Hệ thống tài chính toàn cầu: Hồi chuông từ ngành Ngân hàng
Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu | |
Thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn vì Brexit |
Những tín hiệu hồi phục
Sau gần nửa năm trôi qua, hiện tại những tín hiệu hồi phục của các nền kinh tế đã diễn ra khá đồng đều so với cùng thời điểm của năm ngoái. Các chỉ số quan trọng về lạm phát, tăng trưởng, việc làm… đều được cải thiện mạnh mẽ tại Mỹ, khu vực châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Trong khi đó, thị trường tài chính, tiền tệ, ngoại hối toàn cầu cũng diễn biến theo chiều hướng tốt, đặc biệt phải kể đến những kết quả tích cực của thị trường chứng khoán.
Fed nâng lãi suất lần thứ 2 trong vòng 3 tháng |
Từ đầu năm đến nay, giá của chứng khoán tại nhiều thị trường có xu hướng tách rời giá trị cơ bản vốn có của nó - đây là trạng thái trái ngược với những gì diễn ra vào cùng thời điểm của năm ngoái khi thị trường phản ứng bi quan với các sự kiện chính trị của nước Mỹ và của Brexit.
Mặc dù vậy, trong báo cáo định kỳ gần đây, Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS đã có những phân tích chuyên sâu tình hình hiện tại và đưa ra những cảnh báo thận trọng đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Theo BIS, những quan ngại chủ yếu vẫn bắt nguồn từ tình hình chính trị của các nước lớn.
Trước hết đó là những dự đoán xoay quanh các quyết định của Tổng thống Mỹ - Donald Trump trong thời gian tới với tâm điểm đáng chú ý là liệu ông Trump có phản đối các nỗ lực của các thành viên nhóm G20 và vai trò quan trọng của nước Mỹ trong việc hợp tác chặt chẽ với nước Đức, cụ thể là trong việc cung cấp các khoản tín dụng giải quyết khó khăn tại cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 7/7 tới.
Mặc dù không thể chắc chắn về các quyết định của Tổng thống Trump nhưng Thủ tướng Angela Merkel vẫn mong muốn nhận được sự đồng ý của nước Mỹ để có thể thông qua được các quy định điều tiết hoạt động ngân hàng do Ủy ban ổn định tài chính – FSB của G20 đề xuất.
Và những cảnh báo
Liên quan đến vấn đề này, ông Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh – BOE, đồng thời là người đứng đầu của FSB đã yêu cầu nước Đức phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để giải quyết những vấn đề rủi ro trong hệ thống tài chính. Theo Carney, các chính trị gia cần phải chấp nhận các quy định điều tiết khó khăn hơn để đưa các hoạt động ngân hàng ngầm vào hệ thống tài chính chủ đạo và làm cho các thị trường phái sinh trở nên an toàn hơn.
Đồng thời. ông cũng cảnh báo rằng sau khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có rất nhiều cuộc cải cách được triển khai, tuy nhiên những yếu kém mới và mới nổi đang ngày một gia tăng, đang được tích hợp làm phình to hơn những rủi ro cần được giải quyết.
Tiếp đến sự kết nối giữa thị trường tài chính và nền kinh tế cũng như giữa các phận trọng yếu của thị trường tại một số nền kinh tế đang tỏ ra rất yếu kém. Diễn biến của các thị trường và diễn biến của nền kinh tế có những điểm không phù hợp, ví dụ như lợi tức trái phiếu Chính phủ không tăng mạnh khi triển vọng kinh tế ngày càng lạc quan, trong khi giá cả các loại chứng khoán thì tăng mạnh.
Trước thực tế đó, Claudio Borio, chuyên gia kinh tế trưởng của BIS, mặc dù rất tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong trung và dài hạn, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng giảm về mức toàn dụng nhân công, lạm phát đã dịch chuyển sát với mục tiêu đặt ra của các Ngân hàng Trung ương nhưng vẫn cảnh báo đối với những người làm chính sách và các thị trường tài chính đã nhanh chóng lãng quên những rủi ro đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 2008.
Ông Claudio Borio khẳng định, những rủi ro chính yếu được cảnh báo vào cuối năm ngoái vẫn tồn tại như tốc độ tăng của năng suất lao động vẫn ở mức thấp, nợ vẫn ở mức cao bất thường, giới hạn hẹp trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó các chỉ số tài chính tại một số nền kinh tế đã ở mức tương tự với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng. Thêm vào đó, những nền kinh tế rủi ro hiện tại không phải là những quốc gia tâm điểm của cuộc khoảng trước mà rủi ro đang hình thành và xuất hiện tại các nền kinh tế phát triển đã tránh được cuộc khủng hoảng năm 2008 như Canada và Thụy Điển – hiện là những nước có tỷ lệ vay mượn lớn và giá bất động sản ở mức cao. Các nền kinh tế mới nổi khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil cũng đang trong tình trạng yếu kém sau giai đoạn tăng trưởng nhanh dựa vào tín dụng giá rẻ.
Đồng thời, sau khủng hoảng các khoản nợ quốc gia cũng tăng mạnh tại một số nước, trong đó chủ yếu là các khoản nợ bằng đồng USD. Đây là một diễn biến bất lợi trong bối cảnh nước Mỹ đang trong quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, với bước khởi động là việc điều chỉnh tăng lãi suất theo lộ trình hàng năm đang vô hình trung tạo ra những áp lực gay gắt cho các quốc gia có nợ cao.
Chi phí vay mượn của đồng USD gia tăng được dự đoán sẽ làm tăng con số phá sản tại nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil. Mặc dù có những rủi ro nhất định nhưng BIS vẫn cảnh báo rằng, việc duy trì lãi suất ở mức quá thấp trong một thời gian dài có thể làm gia tăng các rủi ro vĩ mô và sự ổn định tài chính.