Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu
USD vẫn giao dịch gần mức đáy 6 tháng do lo ngại bất ổn chính trị ở Mỹ | |
Chủ tịch Fed San Francisco: Tương lai của kinh tế Mỹ là dịch vụ |
Những nước áp dụng chính sách tỷ giá này được gọi là khối các nước sử dụng đồng USD – các nước này đồng thời cũng điều chỉnh chính sách tiền tệ (CSTT) theo sát với CSTT của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Ví dụ như khi Fed thắt chặt CSTT thông qua việc tăng lãi suất thì khối các nước sử dụng đồng USD cũng sẽ thực hiện tương tự - điều này sẽ đảm bảo được sự ổn định tương đối của đồng bản tệ so với đồng USD. Mặc dù không phải quốc gia nào trong đó đều điều chỉnh chính sách với cùng một liều lượng như nước Mỹ, nhưng có đến 70% các nền kinh tế thế giới luôn theo sát các tín hiệu điều hành của Fed.
Mỹ định hướng cho phần lớn các nền kinh tế trên thế giới |
Hay nói cách khác, Chủ tịch của Fed – Bà Janet Yellen xây dựng CSTT không chỉ cho nước Mỹ, mà còn định hướng cho phần lớn các nền kinh tế trên thế giới – Fed thực sự có sự ảnh hưởng lớn về mặt tiền tệ. Trong bài phát biểu vào năm 2010, khi còn là thống đốc của Cục dự dữ bang San Francisco, Bà Janet Yellen đã thừa nhận thực tế này thông qua một ví dụ minh họa về trường hợp của Hong Kong đã quyết định neo cứng vào đồng USD từ 1983, hay trường hợp neo linh hoạt hơn của Trung Quốc.
Tiếp đến, sự ảnh hưởng của Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu còn được biết đến nhiều hơn, khi nước Mỹ sẵn sàng tiếp đón các nhà đầu tư quốc tế muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư an toàn, có tính thanh khoản cao. Kết quả là, họ sẽ đặt các khoản đầu tư của mình vào trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng và các tài sản an toàn khác tại Mỹ.
Trong khi đó, các nhà đầu tư Mỹ lại muốn đầu tư vào các tài sản rủi ro với lãi suất cao hơn ở nước ngoài. Những hoạt động như vậy đã biến hệ thống tài chính của nước Mỹ trở thành một ngân hàng khổng lồ: Mỹ sẽ vay ngắn hạn từ các nhà đầu tư nước ngoài và cho vay dài hạn ra bên ngoài. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho Mỹ, mà quan trọng hơn cả là việc đáp ứng các nhu cầu đầu tư an toàn và có tính thanh khoản cao. Trên thế giới, cũng có một số nước cung cấp các sản phẩm đầu tư tương tự như Đức, Anh.
Trên thực tế, nước Mỹ đã trở thành chủ nợ lớn của thế giới với giá trị ròng khoảng 8,5 nghìn tỷ USD. Mặc dù hiện nay, giới quan sát cũng đã có những quan ngại nhất định về vấn đề này, nhưng cần hiểu rằng tình trạng này ngày càng gia tăng là do nhu cầu đầu tư trên toàn thế giới.
Vấn đề ở đây là hệ thống tài chính Mỹ đáp ứng các nhu cầu đầu tư trên toàn cầu như thế nào. Fed giữ vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề này, có ảnh hưởng quyết định đến năng suất hoạt động của hệ thống tài chính trong việc cung cấp các tài sản đầu tư an toàn.
Fed có thể định hình được các điều kiện tài chính trên toàn cầu thông qua sự ảnh hưởng của mình lên CSTT của khối các nước sử dụng đồng USD, và thông qua sự giám sát với vai trò là một ngân hàng lớn của thế giới.
Trong tương lai, tầm ảnh hưởng đó sẽ được thực hiện trên nguyên tắc không được phép dẫn đến sự bất cân bằng trong các hoạt động tài chính và làm xuất hiện khủng hoảng, nhưng cũng không quá chặt chẽ trong việc cung cấp các sản phẩm đầu tư an toàn.