Cấp bách tìm cách xóa thẻ vàng
VASEP lên kế hoạch khắc phục thẻ vàng IUU | |
Vasep lên tiếng về “thẻ vàng” của EU |
Gia tăng vi phạm
Mới đây, hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng của EC về hoạt động đánh bắt bất hợp pháp (IUU) đã được tổ chức tại TP. Đà Nẵng. Tại hội nghị các đại biểu tham gia tập trung bàn về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách khắc phục thẻ vàng; Thông tin về những điểm mới của Luật Thủy sản 2017; Đặc biệt là triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EC về chống khai thác IUU.
Cần tăng cường vận động ngư dân không đánh bắt thủy, hải sản bất hợp pháp |
.340 tàu và 11.028 ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài. Trong đó, bị Indonesia bắt giữ 433 tàu và 3.113 ngư dân, Thái Lan bắt 281 tàu và 2.314 ngư dân, Malaysia bắt 200 tàu và 1.857 ngư dân…
Gần đây, tình hình tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm còn vươn tới vùng biển các nước, quốc đảo Thái Bình Dương như PaLau, Australia, Papua New Guinea… Các địa phương có tàu cá thường xuyên vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang.
Trước tình trạng ngư dân đánh bắt bất hợp pháp, EC đã làm việc với Việt Nam đồng thời ra cảnh báo và yêu cầu Việt Nam phải triển khai ngay các biện pháp để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng này nếu không sẽ đối mặt với các biện pháp “mạnh tay” hơn. Ngày 28/5/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Công điện số 732/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai các giải pháp ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Tuy nhiên, tình trạng tàu cá và ngư dân khai khác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài vẫn diễn ra. Do vậy, đến ngày 23/10/2017, EC đã chính thức áp dụng cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam, khi chưa đáp ứng các khuyến nghị về ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.
Đặc biệt, sau khi bị rút thẻ vàng, nếu không giải quyết các yêu cầu đã được đưa ra, Việt Nam có thể đối mặt với lệnh cấm xuất khẩu hải sản khai thác từ Việt Nam vào EU sẽ được áp dụng. Trong khi, những năm gần đây, thị trường EU luôn chiếm trên 17% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2017, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 17,9%, thị trường Mỹ khoảng 17,1%.
Quyết liệt ngăn chặn
Rõ ràng, những cảnh báo từ EC đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng nên cần phải nhanh chóng xử lý dứt điểm. Việc đánh bắt trái phép nếu tiếp tục kéo dài sẽ bị nâng lên thẻ đỏ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành xuất khẩu thủy, hải sản. Việt Nam, chỉ còn 4 tháng để nỗ lực khắc phục thẻ vàng.
Bởi, nếu đến ngày 23/4/2018, Việt Nam không khắc phục các thiếu sót, tồn tại theo các khuyến nghị của EU thì sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ. Điều này, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản sang thị trường tiềm năng này.
Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, việc EC cảnh báo thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là điều phải chấp nhận. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để ngành thủy sản và cộng đồng DN lẫn ngư dân có trách nhiệm hơn đối với nghề cá. Nếu không hành động ngay thì dẫn đến kết quả bất lợi và sự phát triển không bền vững.
Đặc biệt, nếu chúng ta đợi Luật Thủy sản có hiệu lực từ 1/1/2019 thì không thể đáp ứng được khuyến nghị của EC. Bởi vậy, ngay từ bây giờ các bộ, ngành đồng bộ tập trung vào thực hiện quyết liệt Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 18-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của EU về IUU, ông Vũ Văn Tám nhấn mạnh.
Theo đó, các địa phương phải tích cực vào cuộc, xử lý nghiêm vi phạm của các chủ tàu. Đối với các tàu cá tái vi phạm vùng biển nước ngoài thì phải xử lý nặng hơn, không cho hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; Phải xử lý hình sự các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá và ngư dân đi nước ngoài…
Ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, khi đánh bắt xa bờ, tàu ngư dân buộc phải đăng ký hành trình. Nếu không có thiết bị giám sát thì khi ra biển chúng ta không thể biết được ngư dân đi đến đâu. Trước đây chỉ mới hỗ trợ, thử nghiệm, vận động ai làm được thì làm thì từ nay nên bắt buộc ngư dân phải lắp đặt hệ thống giám sát này.
Được biết, tới đây Bộ NN&PTNT cũng sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 103 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản với mức xử phạt rất nặng. Theo đó, ngoài phạt tiền sẽ còn có hình phạt bổ sung như tước giấy phép hoạt động, không cho đóng mới tàu cá, không được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. Nếu tái phạm, vi phạm có tổ chức có thể bị xử lý theo luật hình sự.
Tuy nhiên, bên cạnh các chế tài xử lý “mạnh tay”, theo nhiều người để xóa thẻ vàng của EC, các cơ quan truyền thông cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về các quy định liên quan đến khai thác IUU. Trên thực tế, việc tổ chức tuyên truyền hiện nay đang triển khai nhưng chưa mang lại hiệu quả.