Các ngân hàng châu Âu đã thấy ánh sáng cuối "đường hầm lãi suất thấp"
Ngân hàng trung ương châu Âu ECB |
Lãi suất thấp, bơm mạnh tiền vào nền kinh tế và một khoản phí phạt cho việc dự trữ quá nhiều tiền mặt là trọng tâm của nỗ lực nhằm phục hồi nền kinh tế khu vực đồng euro bao gồm 19 quốc gia sau cuộc khủng hoảng nợ 2008-2009.
Nhưng chính sách trên không nhận được sự đồng thuận và vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ Đức, một quốc gia nổi tiếng tiết kiệm khi mà lợi nhuận thu được trên khoản tiết kiệm của nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm xuống mức... không còn gì.
Nó cũng áp đặt một chi phí lớn vào các ngân hàng vốn vẫn còn mong manh. Theo cuộc khảo sát của Reuters với 20 ngân hàng lớn của châu Âu tiến hành hồi giữa tháng 2, lượng ngân hàng bị giảm thu nhập lãi ròng trong năm 2016 đã tăng lên con số 12 từ 7 ngân hàng của năm 2015. Mức giảm bình quân là 7%, cũng cao hơn nhiều so với mức giảm 5% của năm trước đó.
Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý đang hy vọng về một sự thay đổi theo hướng là các NHTW sẽ tăng lãi suất sau khi lãi suất tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng lên trong năm nay - và điều đó sẽ thu hẹp chính sách tiền tệ siêu lỏng ở châu Âu.
"Thường là Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu", Charles Goodhart của Trường Kinh tế London, một cựu thành viên của Ủy ban chính sách tiền tệ của NHTW Anh cho biết. "Nếu (Tổng thống Mỹ Donald) Trump thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, sẽ có sự gia tăng lãi suất", ông nói và thêm rằng, tác động cũng sẽ được cảm nhận ở châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết sẽ kích thích tăng trưởng trong nền kinh tế lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trên thế giới thông qua một sự kết hợp của đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và cắt giảm thuế doanh nghiệp sâu. Trong tháng 12/2016, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất và báo hiệu một tốc độ nhanh hơn tăng vào năm 2017.
Nếu điều đó xảy ra, Lars Machenil - Giám đốc tài chính của Ngân hàng BNP Paribas của Pháp, một trong những nhà cho vay lớn nhất của châu Âu cho biết, sự khác biệt có thể là hàng trăm triệu euro thu nhập thêm.
"Việc giảm lãi suất đã có tác động tiêu cực. Nếu mà có thể được đảo ngược, chúng ta sẽ thấy một cái gì đó tương tự trở lại... nhưng nó sẽ mất thời gian", ông nói. Lãi suất thấp đã khiến doanh thu của BNP giảm 1 tỷ euro trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 và năm 2016.
Trong năm 2016, Credit Suisse của Thụy Sĩ cũng bị giảm thu nhập lãi khoảng 19%; trong khi ngân hàng Commerzbank và Deutsche Bank (DBKGn.DE) của Đức giảm tương ứng khoảng 13% và 8%, kết quả cuộc Reuters khảo sát cho thấy. Thu nhập lãi của UniCredit giảm khoảng 6%; Bankia của Tây Ban Nha giảm khoảng một phần năm.
Mặc dù đã khá thành công trong việc hỗ trợ nền kinh tế khu vực đồng euro phục hồi dần từ cuộc khủng hoảng nợ trong ngắn hạn, tuy nhiên chính sách lãi suất bằng không hoặc âm hiện nay vấp phải khá nhiều phản ứng từ các ngân hàng.
Hình phạt đối với các ngân hàng giữ nhiều tiền mặt khiến việc nắm giữ tiền gửi trở nên đắt hơn, và điều này đẩy những người tiết kiệm trước khả năng phải trả phí gửi tiền.
Ông Sergio Ermotti CEO của ngân hàng UBS đã cảnh báo rằng, các nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới có thể chuyển chi phí sang người gửi tiền nếu lãi suất âm tiếp tục tồn tại. Cho đến nay, chỉ có một ngân hàng Thụy Sĩ, Alternative Bank Switzerland, đã áp đặt các chi phí đó.
Một giải pháp khác để giải quyết vấn đề này là duy trì tiền gửi thấp và thúc đẩy cho vay.
Thụy Điển nhìn chung đã thực hiện tốt hơn vấn đề này so với các quốc gia. Đó chính là nguyên nhân mà nhà phân tích của Barclays Mike Harrison cho rằng khiến mức độ tiền gửi trung rất thấp, bởi các ngân hàng sẽ phải tăng chi phí nếu nó không thể cho vay và phải trả tiền phạt để lưu trữ chúng ở NHTW của nước này.
ECB áp đặt mức lãi suất âm tương đương 4 euro mỗi năm trên mỗi 1.000 euro mà các nhà cho vay gửi tiền tại ngân hàng trung ương. Các ngân hàng ở Thụy Điển và Thụy Sĩ, nằm ngoài khu vực đồng euro cũng phải trả một khoản phí tương tự.
"Các ngân hàng Thụy Điển đã được quản lý tốt nhất để tránh tác động của lãi suất không do thực tế rằng họ chỉ nắm giữ ít tiền gửi", Harrison nói. "Điều đó đã làm cho họ dễ dàng hơn trong việc kiếm được lợi nhuận từ hoạt động cho vay".
Swedbank là một ví dụ, khi ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay vào năm ngoái tăng 7% đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ Krona, trong khi tiền gửi từ công chúng chỉ khoảng một nửa và tăng chậm hơn.
Ngân hàng ING của Hà Lan và (INGA.AS) và Swedbank của Thụy Điển, là những ngân hàng có hoạt động cho vay tăng nhanh hơn các dòng tiền gửi, khiến thu nhập lãi của họ tăng tương ứng khoảng 9% và 3%, nghiên cứu Reuters cho thấy.
Commerzbank của Đức cũng đã thử một chiến lược tương tự, cắt giảm tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp khoảng 22 tỷ euro. Nhưng chi phí lãi phạt hay lãi suất âm vẫn làm giảm thu nhập của ngân hàng hơn 200 triệu euro trong năm 2016, trong khi lợi nhuận ròng giảm 1/3 trong cả năm.
Michael Heise, kinh tế gia trưởng của người khổng lồ bảo hiểm của Đức Allianz và một nhà phê bình lâu dài của chính sách tiền rẻ, tin tưởng sự thay đổi sắp đến. "Đã có hy vọng về một sự thay đổi trong lãi suất", ông nói. "Những phát biểu của các nhà hoạch định chính sách đã thay đổi. Các bằng chứng rõ ràng. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy lãi suất sẽ tăng trong năm tới".
Yves Mersch - một thành viên của ban điều hành ECB, gần đây cho biết, sẽ là cần thiết để loại chính sách cắt giảm lãi suất khỏi bàn, điều đó sẽ đánh dấu một cuộc rút lui khỏi chính sách tiền giá rẻ. "Liệu chúng ta có thể tiếp tục nói về "lãi suất cực thấp" như là một lựa chọn chính sách tiền tệ bao lâu nữa?" Mersch nói.