Tăng tốc cải cách thông quan
Thông quan điện tử: Nhiều lợi ích chưa được khai thác | |
Kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái | |
Rút ngắn thông quan khi nộp thuế qua ngân hàng |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 30/6/2016 có 344 văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành, trong đó có: 21 luật, pháp lệnh; 65 nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 258 thông tư, quyết định của các bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực KTCN.
Qua khảo sát thực tế tại một số cơ quan, tổ chức KTCN cho thấy, nhiều cơ quan thực hiện thủ tục KTCN chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro; chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu thông tin, công nhận kết quả KTCN. Nguồn lực bao gồm cả nhân lực, tài chính, trang thiết bị máy móc, phương tiện làm việc thực hiện nghiệp vụ KTCN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu còn nhiều hạn chế...
Ảnh minh họa |
Từ thực tế hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho Bộ Tài chính báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK và được Chính phủ chấp thuận.
Từ đây, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý về thực hiện công tác KTCN, kiến nghị các bộ, ngành về những văn bản liên quan đến KTCN cần sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan chủ động phối hợp với một số đơn vị chức năng chuyên môn thuộc các bộ quản lý chuyên ngành trao đổi những vấn đề cụ thể để giải đáp, xử lý những khó khăn vướng mắc cho DN trong hoạt động KTCN. Tổng cục Hải quan đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động 10 địa điểm KTCN tập trung đối với hàng hóa XNK tại 8 địa bàn hải quan nơi có lưu lượng hàng hóa XNK lớn, góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm chi phí cho DN.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, sau một thời gian đưa vào vận hành thí điểm, các địa điểm làm thủ tục KTCN tập trung đối với hàng hóa XNK cũng đã bộc lộ tồn tại, vướng mắc như: các địa điểm này diện tích chật hẹp, tại các địa điểm KTCN không có trang thiết bị máy móc cần thiết để kiểm tra ngay, nguồn nhân lực còn thiếu, có mặt hàng cần KTCN nhưng lại không có đại diện đơn vị KTCN...
Vì vậy, Tổng cục Hải quan chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các bộ quản lý chuyên ngành thực hiện việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật về KTCN trên cơ sở các tiêu chí và các yêu cầu cụ thể. Trong đó, tập trung vào việc thay đổi căn bản phương thức quản lý, KTCN; minh bạch hoá quản lý, KTCN; hiện đại hoá thủ tục quản lý, KTCN và đẩy mạnh áp dụng thông lệ quốc tế.
Đồng thời đẩy mạnh tiến độ triển khai, kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN giữa DN với các đơn vị có liên quan trong lĩnh vực KTCN; sớm thành lập và đưa vào hoạt động Tổ Công tác liên ngành để triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...