Cú hích nào để phát triển 5 triệu hộ kinh doanh
Sửa luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp | |
Giải pháp vốn cho DN siêu nhỏ và hộ kinh doanh |
Tuy nhiên, qua xem xét các nội dung sửa đổi, các chuyên gia nhận định luật sửa đổi lần này đang tiếp tục bỏ quên đối tượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế đó là hộ kinh doanh.
Theo Luật DN hiện hành, khu vực DN Việt Nam chỉ bao gồm hơn 700 nghìn DN đóng góp khoảng 8% GDP, trong khi đó khu vực hơn 5 triệu hộ kinh doanh đóng góp 30% GDP tạo ra khoảng 10 triệu việc làm cho nền kinh tế. Rõ ràng khu vực hộ kinh doanh đang góp phần lớn trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Nếu chính thức hóa, minh bạch hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực này, đây sẽ là chìa khóa giúp cải thiện chất lượng và tạo sự đột phá trong phát triển của nền kinh tế.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã từng kỳ vọng: Việc sửa đổi Luật DN cần chính danh hóa hơn 5 triệu hộ kinh doanh Việt Nam và coi các hộ kinh doanh là loại hình DN để có thể có quy định pháp lý, để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này phát triển. “Cần công nhận hộ kinh doanh là DN, chính thức hóa khu vực này trong bộ Luật DN mới. Tôi kỳ vọng Luật DN lần này là bộ luật của hơn 5 triệu DN Việt Nam chứ không chỉ là hơn 700 nghìn DN”, ông Lộc mong muốn.
Thực tế khu vực DNNVV nhất là DN siêu nhỏ luôn là xương sống của các nền kinh tế và việc thúc đẩy khu vực này phát triển là trung tâm chính sách của bất cứ quốc gia nào. Do đó tạo khuôn khổ chính sách hỗ trợ mô hình hộ kinh doanh phát triển lên thành DN là đòi hỏi đặt ra với các cơ quan Việt Nam.
Một số nhận xét cho rằng: hộ kinh doanh và DN tư nhân là bằng nhau về tư cách pháp nhân, chỉ khác nhau về cơ quan đăng ký. Nghĩa là giấy phép hoạt động của DN tư nhân do cơ quan cấp tỉnh ký, còn hộ kinh doanh đăng ký ở phòng đăng ký phòng tài chính, kế hoạch cấp huyện. Về bản chất không khác nhau nhưng vì sao hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi lên thành DN. Phải chăng hộ kinh doanh không muốn phát triển mạnh hơn?
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, điều tra hàng năm của VCCI về PCI có khoảng 17-18% DN đang hoạt động theo điều tra đã cho biết trước đây họ đã từng là hộ kinh doanh và nay đã chuyển lên thành DN. Đấy là quá trình tự nhiên phát triển. Ngoài ra cũng có rất nhiều hộ không muốn chuyển thành DN mặc dù hiện nay các chính sách của Chính phủ đặc biệt là Luật Hỗ trợ DNNVV đã ra đời và hỗ trợ rất nhiều về cơ chế chính sách, lệ phí, tư vấn thủ tục.
“Thực tế tôi cũng ghi nhận một số hộ kinh doanh đã chuyển lên thành DN nhưng rồi lại chuyển về hộ kinh doanh. Đồng thời cũng rất nhiều nhà kinh doanh lại duy trì cả hai mô hình: vừa duy trì DN bên cạnh việc duy trì hộ kinh doanh”, ông Hiếu nói và cho rằng không nên đặt vấn đề để hộ kinh doanh chuyển lên DN mà chúng ta nên ứng xử thế nào với hộ kinh doanh để giúp họ kinh doanh một cách chuyên nghiệp, kinh doanh một cách bình đẳng với các loại hình DN và tạo cho lĩnh vực này một cơ hội để phát triển mới là vấn đề quan trọng hiện nay.
Ông Phan Đức Hiếu cũng cho biết, sửa đổi Luật DN lần này, ban soạn thảo đã đặt mục tiêu là tạo ra một cú hích cho cộng đồng DN nói chung, trong đó bao gồm hộ kinh doanh. Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng nếu chỉ sửa Luật DN không thì có thể tạo ra được một sự thay đổi nào đó nhưng không thể tạo ra cú hích nếu không thay đổi các hệ thống pháp luật khác liên quan đến kế toán, kiểm toán hay lao động tiền lương...