Đề xuất mới về phòng, chống rửa tiền
Phó Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống rửa tiền | |
Sửa đổi, bổ sung quy định về phòng, chống rửa tiền |
Ảnh minh họa |
Theo đó, dự thảo bổ sung quy định “Đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố” như sau: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phổ biến kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền đến các bộ, ngành, tổ chức có liên quan; quyết định việc áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường phù hợp với mức độ rủi ro rửa tiền đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao do Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) xác lập và công bố; thông báo cho Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan và đối tượng báo cáo về cảnh báo của FATF và các quốc gia, vùng lãnh thổ về rủi ro tài trợ khủng bố để áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường phù hợp.
Đối tượng báo cáo phải đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của tổ chức mình dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro quốc gia, ngành, lĩnh vực, khu vực địa lý về rửa tiền, tài trợ khủng bố và các yếu tố về khách hàng, các sản phẩm, dịch vụ hoặc các kênh phân phối; hàng năm phải cập nhật, bổ sung kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố.
Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phải có chính sách, biện pháp được Ban lãnh đạo phê duyệt để quản lý, giám sát và giảm thiểu rủi ro được xác định; áp dụng các biện pháp kiểm soát và tăng cường các biện pháp này khi mức độ rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố tăng cao; được áp dụng các biện pháp kiểm soát đơn giản hóa và giảm thiểu các biện pháp này khi mức độ rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố thấp, nhưng vẫn phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về khách hàng, trừ trường hợp khi có nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố và áp dụng quy trình quản lý rủi ro liên quan đến các điều kiện mà theo đó khách hàng có thể tận dụng mối quan hệ kinh doanh trước khi thực hiện việc xác minh nhận diện khách hàng.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với các đối tượng báo cáo thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố dựa trên các yếu tố: Mức độ rủi ro quốc gia, lĩnh vực về rửa tiền và tài trợ khủng bố; mức độ rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố của đối tượng báo cáo; chính sách, quy định nội bộ, quy trình có liên quan của đối tượng báo cáo về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; mức độ chấp hành các quy định về phòng chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.
Phòng, chống tài trợ khủng bố
Bên cạnh đó, dự thảo cũng Bổ sung Điều 10b về “Phòng, chống tài trợ khủng bố” như sau: Đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật kịp thời danh sách chỉ định của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và danh sách đen do Bộ Công an chủ trì lập, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an và thực hiện rà soát khách hàng, các bên liên quan và giao dịch theo các danh sách này.
Khi nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phải thực hiện các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp trì hoãn giao dịch theo quy định tại Luật phòng, chống rửa tiền hoặc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố; báo cáo giao dịch đáng ngờ về tài trợ khủng bố, rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, trì hoãn giao dịch hoặc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tài khoản, niêm phong, tạm giữ tiền, tài sản cho Bộ Công an, Cục Phòng, chống rửa tiền theo quy định.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.