầu tiên vào tháng 7/2020. Sau 2 năm, Sacombank chưa thanh lý được căn hộ nào và phải giảm giá mạnh...
Xử lý nợ xấu chậm hơn vì vướng cơ chế
Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, việc phát mại tài sản đảm bảo là bất động sản gặp khó khăn một phần cũng bởi thị trường này đang trầm lắng, thanh khoản sụt giảm mạnh.
Trên giác độ ngân hàng, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cũng thừa nhận, giai đoạn này ngân hàng xử lý nợ xấu khó khăn hơn giai đoạn trước. Một trong những “chỗ dựa” để các ngân hàng xử lý nợ xấu là thị trường bất động sản. Tuy nhiên hiện dù khách hàng muốn bán bất động sản để trả nợ cho ngân hàng, nhưng khó kiếm được người mua vì thanh khoản thị trường kém. Vì vậy, xử lý nợ xấu tại ngân hàng chậm hơn.
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, hoạt động xử lý tài sản đảm bảo theo Nghị quyết 42 của các ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hợp tác từ phía khách hàng cũng như sự vào cuộc chưa quyết liệt đồng bộ của các đơn vị liên quan.
Lãnh đạo chi nhánh một NHTM lớn thông tin thêm, trong thời gian qua ngân hàng đã làm việc với ban ngành, chính quyền địa phương thành lập ban chỉ đạo về thu hồi nợ theo Nghị quyết 42. Tuy nhiên, qua tình hình thực tế triển khai nghị quyết vẫn có những khó khăn vướng mắc. Chẳng hạn như, Nghị quyết 42 có nêu những tranh chấp về dân sự thông qua các hợp đồng tín dụng về vay vốn được áp dụng theo thủ tục rút gọn tại tòa. Song trên thực tế, việc áp dụng tại tòa còn có những vướng mắc, cụ thể là khi có tình tiết mới, tất cả thủ tục rút gọn chuyển sang thủ tục thông thường nên bị kéo dài và mất nhiều thời gian. “Có những sự việc đến 5 năm – kể từ khi tôi về chi nhánh vẫn chưa được giải quyết”, vị này chia sẻ thêm.
Những vướng mắc trên không phải là mới và đã được đề cập đến nhiều trong thời gian qua. Ngay cả việc ngân hàng và khách hàng phải đưa nhau ra toà, theo TS. Nguyễn Hữu Huân – Trưởng bộ môn Tài chính Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, cũng là việc cực chẳng đã; vì quy trình xử lý tại toà án rất phức tạp, kéo dài 3-4 năm thậm chí nhiều hơn. Chưa kể quy định đấu giá cũng nhiều bất cập… Để tháo gỡ được vướng mắc trên một mình ngành Ngân hàng không thể làm được mà cần có sự phối hợp tích cực giữa các bộ ngành liên quan. “Nếu cứ để kéo dài thời gian xử lý tài sản, ngân hàng bị chôn vốn sẽ không có vốn để tái đầu tư cho nền kinh tế”, TS. Huân cho biết.
Chung quan điểm, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, nợ xấu là vấn đề liên tục xảy ra chứ không phải chỉ có thời kỳ kinh tế khó khăn. Do đó, cần có một khung pháp lý xử lý nợ xấu để nợ xấu không tích tụ tạo nên những nguy cơ, những điểm tắc nghẽn cho kinh tế quốc gia.
Các tin khác

Ngân hàng nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5, khách hàng cần lưu ý gì?

Những điểm nhấn tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 của LPBank

Agribank trao giải Đặc biệt trị 1 tỷ đồng chương trình Tiết kiệm dự thưởng “Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy”

Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế

Sáng 26/4: Tỷ giá trung tâm tăng phiên thứ tư liên tiếp

Nam A Bank huy động 10 triệu USD từ Global Climate Partnership Funds

Nam A Bank và MobiFone hợp tác nâng tầm công nghệ Ngân hàng

SeABank bầu bổ sung Thành viên độc lập hội đồng quản trị người nước ngoài

Ngân hàng đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp xuất khẩu

Mở rộng, khơi thông và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng xanh

Đặt mục tiêu tăng trưởng đến 15%, Sacombank lần đầu lên kế hoạch chia cổ tức sau 9 năm

Sáng 25/4: Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng

Nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ hộ kinh doanh

Phát triển hệ thống thông tin tín dụng hiện đại, bền vững trong kỷ nguyên số

Hoàn thiện chính sách, giải quyết tồn tại để triển khai hiệu quả gói tín dụng 500.000 tỷ
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ
![[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/23/10/medium/dung-momo-de-dang-hon-voi-siri-tieng-viet-20250423100023.png?rt=20250423100025?250423100444)
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng
