Cuộc trưng cầu dân ý tại Italia không thể sánh bằng sự cố Brexit
Thống đốc NHTW Pháp Francois Villeroy de Galhau |
Ông Villeroy, cũng là Thống đốc NHTW của Pháp, cũng cho biết tại một cuộc hội thảo tại Nhật Bản rằng, hiện các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục xem xét kỹ lưỡng những hậu quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Italia. Ông này cũng cảnh báo Anh sẽ không có “bữa trưa miễn phí” về việc tiếp cận thị trường chung châu Âu trong quá trình thương lượng chia tay EU.
Thủ tướng Italia Matteo Renzi đã tuyên bố sẽ từ chức sau khi bị trưng cầu dân ý diễn ra ngày Chủ Nhật vừa qua thất bại, đặt nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng euro trước nguy cơ rơi vào bất ổn chính trị.
“Cuộc trưng cầu ở Italia ngày hôm qua có thể được xem là một nguồn khác của sự bất ổn”, Villeroy nói. “Tuy nhiên, nó không thể so sánh được với (rủi ro) của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, bởi người Ý chỉ bỏ phiếu về một vấn đề hiến pháp nội bộ, chứ không phải vấn đề thành viên của EU”.
Mặc dù vậy, đồng euro đã rơi xuống thấp nhất trong gần hai năm sau khi cuộc trưng cầu dân ý thất bại giảm và ông Renzi tuyên bố sẽ từ chức đe dọa sự bất ổn của khu vực. Thế nhưng, ông Villeroy vẫn bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng phục hồi của khu vực đồng euro với lý do tiến bộ trong khu vực ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế được cải thiện và thị trường lao động ngày càng mạnh.
ECB sẽ nhóm hợp vào ngày 8/12 tới tại Frankfurt. Theo một nguồn tin nói với Reuters, tại cuộc họp ECB sẽ quyết định kéo dài thời hạn của Chương trình mua trái phiếu của mình thay vì sẽ kết thúc vào tháng 3/2017.
Trước khi cuộc trưng cầu dân ý tại Italia diễn ra, một nguồnn tin từ ECB nói với Reuters rằng, ECB đã sẵn sàng đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ Italia nếu cuộc trưng cầu dân ý này đẩy chi phí đi vay đối với con nợ lớn nhất khu vực đồng euro này tăng mạnh.
Cuộc bỏ phiếu chia tay EU của cử tri Anh hồi giữa năm cũng đã trở thành một mối quan tâm lớn của thị trường tài chính, và hiện vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn về chiến lược đàm phán của họ 6 tháng sau khi bỏ phiếu.
Ông Villeroy hôm thứ Hai cũng đã cảnh báo gay gắt rằng, nước Anh không nên mong đợi một thỏa thuận đặc biệt khi mà vừa muốn kiểm soát chặt vấn đề nhập cư, trong khi vẫn muốn duy trì việc tiếp cận với thị trường duy nhất của châu Âu.
“Nếu họ muốn giữ quyền truy cập đầy đủ đến các thị trường châu Âu duy nhất, họ sẽ phải tuân theo tất cả các quy tắc của nó” Villeroy nói và nhấn thêm rằng: Không có “bữa trưa miến phí”. Nếu Anh chọn giải pháp “Brexit cứng”, điều đó cũng có nghĩa này sẽ là sự kết thúc đối với cơ chế “passport” (European passport) cho thành phố London.
Cơ chế “passport” cho phép trung tâm tài chính London được kinh doanh với các khách hàng trong khu vực đồng euro mặc dù Anh không bao giờ tham gia đồng tiền chung.
Doanh số giao dịch của các ngân hàng tại London lên tới hàng nghìn tỷ euro, do đó việc “Brexit cứng” sẽ khiến Anh mất quyền truy cập miễn phí với EU và điều đó gây hậu quả nghiêm trọng đối với các ngân hàng tại đây.